Tin tức

Uống trà có tốt không? Cách uống trà đúng, có lợi cho sức khỏe

Ngày 24/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong trà xanh hay các loại trà nói chung luôn chứa caffeine. Hợp chất này giúp cơ thể tỉnh táo nhưng đôi khi lại gây tình trạng mất ngủ. Bạn đang băn khoăn uống trà có tốt không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào việc bạn uống như thế nào. Thực tế, muốn phát huy tác động tích cực của trà với sức khỏe, bạn cần uống đúng cách. 

1. Uống trà có tốt không? 

Nếu uống một cách có chừng mực, trà sẽ kích thích duy trì sự tỉnh táo, nâng cao hiệu quả học tập và năng suất làm việc. 

Khi phân tích thành phần, người ta nhận thấy rằng trà xanh và một số loại trà khác đều giàu chất chống oxy hóa. Đây là nhóm chất hỗ trợ đắc lực hoạt động ngăn chặn tác nhân gây lão hóa, tham gia bảo vệ tim mạch. 

Ngoài ra, uống trà đều đặn hàng ngày chính là cách giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm tình trạng tích lũy mỡ thừa. Chính bởi vậy mà trong nhiều sản phẩm trà giảm cân hiện nay, phía nhà sản xuất đều bổ sung thêm trà xanh hoặc các loại trà khác. 

Trà là thức uống yêu thích của nhiều người và câu hỏi uống trà có tốt không là thắc mắc thường thấy

Trà là thức uống yêu thích của nhiều người và câu hỏi uống trà có tốt không là thắc mắc thường thấy

Thế nhưng, nếu uống quá nhiều, uống thay thế nước hàng ngày, trà lại gây ra không ít tác hại cho cơ thể. Như vậy, uống trà có tốt không còn tùy thuộc vào cách uống mà bạn ra sao. 

2. Tác hại khi uống trà quá nhiều

Từ phân tích trên, bạn hẳn phần nào biết được uống trà có tốt không. Trong phần tiếp theo của bài viết, MEDLATEC sẽ tiếp tục phân tích một vài tác hại nếu quá lạm dụng trà. 

2.1. Khiến cơ thể kém hấp thụ sắt

Trong thành phần của trà thường chứa tanin. Dạng hợp chất này dễ phản ứng cùng sắt, vô tình làm cho cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn. Đây là lý do giải thích tại sao người dùng trà nhiều lại hay bị thiếu sắt, chỉ số hồng cầu giảm thấp. 

Uống trà quá nhiều khiến cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn

Uống trà quá nhiều khiến cơ thể hấp thụ sắt chậm hơn

Nếu muốn đảm bảo cơ thể duy trì khả năng hấp thụ sắt, bạn chỉ nên uống trà với liều lượng vừa phải. Theo đó, mỗi ngày bạn tuyệt đối không uống trên 710ml nước trà. 

2.2. Khiến tâm trạng bồn chồn, lo âu 

Thành phần chủ đạo trong trà là caffeine, hợp chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, duy trì mức độ tỉnh táo. Vậy nhưng, nếu bổ sung hàm lượng lớn caffeine, cơ thể lại dễ rơi vào tình trạng bồn chồn, lo âu. 

Từ quá trình phân tích và nghiên cứu, các chuyên gia cho biết hồng trà chứa lượng cafein lớn hơn trà xanh. Ngoài ra, lượng cafein có xu hướng tăng lên nếu bã trà ngâm nước quá lâu. 

Vậy, nếu muốn giảm lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể, bạn nên dùng trà xanh thay vì hồng trà. Đồng thời, không ngâm bã trà lâu trong nước. 

2.3. Khiến cơ thể mất ngủ

Caffeine từ trà xâm nhập vào cơ thể chính là nguyên nhân khiến hầu hết người dùng trà bị mất ngủ. Bởi caffeine có khả năng ngăn chặn hoạt động tạo mới melatonin, loại hormone này giữ vai trò quan trọng trong điều hòa, duy trì giấc ngủ ngon. 

Cơ thể dễ bị mất ngủ bởi hàm lượng caffeine cao trong trà

Cơ thể dễ bị mất ngủ bởi hàm lượng caffeine cao trong trà

Tình trạng mất ngủ dài ngày là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm tập trung, kém minh mẫn, trầm cảm, mất kiểm soát cân nặng, thần kinh suy nhược. 

Thực tế, caffeine xâm nhập vào cơ thể chỉ có thể được chuyển hoá sau khoảng 6 tiếng. Chính vì thế, bạn cần tránh uống trà sau thời điểm 3 giờ chiều. 

2.4. Gây hiện tượng nôn ói 

Nhiều người dùng cho biết, họ hay cảm thấy buồn nôn sau khi uống trà. Đặc biệt, cảm giác buồn nôn rõ nét hơn nếu uống trà trong lúc bụng đói. 

Thành phần tanin trong các loại trà tác động mạnh vào mô tiêu hóa. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, nôn ói, cơ thể nôn nao. 

