Tin tức

Vi khuẩn HP có thể lây qua những đường nào?

Ngày 03/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng khá phổ biến với tỷ lệ người mắc chiếm tới 70% dân số của Việt Nam. Mặc dù, các biểu hiện của bệnh thường chuyển biến âm thầm nhưng bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu do những cơn đau dạ dày mãn tính. Trong đó, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, ung thư dạ dày là những tình trạng thường gặp nhất. Vậy vi khuẩn HP là gì? Làm thế nào để phát hiện bệnh?

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là tên gọi viết tắt từ thuật ngữ Helicobacter Pylori và được mô tả là nhóm vi khuẩn thường sản sinh, phát triển trong bộ phận dạ dày của con người. Vậy vi khuẩn HP là gì? Theo tài liệu y khoa cho thấy, để sinh tồn trong dạ dày, loại vi khuẩn này cần phải tiết ra Urease (một dạng enzyme) nhằm trung hòa nồng độ acid. Khi virus HP sản sinh với số lượng lớn và tấn công, xâm lấn dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thể mãn tính. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi bị nhiễm khuẩn. 

Lý giải thắc mắc vi khuẩn HP là gì

Lý giải thắc mắc vi khuẩn HP là gì?

Theo bác sĩ, ở giai đoạn đầu khi bị nhiễm khuẩn HP, những vấn đề sức khỏe mà bệnh nhân có thể gặp chỉ là tình trạng viêm dạ dày. Theo thời gian khi chúng phát triển, viêm dạ dày có thể chuyển biến nặng nề hơn thành tá tràng, loét dạ dày hoặc ung thư. Tuy nhiên, theo thống kê của một số bài báo cáo cho thấy, chỉ có khoảng 2% số lượng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP tiến triển thành ung thư dạ dày và 1% ung thư hạch MALT dạ dày. 

2. Các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

Mặc dù, cơ thể bệnh nhân khi bị nhiễm khuẩn HP hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nhưng điều đó cũng không có nghĩa bệnh lý này không nguy hiểm. Thực tế, vi khuẩn HP chính là nguồn nguyên nhân ban đầu và yếu tố tạo điều kiện để phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe dạ dày. Bên cạnh đó, nhóm vi khuẩn này hoàn toàn có thể lây nhiễm từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách dễ dàng. 

Vậy nhiễm khuẩn HP lây lan qua những hình thức nào? Dưới đây là những con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu ở bệnh nhân, cụ thể gồm:

Các con đường lây nhiễm virus HP chủ yếu

Các con đường lây nhiễm virus HP chủ yếu

2.1. Đường phân - miệng 

Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn thông qua con đường phân - miệng không cao nhưng ở những môi trường ô nhiễm thì đây là điều kiện thuận lợi để lây lan bệnh. Theo bác sĩ, khi người bị nhiễm khuẩn HP đi đại tiện và thải ra ngoài kênh, hồ, sông thì vi khuẩn sẽ phát triển và lây lan trong nguồn nước. Nếu nguồn nước này gần với mạch nước sử dụng của dân cư thì nguy cơ lây nhiễm cộng đồng sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, những đối tượng thường ăn uống thực phẩm tái hoặc sống cũng rất dễ nhiễm khuẩn.

2.2. Đường miệng - miệng

Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP từ miệng sang miệng được xem là hình thức lây nhiễm phổ biến nhất. Trong đó, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc nước cũng có thể lây lan nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần gũi như hôn, trò chuyện khiến nước bọt bắn ra ngoài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan cộng đồng. Đối với những đối tượng có người thân bị nhiễm khuẩn HP, các bạn cần phải chủ động phòng bệnh vì nguy cơ bị lây truyền vi khuẩn rất cao.

2.3. Đường khác

Theo bác sĩ, tỷ lệ lây nhiễm khuẩn HP thông qua một số thiết bị y tế trong lúc thăm khám không cao nhưng nguy cơ lây bệnh vẫn có. Điển hình như khi kiểm tra răng miệng, nội soi dạ dày, soi tai - mũi - họng,... nếu các dụng cụ y tế không được vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao. Do đó, nhân viên y tế cần phải tuân thủ quy định vệ sinh thiết bị y tế sau khi sử dụng cho từng bệnh nhân nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.

