Tin tức
Bệnh ung thư phổi: phân loại, triệu chứng và hướng điều trị
- 15/06/2023 | BVĐK MEDLATEC điều trị thành công trường hợp thuyên tắc động mạch phổi nhập viện trong tình...
- 19/06/2023 | Ung thư phổi giai đoạn đầu - Nhận biết sớm để điều trị hiệu quả
- 13/07/2024 | 3 tháng tháng tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường, nam bệnh nhân bất ngờ nhập viện điều trị tr...
- 19/07/2024 | Chụp X-quang tràn khí màng phổi và các câu hỏi thường gặp
- 22/07/2024 | Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Cách điều trị là gì?
1. Ung thư phổi là gì?
1.1. Tổng quát về bệnh
Ung thư phổi là khi tế bào tại phế quản và phổi tăng sinh không kiểm soát, hình thành các khối u ác tính. Kích cỡ khối u này dần tăng lên theo thời gian và lan sang các bộ phận khác. Căn bệnh nguy hiểm này không chỉ có ở nam giới, ngay cả phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Khi vừa chớm mắc bệnh, người bệnh dường như không có biểu hiện gì đặc biệt. Nếu có thì triệu chứng cũng gần giống với những bệnh lý thông thường về hô hấp. Các biểu hiện chỉ rõ ràng hơn ở giai đoạn sau nhưng khi đó, sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khối u có thể đã di căn.
Ung thư phổi là khi tế bào tại phổi tăng sinh quá mức
1.2. Phân loại
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 15% tổng các ca bệnh ung thư phổi. Bệnh được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, khối u có khả năng lan rộng và nhanh chóng. Sở dĩ bệnh có tên gọi này vì các tế bào gây ung thư cho phổi kích thước rất nhỏ.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chiếm khoảng 85% tổng số ca bệnh ung thư phổi. Loại ung thư này khả năng lây lan và phát triển của chậm hơn so với ung thư tế bào nhỏ. Do đó, nếu phát hiện và điều trị sớm, tiên lượng của người bệnh sẽ tốt với khả năng kéo dài sự sống cao hơn. Ung thư phổi tế bào không nhỏ còn chia ra 3 loại nhỏ: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
2. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
2.1. Nguyên nhân
- Khói thuốc lá là nguyên nhân chiếm đa số trên tổng các ca mắc bệnh, 90% người bệnh mắc ung thư ở phổi do hút thuốc lá quá nhiều và khoảng 4% là do hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động).
- Môi trường làm việc có nhiều khói bụi, môi trường luyện niken, crom, thép và khí than,...
- Làm việc trong các mỏ fluorspar, haematite, uranium,... phải tiếp xúc với khí phóng xạ radon.
- Do di truyền.
Hút thuốc lá gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, điển hình như ung thư phổi
2.2. Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, bệnh diễn biến âm thầm và thường không có triệu chứng đặc biệt. Nhưng theo thời gian, các biểu hiện sẽ dần rõ hơn và khi bạn nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ sau đây thì hãy đi thăm khám sớm:
- Tình trạng ho kéo dài, uống thuốc thông thường nhưng không khỏi.
- Đau tức ngực.
- Hơi thở ngắn, có thể cảm thấy không thở được (khó thở).
- Đờm có thể lẫn máu khi ho.
- Thở khò khè.
- Qua quá trình ủ bệnh, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, giọng bị khàn, nuốt khó khăn. Bên cạnh đó, có thể gặp tình trạng đau xương hay tệ hơn là tràn dịch phổi.
- Cơ thể gầy sút không rõ nguyên nhân,...
Hãy khám bệnh sớm khi thấy ho dai dẳng, kéo dài, cảm thấy khó thở hay đau tức ngực
3. Chẩn đoán ung thư phổi
Việc thăm khám và phát hiện ung thư phổi càng sớm thì càng có hiệu quả điều trị. Bởi vì lúc này khối u ở phổi còn nhỏ, chưa phát triển và lan sang các cơ quan khác. Với sự phát triển công nghệ và kỹ thuật hiện đại như ngày nay, việc phát hiện căn bệnh này không khó khăn.
Sau khi đã thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm chuyên sâu khác tùy từng trường hợp, cụ thể:
- Chụp X - quang lồng ngực, chụp CT phổi, nội soi phế quản.
- Sinh thiết phổi.
- Xét nghiệm đờm.
- Một số phương pháp chẩn đoán khác như chụp xương, siêu âm ổ bụng,... để kiểm tra khối u đã di căn sang cơ quan khác chưa.
Chụp CT phổi giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý
4. Hướng điều trị
Khi được điều trị sớm, tiên lượng của người bệnh sẽ khả quan hơn, có thể giảm tỷ lệ tái phát và di căn bằng cách loại bỏ khối u. Bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán trong giai đoạn I hoặc II (sớm), có thể chữa trị bằng các phương pháp sau:
- Chỉ định cắt bỏ khối u, vét hạch hệ thống: đây là một trong những phương pháp chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và chức năng hô hấp trước khi chỉ định phẫu thuật.
- Hóa trị, xạ trị.
- Liệu pháp nhắm trúng đích hay liệu pháp miễn dịch.
5. Ung thư phổi có thể phòng tránh bằng phương pháp nào?
Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp sau :
- Tuyệt đối bỏ thuốc lá.
- Tránh xa những nơi có khói thuốc lá để không hít phải khói.
- Không tiếp xúc trong thời gian quá lâu ở môi trường nhiễm phóng xạ và kim loại nặng.
- Tập thể dục mỗi ngày.
- Chế độ ăn và sinh hoạt khoa học.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, với các ngành nghề có mức độ ô nhiễm không khí cao cần có trang bị bảo hộ phù hợp.
- Nên thăm khám và tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/ lần tại cơ sở y tế uy tín.
Thăm khám sức khỏe định kỳ là thói quen tốt
Ung thư phổi có thể được chữa trị nếu khối u được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám nếu nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC với những ưu điểm như:
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giỏi.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ).
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại và đồng bộ như X-quang, nội soi, siêu âm, CT Scan, MRI,... được nhập khẩu tại Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ung thư phổi. Có thể thấy, hút thuốc lá là một hành động nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến mọi người xung quanh. Do đó, hãy bỏ ngay thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!