Muốn tránh tình trạng nôn ói khi dùng trà, bạn tuyệt đối không uống bất kỳ loại trà nào nếu bụng đang đói. 

2.5. Gây tình trạng ợ nóng

Cơ thể hấp thụ quá mức hàm lượng caffeine một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng. 

Uống trà nhiều có thể làm tăng tình trạng ợ nóng

Uống trà nhiều có thể làm tăng tình trạng ợ nóng

Ngoài ra, caffeine sau khi xâm nhập vào cơ thể còn khiến tình trạng trào ngược axit diễn biến tiêu cực hơn. Bởi lúc này, cơn co thắt trong dạ dày xuất hiện với tần suất thường xuyên. Đồng thời, thực quản lại trong trạng thái thả lỏng khiến dịch tiết dạ dày dễ bị đẩy lên phía trên. 

Mặt khác, hàm lượng cao caffeine còn là nguyên nhân khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng lên. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng ợ nóng. 

2.6. Tăng nguy cơ sảy thai 

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu uống quá nhiều trà dễ làm tăng nguy cơ sảy thai. Bởi thành phần caffeine trong trà thường làm chị em khó ngủ, tăng căng thẳng không tốt cho cả cơ thể mẹ và thai nhi. 

2.7. Gây đau đầu thường xuyên

Tiêu thụ caffeine trong ngưỡng an toàn là cách hiệu quả giúp cơ thể tỉnh táo. Thế nhưng nếu lạm dụng quá đà, caffeine lại phản tác dụng, khiến cơn đau đầu xuất hiện một cách thường xuyên hơn. 

Uống nhiều trà có thể khiến bạn đau đầu thường xuyên hơn

Uống nhiều trà có thể khiến bạn đau đầu thường xuyên hơn

Trường hợp nhận thấy cơn đau đầu xuất hiện với tần suất dày hơn mỗi khi dùng trà, bạn nên tạm dừng uống trà và thay thế bằng loại thức uống khác. 

2.8. Cơ thể thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt

Hoa mắt chóng mặt là triệu chứng hay gặp ở người người uống trà nhiều. Tình trạng hoa mắt chóng mặt hay xuất hiện nếu mỗi ngày bạn uống trên 1.4 lít trà. Lúc này, lượng caffeine trong cơ thể tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 

2.9. Cơ thể bị phụ thuộc vào caffeine nhiều hơn

Caffeine nói chung tương tự một chất gây nghiện, khiến cơ thể dễ bị lệ thuộc. Tuy rằng tác động không nghiêm trọng như một số chất gây nghiện mạnh khác nhưng caffeine vẫn khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề. Chẳng hạn như mất ngủ, nhịp tim đập nhanh, đau đầu. 

Tình trạng cơ thể bị lệ thuộc vào caffeine trong trà chủ yếu xảy ra ở nhóm người dùng trà liên tiếp trong 3 ngày. Muốn không bị lệ thuộc quá vào caffeine, bạn hãy uống trà một cách có chuẩn mực, không dùng trà thay thế hoàn toàn nước uống trong ngày. 

3. Hướng dẫn cách uống trà tốt cho sức khỏe

Uống trà có tốt không tùy thuộc vào cách nào bạn uống như thế nào. Nếu uống một ít có liều lượng, trà xanh hay các loại trà khác đều tốt cho sức khỏe. 

Bạn không nên uống trà nếu bụng đang đói

Bạn không nên uống trà nếu bụng đang đói

Lưu ý rằng, bạn không nên dùng trà thay nước. Mà thay vào đó, bạn hãy trung bình 2 đến 3 ly trà hàng ngày, liều lượng không quá 710ml. 

Ngoài ra, bạn hãy uống trà ấm thay vì trà quá nóng. Thời điểm uống lý tưởng là vào buổi sáng, không uống trà sau thời điểm 3:00 chiều. 

Nếu bụng đang đói, bạn tuyệt đối không uống nhiều trà. Bởi dễ khiến cơ thể cồn cào, nôn nao, chóng mặt. 

4. Thực phẩm không nên kết hợp với trà

Trà xanh và những loại trà khác phù hợp sử dụng hàng ngày. Vậy nhưng trong quá trình sử dụng, bạn không nên kết hợp thức uống này với một vài thực phẩm, thức uống có tính kỵ. 

Trong đó, nhân sâm, nghệ tươi, gừng tươi, tỏi, ớt chuông,... là các loại thực phẩm rất  kỵ với trà, không thích hợp dùng chung. 

Đặc biệt, trà xanh rất kỵ với rượu. Bởi nếu uống rượu và trà xanh đồng thời dễ làm rối loạn nhịp tim, cơ thể lo âu bồn chồn. 

Uống trà có tốt không phụ thuộc vào cách sử dụng của bạn ra sao. Nếu uống một cách có chừng mực, loại thức uống này sẽ mang đến nhiều tác động tích cực. Trong quá trình dùng trà, bạn chú ý không kết hợp cùng một số loại thực phẩm kỵ, không uống sau 3 giờ chiều, không uống trà ngâm bã lâu hoặc quá nóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