Tin tức
Ung thư thanh quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- 21/07/2022 | Các loại ung thư thanh quản thường gặp: dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
- 17/06/2022 | Viêm thanh quản nên kiêng ăn gì để mau khỏi?
- 29/07/2021 | Cẩm nang giúp bạn biết tuốt về bệnh ung thư thanh quản
- 29/09/2022 | 6 câu hỏi thường gặp về viêm thanh quản
1. Ung thư thanh quản là gì?
Ung thư thanh quản được phân thành 5 giai đoạn chủ yếu. Giống với các bệnh ung thư khác, triệu chứng của ung thư ở thanh quản thường không cụ thể làm bệnh nhân dễ dàng bỏ qua. Bệnh lý này có thể lan rộng đến các biểu mô ở khu vực xung quanh và di căn thông qua đường máu, đường bạch huyết hoặc thường gặp nhất là di căn đến cơ quan phổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư thanh quản và phương pháp điều trị chủ yếu là hoá trị và xạ trị, phẫu thuật.
Trong số các bệnh ung thư tại Việt Nam nói chung, ung thư ở thanh quản là bệnh lý phổ biến chiếm tỷ lệ 20%. Và đứng vị trí thứ đối với nhóm bệnh ung thư tại vùng đầu cổ, chỉ sau bệnh ung thư ở vòm họng. Một vài nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư ở thanh quản có thể sống sót sau 5 năm mắc bệnh là 60%.
Tổng quan về căn bệnh ác tính ung thư thanh quản
2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư thanh quản
Hiện nguyên do trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư ở thanh quản vẫn chưa được làm rõ cụ thể. Bất kỳ yếu tố nào làm các tế bào biểu mô thanh quản thay đổi sự phát triển đều có thể gây ra bệnh ung thư này. Sự biến hóa của DNA trong một tế bào là sự bắt đầu của một bệnh lý nguy hiểm, ác tính. Một DNA biến đổi sẽ làm quá trình tế bào tăng trưởng bị thay đổi, đa số các trường hợp tế bào sẽ phát triển không thể khống chế thay vì theo chương trình là chết đi.
Mặc dù các lý do làm DNA của tế bào biểu mô ở thanh quản thay đổi là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đã có một vài yếu tố được minh chứng rằng có nguy cơ dẫn đến đến bệnh ung thư ở thanh quản.
Chẳng hạn như: uống nhiều rượu bia, đã bị tia xạ vùng trước cổ, hút thuốc lá, nhiễm khuẩn vùng răng miệng, làm việc tại nơi có mỏ niken, amiang hay nhà máy hóa chất. Hoặc thiếu vitamin hay dưỡng chất, tai mũi họng kéo dài, mắc bệnh viêm thanh quản mạn tính, tình trạng u nhú, bạch sản, sừng hóa của dây thanh âm.
Hút nhiều thuốc là yếu tố là tăng khả năng mắc bệnh ung thư ở thanh quản
3. Triệu chứng ung thư thanh quản
Cần được phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh ung thư thanh quản, bởi bệnh lý này có tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn lên đến 80%, nếu được chữa kịp thời ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhận biết bệnh thường khá muộn do sự chủ quan. Tùy thuộc vào vị trí phát triển và kích thước của tế bào ung thư mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau, gồm:
3.1. Khàn tiếng
Ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, triệu chứng ung thư ở thanh quản có thể bắt gặp là khàn tiếng và dai dẳng trên 3 tuần hoặc lâu hơn. Lúc này, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để tầm soát bệnh tật.
3.2. Ho
Một trong triệu chứng của ung thư ở thanh quản mà bệnh nhân cần ghi nhớ là ho kéo dài. Dấu hiệu ho mang tính chất kích thích và đôi lúc cơ thắt từng cơn. Khi bệnh tiến triển nặng, sặc thức ăn vào đường hô hấp và nuốt khó có thể là lý do gây ra tình trạng ho mà người bệnh phải đối mặt.
Ho dai dẳng là triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh ung thư ở thanh quản
3.3. Khó thở
Triệu chứng khó thở có thể diễn ra sớm hoặc chung lúc với biểu hiện khàn tiếng, ban đầu chỉ thấy khó thở khi hoạt động mạnh, nhưng về sau sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Khối u có kích thước càng lớn thì đường thở càng bị chèn ép nhiều, làm biểu hiện trầm trọng hơn.
3.4. Sụt cân
Một trong triệu chứng toàn thân thường thấy khi mắc bệnh ác tính là sụt cân không rõ lý do. Nếu đi cùng với những triệu chứng vừa đề cập trên là bằng chứng xác thực của bệnh ung thư thanh quản.