3. Các phương pháp nhận biết bệnh?

Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP đều không nhận thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh. Nếu sức khỏe có vấn đề bất thường thì những biểu hiện này cũng không quá nghiêm trọng, chủ yếu là tình trạng khó tiêu, đau bụng, đầy hơi,... Thực tế, các biểu hiện của bệnh lý này thường diễn ra âm thầm, không rõ rệt nên việc nhận biết bệnh thường rất khó khăn. Điều này cũng gây ra nhiều cản trở trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Để xác định vi khuẩn HP có tồn tại trong dạ dày bệnh nhân hay không, bác sĩ cần phải dựa vào một số phương pháp kiểm tra như:

3.1. Phương pháp xâm lấn

Phương pháp xâm lấn được thực hiện bằng cách nội soi phần tá tràng và dạ dày của bệnh nhân để có cơ sở đánh giá nguy cơ, tình trạng viêm loét, tổn thương bên trong. Khi quá trình nội soi hoàn tất, bệnh nhân sẽ được lấy sinh thiết 2 mẫu mô để thực hiện test Urease nhanh nhằm nuôi cấy vi khuẩn hoặc sinh thiết mô bệnh. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng dẫn đến ung thư thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp sớm bằng phương pháp phẫu thuật. 

Nội soi dạ dày để tìm kiếm vi khuẩn HP

Nội soi dạ dày để tìm kiếm vi khuẩn HP

3.2. Phương pháp không xâm lấn

Nếu bệnh nhân không thực hiện nội soi tá tràng, dạ dày thì bác sĩ cũng có thể tiến hành thực hiện phương pháp kiểm tra không xâm lấn. Trong đó, các cách thức kiểm tra có thể là xét nghiệm máu tìm kháng thể HP, kiểm tra hơi thở, xét nghiệm vi khuẩn HP tồn tại trong phân. 

4. Đối tượng dễ bị lây nhiễm khuẩn HP

Mặc dù vi khuẩn HP có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai nhưng một số đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Theo thống kê của bộ y tế thế giới, có đến 50% dân số toàn cầu bị nhiễm khuẩn HP. Điều này cũng cho thấy khả năng lây nhiễm của bệnh lý này khá cao. Tuy nhiên, một số yếu tố về điều kiện sức khỏe, tuổi tác, lối sống,... cũng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhiễm bệnh. 

Những người có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh

Những người có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh

Do sức đề kháng ở trẻ em và người già thường yếu hơn nên nguy cơ bị vi khuẩn tấn công sẽ cao hơn. Ngoài ra, những đối tượng có người thân bị nhiễm khuẩn HP, bệnh về dạ dày, tá tràng thường dễ bị lây nhiễm hơn. Bên cạnh đó, những thói quen như mớm thức ăn, hôn môi ở trẻ nhỏ cũng có thể lây bệnh thông qua tuyến nước bọt. Vì thế, mọi người nên hình thành lối sống lành mạnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

5. Những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân

Mặc dù ở giai đoạn đầu vi khuẩn HP không gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Điển hình như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày thể cấp tính, ung thư dạ dày hay viêm dạ dày thể mãn tính. Trong đó, một số bài nghiên cứu đã cho thấy rằng:

  • Có hơn 70% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày xuất phát từ tình trạng nhiễm khuẩn HP.

  • Có khoảng 90 - 95% trường hợp bị loét tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra loét tá tràng

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra loét tá tràng

  • Hơn 50% bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó tiêu không loét do biến chứng từ virus HP.

  • Khoảng 90% trường hợp bị ung thư dạ dày khởi phát do sự tấn công của virus HP.

Mặc dù, các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng chủ yếu đều xuất phát từ sự nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, virus HP không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng ung thư dạ dày vì một số yếu tố khác cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Điển hình như môi trường sống, nguồn gen người bệnh, sự tương tác của người mắc bệnh và virus HP. 

Với những thông tin hữu ích trên đây, chúng tôi tin rằng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng mà vi khuẩn HP gây ra đối với sức khỏe. Ngoài ra, bạn đọc còn được cung cấp thêm một số phương pháp kiểm tra, tầm soát vi khuẩn và những đối tượng dễ mắc bệnh. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.