Tin tức

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu: Triệu chứng và cách điều trị

Ngày 07/10/2022
Bệnh ung thư vòm họng dễ xảy ra ở những đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có lối sống không lành mạnh. Khi xuất hiện các dấu hiệu sổ mũi, cảm cúm không thể điều trị khỏi, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để tiến hành chẩn đoán ung thư vòm họng sớm nhằm kịp thời điều trị. 

1. Khái quát về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một bệnh lý vô cùng nghiêm trọng. Căn bệnh này có triệu chứng tại hầu họng khiến bệnh nhân dễ dàng nhầm lẫn với một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác và trở nên chủ quan. Chính vì vậy, khi nhận ra bệnh thường phát triển ở giai đoạn nặng và diễn biến khá nhanh.  

Hiện nay, lý do dẫn đến bệnh ung thư ở vòm họng cụ thể vẫn chưa được xác định, chỉ phát hiện một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh. Cụ thể như:

  • Nhiễm virus HPV hoặc virus EBV.

  • Ô nhiễm môi trường sống: Tiếp xúc lâu dài với bụi, khói, chất độc.

  • Thói quen ăn uống: Sử dụng nhiều loại thực phẩm muối như dưa cà muối, cá muối, trứng muối,...

  • Hút nhiều thuốc, uống nhiều rượu bia.

  • Di truyền: Có khả năng bị bệnh ung thư ở vòm họng nếu gia đình có tiền sử bị bệnh.

  • Tuổi tác: Khả năng mắc bệnh càng tăng khi tuổi càng lớn.

Đôi nét về bệnh ung thư ở vòm họng

Đôi nét về bệnh ung thư ở vòm họng

2. Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu là giai đoạn ủ bệnh, lúc này khối u phát triển một cách thầm lặng. Sau đó bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tương tự các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm hầu họng, bệnh cúm. Bên cạnh đó, ung thư vòm họng còn có một số biểu hiện thường gặp như sau:

2.1. Khản tiếng, họng đau rát

Dấu hiệu này thể hiện khối u tại vòm họng đang tiến triển, tạo thành thương tổn cho các tế bào lành và chèn ép các bộ phận khác. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, khi khối u bắt đầu chèn vào hạch bạch huyết. 

Các biểu hiện này mặc dù dễ nhầm lẫn, tuy nhiên có thể dễ dàng nhận biết với những bệnh về đường hô hấp khác bằng 1 điểm chung. Đó là, người bệnh ung thư ở vòm họng thường đau ở 1 phía cổ họng, sau đó dần tăng và không thuyên giảm khi sử dụng thuốc điều trị.

Vì vậy, những đối tượng xuất hiện các dấu hiệu ở hệ hô hấp thì nên lưu ý thêm một số biểu hiện phân biệt. Nếu các bệnh lý đau họng, cảm cúm,... không thể chữa khỏi sau khi tự dùng thuốc điều trị và kéo dài trên 3 tuần thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh ung thư ở vòm họng.

2.2. Ngạt mũi

Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư ở vòm họng là ngạt mũi, ban đầu chỉ ngạt ở 1 bên mũi từng lúc, đôi khi có máu mũi đi kèm. Triệu chứng này xuất hiện là do vòm họng bị đau tác động đến các bộ phận khác trong hệ hô hấp. Điều này làm suy giảm hệ miễn dịch và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus gây bệnh.

2.3. Ho có đờm

Dấu hiệu ho khi mắc bệnh ung thư ở vòm họng là ho kéo dài và ho có đờm. Những loại thuốc chữa bệnh cảm cúm, ho chỉ có công dụng là suy giảm tạm thời các triệu chứng.

Bệnh nhân thường ho có đờm và dai dẳng khi bị ung thư ở vòm họng

Bệnh nhân thường ho có đờm và dai dẳng khi bị ung thư ở vòm họng

2.4. Đau đầu, ù tai

Cơn đau xuất hiện từng đợt và mang tính chất âm ỉ, do cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ và thoáng qua nên hầu như các bệnh nhân đều bỏ qua. Bên cạnh đó, những người mắc bệnh ung thư ở vòm họng thường ù một bên tai, đôi lúc cảm giác bị ù như tiếng ve kêu.

2.5. Nổi hạch

Những người bị bệnh ung thư vòm họng chỉ nổi hạch tại vùng cổ, khi sử dụng tay đụng vào 2 vị trí hạch ở dưới cằm có thể nhận thấy dễ dàng. Do đau họng dai dẳng nên hạch không tự mất đi mà còn tiến triển to lên và khiến người bệnh cảm giác nhức, đau. Đến giai đoạn di căn thì ung thư di căn hạch gây ra tiến triển ác tính tại đây. 

3. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Bạn cần tiến hành khám và chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng khi phát hiện những biểu hiện với đặc trưng được đề cập trên. Khi thăm khám với bác sĩ cần thông báo cụ thể các biểu hiện, nhất là các triệu chứng phân biệt để bác sĩ phát hiện và đưa ra phương pháp chữa bệnh dễ dàng hơn. 

3.1. Thăm khám

Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám từ vùng đầu cho đến vùng cổ chẩn đoán xem có xuất hiện hạch không. Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu há miệng để khám các bộ phận phía trong miệng như vòm họng, lưỡi.

3.2. Nội soi họng

Bác sĩ dùng các dụng cụ chuyên dụng nội soi để kiểm tra những bất thường bên trong vòm họng. Các khối u tiến triển với kích thước lớn thường dẫn đến những tổn thương cho các tế bào lành và làm chúng sưng tấy lên. Quá trình nội soi giúp nhận định kích thước và vị trí của khối u.

3.3. Chụp X-Quang

Từ hình ảnh X-quang hoặc CT, bác sĩ có thể chẩn đoán các thông tin chi tiết về khối u như hình dạng, độ lớn, mức độ ảnh hưởng đến các tế bào. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành siêu âm hoặc chụp CT cắt lớp để đưa ra nhận định chính xác hơn.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư ở vòm họng

Các phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư ở vòm họng

4. Biện pháp chữa ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Tương tự các biện pháp chữa ung thư khác, liệu pháp chữa ung thư ở vòm họng được áp dụng phổ biến là xạ trị và hóa trị. Hơn nữa, việc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u ở giai đoạn đầu mắc bệnh có thể đạt được hiệu quả cao vì khối u chưa di căn. Song, quy trình phẫu thuật tại vòm họng có độ nguy hiểm vô cùng cao.

4.1. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng hóa chất để phá hủy tế bào ung thư. Thuốc được sử dụng để hóa trị có thể là tiêm dưới dạng tĩnh mạch, thuốc viên hoặc cả hai. Hóa trị có thể được ứng dụng để chữa ung thư ở vòm họng bằng 3 liệu pháp:

  • Thực hiện hóa trị cùng lúc với xạ trị: Làm tăng tính hiệu quả của phương pháp xạ trị.

  • Xạ trị trước hóa trị: Hóa trị sau với mục đích loại bỏ các khối u còn lại trong cơ thể.

  • Xạ trị sau hóa trị: Thực hiện hóa trị hỗ trợ trước xạ trị đơn thuần hoặc trước phương pháp đồng thời.

4.2. Xạ trị

Đây là hình thức dùng các tia năng lượng cao để loại bỏ khối u. Đối với những tế bào ung thư vòm nhỏ có kích thước nhỏ, việc chiếu tia ngoài trong xạ trị có thể là phương pháp được tiến hành duy nhất. Đối với những tình huống khác, có thể kết hợp giữa hóa trị và xạ trị để chữa bệnh.

Chiếu tia bên trong là một hình thức xạ trị ung thư ở vòm họng khác, thường được dùng trong trường hợp ung thư ở vòm họng tái phát trở lại. Mục đích nhằm tiếp cận và loại bỏ hiệu quả hơn tế bào ung thư.

Phương pháp xạ trị chiếu tia ngoài chữa bệnh ung thư vòm họng

Phương pháp xạ trị chiếu tia ngoài chữa bệnh ung thư vòm họng

4.3. Phẫu thuật

Vì mức độ nguy hiểm của quá trình phẫu thuật tại vòm họng nên phương pháp này thường được áp dụng trong việc điều trị ung thư ở vòm họng. Hầu hết, phẫu thuật chỉ được thực hiện để loại bỏ các hạch bạch huyết tại cổ, trong một vài trường hợp được áp dụng để loại bỏ các tế bào ung thư ở vòm họng.

Điều trị bệnh ung thư là quá trình tốn kém, do đó bệnh nhân cần rất nhiều nỗ lực và kiên nhẫn để vượt qua mọi rào cản tâm lý. Việc kết hợp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng với điều trị có thể giúp sức khỏi phục hồi tốt hơn. Bệnh nhân cũng cần thực hiện đúng các chỉ định mà bác sĩ đã dặn dò sau các đợt xạ trị và hóa trị để hạn chế khả năng bệnh tái phát trở lại.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh ung thư vòm họng được tổng hợp trong bài viết để các bạn đọc tham khảo. Rất mong những thông tin được chia sẻ trên có thể giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Để được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh sớm, Quý khách hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám, khi nhận thấy các biểu hiện khó chịu tại vùng cổ họng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.