3.5. Khó nuốt
Triệu chứng này thường diễn ra sau chứng khó thở và khàn tiếng, vào thời điểm này khối u đã lan rộng ra vùng hầu họng và kèm theo biểu hiện đau tai. Ở giai đoạn này, bệnh nhân không thể ăn cơm, chỉ uống sữa hoặc ăn cháo, thậm chí phải sử dụng ống sonde để bơm thức ăn vào dạ dày. Khi nuốt có thể kèm theo cơn đau.
Người bệnh ung thư ở thanh quản có thể xuất hiện dấu hiệu khó nuốt
Nhìn chung, các dấu hiệu nêu trên không là đặc hiệu bởi còn xảy ra trong nhiều tình trạng bệnh khác. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám với chuyên gia y tế khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng ung thư ở thanh quản nào vừa nêu trên.
4. Phương pháp điều trị bệnh ung thư thanh quản
Phương pháp chữa bệnh ung thư ở thanh quản sẽ được quyết định sau khi chẩn đoán chính xác giai đoạn mắc bệnh. Tùy vào giai đoạn, kích thước và vị trí phát triển của khối u mà thực hiện điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chữa bệnh gồm:
4.1. Xạ trị
Đây là liệu pháp dùng tia X với năng lượng cao để phá hủy các khối u. Tia X trực tiếp tấn công vào các tế bào ung thư và biểu mô xung quanh. Đây là liệu pháp chữa trị tại chỗ và chỉ có công dụng đối với các tế bào trong trường chiếu. Mỗi đợt thực hiện xạ trị sẽ kéo dài trong vòng 5 ngày/ tuần và thực hiện liên tiếp từ 5 - 8 tuần.
Bệnh ung thư ở thanh quản có thể tiến hành chữa trị bằng phương pháp xạ trị đơn thuần hoặc phối hợp với hóa chất, hoặc phẫu thuật.
-
Xạ trị đơn thuần: Thường áp dụng cho những tế bào ung thư có kích thước nhỏ và những người bệnh không thể tiến hành phẫu thuật.
-
Xạ trị phối hợp phẫu thuật: Được ứng dụng để loại bảo các tế bào ung thư tái phát hoặc còn sót lại sau khi thực hiện phẫu thuật, thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
-
Xạ trị phối hợp hóa trị: Được sử dụng để chữa trị trước hoặc trong hoặc sau khi tiến hành chữa ung thư ở thanh quản bằng hóa chất.
Sau khi thực hiện tại xạ, nhiều người bệnh cần được thông ống dạ dày để nuôi dưỡng tạm thời.
4.2. Phẫu thuật
Đây là phương pháp phá hủy khối u ở thanh quản ngoại khoa. Phương thức thực hiện phẫu thuật dựa vào vị trí và kích thước của tế bào ung thư, thường được phân chia thành nhiều loại:
-
Cắt 1 phần hoặc toàn bộ thanh quản.
-
Cắt dây thanh âm: 1 hoặc 2 dây.
-
Cắt bỏ thanh quản phía trên dây thanh môn.
Đôi lúc quá trình phẫu thuật cũng thực hiện tiêu diệt những khối hạch và nạo vét hạch khi di căn đến vùng cổ. Trong suốt quá trình phẫu thuật, các nhân viên y tế có thể tiến hành mở khí quản và thông qua lỗ mở này để lưu thông không khí. Lỡ mở tại khí quản chỉ mang tính tạm thời, sẽ được phục hồi cho tới khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật xong.
4.3. Hóa trị
Đây là phương thức dùng các loại thuốc để loại bỏ khối u. Các nhân viên y tế có thể dùng 1 hoặc nhiều sản phẩm thuốc kết hợp với nhau, tùy vào phác đồ chữa bệnh. Các loại thuốc được kê đơn để chữa ung thư cho bệnh nhân thường dùng theo dạng tiêm tĩnh mạch. Có nhiều hình thức dùng hóa chất trong việc chữa bệnh ung thư ở thanh quản, gồm:
-
Hóa trị trước xạ trị hay trước phẫu thuật.
-
Hóa trị sau xạ trị hay sau phẫu thuật.
-
Hóa trị cùng lúc với xạ trị để thay cho phẫu thuật.
Các liệu pháp phổ biến chữa bệnh ung thư ở thanh quản
Tóm lại, ung thư thanh quản là bệnh lý có thể chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện và sớm tiến hành điều trị. Vậy nên, nếu có dấu hiệu bất thường, Quý khách hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được xét nghiệm, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Để đặt lịch trước, Quý khách hãy liên hệ đến bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!