Tin tức
Da non bao lâu thì hết đỏ? Bí quyết chăm sóc da non không để lại sẹo
- 01/09/2023 | Vì sao vết thương lên da non bị thâm và cách khắc phục
- 03/06/2021 | Làm thế nào để liền vết thương nhanh - mẹo nhỏ mà có võ
- 24/05/2022 | Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi sơ cứu vết thương chảy máu
- 21/04/2022 | Hướng dẫn chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách
- 01/07/2023 | Có nên bôi thuốc mỡ tra mắt vào vết thương hở hay không?
- 01/05/2024 | Da bị trầy xước bôi thuốc gì mau lành? Lưu ý khi chăm sóc vết thương
1. Quá trình hình thành da non
Tất cả các vết thương, khi lành sẽ hình thành da non. Quá trình hình thành da non sẽ diễn ra theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Miễn dịch
Sau khi bị thương, miệng vết thương sẽ hình thành một lớp vảy từ máu đông. Khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt, tế bào bạch cầu nhanh chóng di chuyển đến vị trí bị tổn thương, tạo một hàng rào bảo vệ trước các tác nhân gây nhiễm trùng.
Những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công, vết thương sẽ có triệu chứng sưng đỏ, nóng, đau nhức hoặc đôi khi hình thành mủ. Theo thời gian, các triệu chứng nhiễm trùng giảm dần, vết thương dần hồi phục.
Thời gian lành của da sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương và cơ địa mỗi người
Giai đoạn 2: Tăng sinh tế bào mới
Ở giai đoạn này, các tế bào mới tăng sinh, các mạch máu và mô da dần lành lại. Tế bào hồng cầu tăng khả năng tạo collagen để liên kết các tế bào mới hình thành và tế bào cũ với nhau. Khi đó, miệng vết thương cũng dần được lấp đầy bởi lớp da non, vảy cứng thu nhỏ dần.
Giai đoạn 3: Tái tạo da
Thời điểm này, vảy cứng trên da sẽ dần được bong ra, da non có hiện tượng ngứa do sản sinh histamin, căng bóng và tấy đỏ sau đó mờ dần theo thời gian. Lúc này, bạn cần chú ý chăm sóc da kỹ lưỡng và bảo vệ da trước các tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, không được cào, gãi vì da non rất mỏng, các tác động từ bên ngoài có thể gây tổn thương trở lại và khiến quá trình phục hồi diễn ra lâu hơn.
2. Da non bao lâu thì hết đỏ?
Khó để đưa ra một con số cụ thể cho nghi vấn da non bao lâu thì hết đỏ vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
● Cơ địa từng người.
● Độ rộng và sâu của vết thương.
● Chế độ chăm sóc.
● Vết thương có bị nhiễm trùng hay không.
● Phương pháp xử lý vết thương ban đầu.
Tuy nhiên, hầu hết các vết thương ở mức độ trung bình sẽ mất thời gian khoảng 1 - 3 tháng để tái tạo da non và hết đỏ. Đây cũng là khoảng thời gian mà người bệnh cần chú ý chăm sóc vết thương kỹ lưỡng để tránh việc hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ.
Thường thì vết thương sẽ lành và hết đỏ sau 1 - 3 tháng
3. Cách chăm sóc vết thương để nhanh hết đỏ và không để lại sẹo?
Để quá trình lên da non diễn ra nhanh chóng, mau hết đỏ và không để lại sẹo, bạn cần có chế độ chăm sóc thích hợp. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo.
Vệ sinh bề mặt da sạch sẽ thường xuyên
Da non hình thành rất mỏng, yếu nên dễ bị kích ứng. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch bề mặt da thường xuyên nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài. Bạn có thể dùng nước sạch để rửa bề mặt và thấm nước bằng bông gòn hoặc khăn mềm. Không nên sử dụng xà phòng mà có thể thay bằng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm để làm sạch bề mặt da non.
Không gãi hay chà xát mạnh lên bề mặt vết thương
Khi vết thương hình thành da non sẽ tấy đỏ và ngứa nhiều. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được gãi hoặc chà xát mạnh lên miệng vết thương. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến vết thương hình thành sẹo hoặc nhiễm trùng từ đó kéo dài thời gian phục hồi của da.
Chế độ chăm sóc tốt thì vết thương sẽ nhanh lành
Bôi kem dưỡng hàng ngày
Việc bôi kem dưỡng mỗi ngày có tác dụng cung cấp dưỡng chất và giữ ẩm khi da non hình thành. Nhờ đó mà da không bị khô, giảm kích thích, nhanh hết đỏ và mau lành. Bên cạnh đó, các loại kem dưỡng có chứa thành phần collagen, khoáng chất và vitamin sẽ giúp da khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.
Che chắn và bôi kem chống nắng
Mỗi khi ra ngoài trời, bạn cần phải che chắn vị trí đang lên da non cẩn thận, bôi kem chống nắng để đảm bảo vùng da tổn thương không bị tác động bởi tia cực tím. Tác động từ ánh nắng mặt trời đến da non có thể khiến da tổn thương, rám nắng, sạm màu khiến tình trạng tấy đỏ kéo dài và vết thương lâu lành hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Một trong những cách giúp da non được nuôi dưỡng từ bên trong, bớt đỏ và mau lành nhưng vẫn đảm bảo an toàn là xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin để giúp da khỏe mạnh, tăng quá trình tái tạo tế bào mới. Tuy nhiên, không sử dụng các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, rau muống, chất kích thích,… để tránh việc hình thành sẹo và tăng phản ứng với histamin.
Bôi kem chống ngứa, trị sẹo
Nếu vết thương bị kích ứng nhiều và gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các loại kem bôi giảm ngứa. Ngoài ra, việc sử dụng các loại kem trị sẹo cũng cho hiệu quả trong việc ngăn ngừa quá trình hình thành những vết tích trên da sau khi bị thương.
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
Để làm dịu da, hạn chế tình trạng đỏ, kích ứng và bổ sung dưỡng chất để da mau lành, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như nghệ, nha đam, trứng gà, sữa chua không đường, rau má, mật ong,… Các sản phẩm này không chỉ an toàn, lành tính mà còn dễ tìm, cách dùng đơn giản và có nhiều tác động tích cực đến da, đặc biệt là da đang trong quá trình hồi phục sau tổn thương.
Sử dụng kem dưỡng để cấp ẩm cho vùng da non mỗi ngày
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc da non bao lâu thì hết đỏ và một số mẹo chăm sóc da non giúp nhanh lành, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu vết thương xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn biện pháp chăm sóc phù hợp.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến da liễu, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!