Tin tức

Vì sao vết thương lên da non bị thâm và cách khắc phục

Ngày 01/09/2023
ThomNT
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Vết thương lên da non bị thâm vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến nhiều người lo lắng liệu có điều trị được hay không. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và cần điều trị sớm để tránh vết thâm lưu dấu vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân khiến vết thương lên da non xuất hiện tình trạng thâm, sạm và cách khắc phục hiệu quả.

1. Vì sao vết thương lên da non bị thâm?

Vết thương lên da non có thể bị thâm trong một số trường hợp, và điều này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Chăm sóc vết thương không đúng cách

Chăm sóc vết thương đang hồi phục sau khi bị tổn thương là một việc rất quan trọng. Nếu bạn không chăm sóc vết thương đúng cách, chẳng hạn như không bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời hoặc không sử dụng kem chăm sóc da thích hợp hoặc bôi các loại kem trị sẹo, nghệ quá sớm,… điều này có thể gây ra sự thâm sạm, khô cứng hay thậm chí là gây viêm loét vùng vết thương.

Việc chăm sóc vết thương không đúng cách có thể dẫn đến thâm, sẹo

Việc chăm sóc vết thương không đúng cách có thể dẫn đến thâm, sẹo

Vùng vết thương đang lên da non bị tác động

Vết thương đang trong quá trình tái tạo, hình thành da non sẽ rất nhạy cảm. Do đó, những tác động từ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương dẫn đến thâm đen. Đặc biệt, khi da non hình thành sẽ thường gây ngứa. Khi đó, việc cào, gãi hoặc dùng tay bóc lớp tế bào da chết có thể làm tổn thương lớp da mới hoặc gây ra nhiễm trùng.

Cơ địa có sức đề kháng yếu

Những trường hợp cơ thể có sức đề kháng kém, quá trình lành vết thương thường diễn ra chậm và khó liền miệng hơn. Thời gian kéo dài có thể khiến vết thương bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh dẫn đến nhiễm trùng hoặc tăng sắc tố melanin do tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời.

Hội chứng PIH - Chứng tăng sắc tố sau viêm

PIH là tình trạng tăng sinh melanin một cách bất thường ở những vùng da bị tổn thương. Tình trạng này thường xảy ra ở những vết thương bị viêm nhiễm nặng. Khi đó, vết thương lên da non bị thâm, các sắc tố melanin có thể tồn tại trong thời gian dài gây mất thẩm mỹ.

Những vết thương sâu hoặc bị nhiễm trùng thường dễ bị thâm, sẹo sau khi lành

Những vết thương sâu hoặc bị nhiễm trùng thường dễ bị thâm, sẹo sau khi lành

Để giảm nguy cơ sự thâm sạm của vết thương khi lên da non, bạn nên chăm sóc vùng vết thương đúng cách, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo che chắn và luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chăm sóc vết thương.

2. Có thể khắc phục tình trạng vết thương lên da non bị thâm hay không?

Tình trạng thâm, sạm ở vùng da non của vết thương khiến nhiều người hoang mang và tìm cách khắc phục. Vậy vết thương lên da non bị thâm có khắc phục được không? Khắc phục bằng cách nào?

Vết thương lên da non xảy ra tình trạng thâm, sạm có khắc phục được không?

Tùy vào quá trình chăm sóc và điều trị mà tình trạng thâm sạm vùng vết thương lên da non có khắc phục được hay không. Nếu bạn biết cách xử lý cũng như can thiệp kịp thời thì sẽ tránh được tình trạng thâm đen vĩnh viễn. Bên cạnh đó, các phương pháp hỗ trợ và thúc đẩy quá trình tái tạo da có thể giúp da nhanh chóng đều màu trở lại. 

Theo các chuyên gia, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị thâm, sẹo trong khoảng thời gian từ khi miệng vết thương khép cho đến lúc lên da non, thường mất 6 tháng. Nếu can thiệp quá muộn thì việc khắc phục tình trạng thâm hay sẹo sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Tình trạng thâm khi vết thương lên da non có thể khắc phục nếu xử lý đúng cách

Tình trạng thâm khi vết thương lên da non có thể khắc phục nếu xử lý đúng cách

Cách khắc phục tình trạng thâm, sạm vùng da non của vết thương

Để khắc phục tình trạng vết thương lên da non bị thâm, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:

       Chăm sóc vùng da bị thương đúng cách: Giữ miệng vết thương sạch sẽ và khô rá, thay băng gạc và vệ sinh thường xuyên bằng nước muối loãng, tránh cạo hoặc gãi vùng thương khi đang lên da non.

       Bảo vệ khỏi tác động của tia UV: Sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo để che chắn, bảo vệ vùng thương khỏi tác động của tia UV.

       Sử dụng kem chăm sóc da: Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày chứa các thành phần như axit hyaluronic, vitamin C, vitamin E, hoặc niacinamide để giữ da mềm mịn và giảm sự thâm sạm, kích thích tái tạo tế bào da, giúp da nhanh chóng đều màu.

       Trị liệu vết thương: Nếu vết thương bị thâm nặng, bạn có thể xem xét việc sử dụng các phương pháp trị thâm như bôi thuốc, dùng tia laser, mài da vi điểm, công nghệ IPL, peel da, điện di Vitamin C theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Không sử dụng các sản phẩm chứa corticosteroid khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

       Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da có chứa thành phần Vitamin A, C, protein, sắt, kẽm,… để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình lành vết thương và tái tạo da.

       Chế độ sinh hoạt và rèn luyện: Cân bằng giờ giấc sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn, hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hay nước ngọt,… để cơ thể luôn có một sức khỏe tốt và làn da khỏe mạnh.

Quá trình trị thâm sạm của vết thương khi lên da non có thể mất thời gian mất nhiều thời gian. Do đó, bạn cần phải kiên nhẫn và chăm sóc vùng da bị tổn thương mỗi ngày. Nếu vết thương lên da non bị thâm không có dấu hiệu mờ đi sau một thời gian dài điều trị hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường thì hãy báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ để đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bạn.

Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm trị thâm trên da

Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm trị thâm trên da

Nếu bạn đang gặp rắc rối với tình trạng vết thương lên da non bị thâm, hãy liên hệ ngay với Chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn và hỗ trợ. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