Tin tức
Ung thư vú dạng nhú là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào?
- 15/10/2024 | Ung thư vú - tổng quan thông tin y khoa cần biết
- 16/10/2024 | Dấu hiệu ung thư vú và những hướng dẫn hữu ích
- 18/10/2024 | Góc giải đáp thắc mắc: Ung thư vú giai đoạn 2 có chữa được không?
- 22/10/2024 | Ung thư vú giai đoạn 2 và những thông tin cần biết
- 22/10/2024 | Ung thư vú dạng viêm: Dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị
1. Ung thư vú dạng nhú là gì?
Ung thư vú dạng nhú là ít gặp nhất trong số các loại ung thư vú. Do đó nhiều chị em chưa từng nghe đến hoặc chưa hiểu rõ “ung thư vú dạng nhú là gì”.
Ung thư vú dạng nhú khá hiếm gặp
Khi quan sát bằng kính hiển vi, khối u ung thư vú dạng nhú thường có kích thước bằng ngón tay, có biên giới rõ ràng. Nói chung, những khối u ung thư vú thể nhú thường có kích thước nhỏ, HER2 âm tính và dương tính với thụ thể estrogen, progesterone hoặc dương tính với cả hai.
Khi mắc ung thư vú dạng nhú, bệnh nhân thường gặp phải một số biểu hiện như sau:
- Xuất hiện những khối u ở vú hoặc gần hố nách.
- Hình dạng vú bất thường.
- Núm vú bị chảy dịch hay thụt vào bên trong.
- Bề mặt vú nhăn nheo, có hiện tượng đỏ hoặc bong tróc da.
- Có biểu hiện đau ở vú.
2. Những nguyên nhân nào gây ung thư vú dạng nhú?
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây ung thư vú dạng nhú. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm:
- Tiền sử bệnh gia đình: Nếu chị gái hoặc mẹ bị ung thư vú thì nguy cơ ung thư vú của bạn cũng sẽ cao hơn những người khác.
- Chị em có gen đột biến BRCA1 và BRCA2.
- Trường hợp dậy thì sớm(có kỳ kinh đầu tiên trước năm 12 tuổi), mãn kinh muộn sau 55 tuổi.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai và các liệu pháp nội tiết tố cũng có thể bị tăng nguy cơ mắc ung thư vú, trong đó bao gồm ung thư vú dạng nhú.
- Người ít vận động.
- Người bị thừa cân, béo phì sau khi mãn kinh.
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Người không sinh con, không cho con bú.
3. Chẩn đoán ung thư vú dạng nhú bằng cách nào?
- Để chẩn đoán ung thư vú dạng nhú, bác sĩ sẽ kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau:
Chẩn đoán ung thư vú sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao
+ Chụp nhũ ảnh.
+ Siêu âm vú.
+ Chụp MRI vú.
+ Sinh thiết vú.
- Ung thư vú dạng nhú có thể bị chẩn đoán nhầm với u nhú trong ống dẫn sữa. Nguyên nhân là do khi sinh thiết khối u, có thể mẫu mô vú được lấy để mang đi phân tích lại không có chứa các tế bào ung thư xâm lấn. Do vậy, khi xuất hiện những khối u nhú ở vú, nên phẫu thuật để loại bỏ khối u dù là lành tính.
4. Điều trị ung thư vú dạng nhú
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể dựa vào nhiều đặc điểm như kích thước khối u, cấp độ khối u, tình trạng thụ thể estrogen và progesterone, trạng thái HER2.
- Phần lớn các trường hợp ung thư vú dạng nhú thường đường phẫu thuật cắt bỏ khối u để bảo tồn vú. Với những trường hợp nghiêm trọng, buộc phải cắt bỏ toàn bộ vú.
- Xạ trị: Là phương pháp thường được kết hợp với phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, giúp điều trị bệnh triệt để và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Hóa trị: Là phương pháp điều trị ung thư rất phổ biến. Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư, giúp giảm nguy cơ di căn xa hoặc tái phát bệnh.
Người bệnh được truyền hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư
- Trường hợp khối u dương tính với thụ thể estrogen hoặc progesterone: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp sử dụng một số loại thuốc để ngăn chặn những tác dụng của nội tiết tố đối với tế bào ung thư.
- Phương pháp điều trị nhắm đích: Đây cũng là một trong những phương pháp có thể được áp dụng để điều trị các trường hợp ung thư vú dạng nhú. Người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
5. Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật
- Trong ngày phẫu thuật: Thời điểm này rất quan trọng, người bệnh cần nhận được sự quan tâm chăm sóc từ nhân viên y tế và người thân.
Khi chăm sóc bệnh nhân, người nhà cần lưu ý những điều sau:
+ Ý thức bệnh nhân: Nếu bệnh nhân mất dần ý thức, gọi không đáp ứng,... cần báo ngay cho bác sĩ.
+ Nếu thấy vết mổ căng và chảy máu cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ.
+ Sau mổ, bệnh nhân thường rất yếu, người chăm sóc cần hỗ trợ bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt như vệ sinh, ăn uống và thay quần áo,... hay một số hoạt động khác.
+Dinh dưỡng: Nên cho người bệnh ăn những đồ ăn dạng lỏng chẳng hạn như các loại cháo, súp và lưu ý chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Người bệnh nên ăn cháo sau phẫu thuật
- Tuần đầu sau phẫu thuật, cần chú ý một số vấn đề như sau:
+ Tiếp tục theo dõi người bệnh: Nếu có bất thường thì cần báo với bác sĩ.
+ Hỗ trợ bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
+ Nếu người bệnh mắc bệnh mạn tính, cần cho người bệnh uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Người bệnh có thể ăn uống bình thường, nên bổ sung đa dạng thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
- Sau khi ra viện: Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, không nên làm việc nặng và lưu ý thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về “ung thư vú dạng nhú là gì” và cách điều trị bệnh như thế nào. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ bệnh hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bạn nên tầm soát vú sớm.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám, tầm soát ung thư vú, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!