Tin tức

Viêm dạ dày cấp: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh

Ngày 24/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Viêm dạ dày cấp - một dạng bệnh lý thường gặp. Dạng bệnh lý này có thể gây nên nhiều những tác động không tốt đến sức khỏe lẫn chất lượng của cuộc sống. Vậy, bạn biết gì về viêm dạ dày cấp? Những thông tin được cung cấp sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về dạng bệnh này. 

1. Thông tin tổng quan: Nguyên nhân và những triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc của dạ dày phù nề, xung huyết gây ra những triệu chứng rầm rộ như: những cơn đau bụng vùng thượng vị kèm theo triệu chứng nóng rát, có thể có ợ hơi, ợ chua. Nếu tình trạng trên không được điều trị có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày hoặc loét, thủng dạ dày, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày cấp là gì?

Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày cấp là gì?

1.1. Những triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Hầu hết những người bị mắc chứng viêm dạ dày cấp thường sẽ không có quá nhiều biểu hiện đặc trưng của bệnh. Thế nhưng, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số biểu hiện từ nhẹ cho đến nặng ví dụ như:

  • Có biểu hiện chán ăn.

  • Thường xuyên ợ hơi, bị đầy hơi hoặc bị khó tiêu.

  • Cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn sau khi ăn uống.

  • Bị đau ở vùng thượng vị.

  • Nôn ra những cục máu và có màu đen tương tự như bã của cà phê.

  • Đi ngoài phân có màu đen.

Các triệu chứng thường xuất hiện rầm rộ và khiến bệnh nhân khó chịu, đau đớn và mệt mỏi, giảm cảm giác thèm ăn và có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý của bệnh nhân. Bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để được điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu viêm dạ dày cấp tiến triển

Bên cạnh đó, một vài loại bệnh lý khác như chứng loét dạ dày, Crohn hay sỏi mật cũng đều liên quan đến viêm dạ dày cấp. Vì vậy, bạn không nên chủ quan bất cứ dấu hiệu nào có nghi ngờ bị bệnh. 

1.2. Những nguyên nhân gây bệnh thường thấy

Nhìn chung, viêm dạ dày cấp khởi phát thường là do phần niêm mạc dạ dày gặp phải những tổn thương. Chính lý do này khiến cho acid tiêu hóa có thể gây nên những kích ứng đối với dạ dày. Vấn đề này xảy ra thường là do những nguyên nhân sau đây:

Một vài nguyên nhân gây bệnh điển hình

Một vài nguyên nhân gây bệnh điển hình

  • Sử dụng dạng thuốc chống viêm không có chứa steroid và corticosteroid.

  • Niêm mạc dạ dày có những ảnh hưởng xấu do bị nhiễm khuẩn HP.

  • Những người uống nhiều rượu và thường xuyên lạm dụng chất cồn

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì viêm dạ cấp còn có thể là vì những lý do sau đây:

  • Bị nhiễm virus.

  • Khi người bệnh bị căng thẳng quá mức.

  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể gây nên những tác động xấu khiến niêm mạc dạ dày bị thương tổn vì rối loạn tự miễn dịch.

  • Người gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa hoặc bị rối loạn tiêu hóa điển hình như Crohn.

  • Người đang bị trào ngược mật.

  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích hoặc những chất gây nghiện.

Thêm vào đó, cũng có những yếu tố gây hại có thể khiến cho tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày cấp tăng lên như:

  • Những người có xuất hiện các biến chứng hậu thuật.

  • Những người bị suy gan hoặc bị suy hô hấp.

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày cấp

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một vài vấn đề để nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe hiện tại. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định một vài xét nghiệm và kiểm tra có liên quan để đưa ra những chẩn đoán lâm sàng, cụ thể:

Bác sĩ sẽ hỏi 1 số thông tin để chẩn đoán bệnh chính xác hơn

Bác sĩ sẽ hỏi 1 số thông tin để chẩn đoán bệnh chính xác hơn

  • Tiến hành tổng phân tích các tế bào máu (CBC).

  • Kiểm tra về nồng độ HP thông qua các xét nghiệm máu, nước bọt và cả hơi thở.

  • Xét nghiệm phân (mục đích để kiểm tra tình trạng máu có ở bên trong phân).

  • Tiến hành nội soi dạ dày để quan sát được phần niêm mạc dạ dày.

  • Thực hiện sinh khiết mô dạ dày.

  • Chụp X-quang để xem được các vấn đề về cấu trúc nằm ở bên trong của hệ tiêu hóa.

3. Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày cấp

Tùy vào tình trạng riêng mỗi người mà bác sĩ điều trị có thể lên những phương án và phác đồ khác nhau. Người bệnh cũng sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định những loại thuốc để sử dụng trong quá trình điều trị và cả cách thay đổi lối sống. 

  • Nhóm thuốc kháng acid có khả năng trung hòa được lượng acid ở bên trong dạ dày.

  • Thuốc kháng H2 được uống trước khi ăn tầm 10 - 60 phút nhằm mục đích hạn chế acid được sản sinh trong dạ dày.

  • Sử dụng dạng thuốc ức chế bơm proton để ngăn chặn quá trình sản xuất acid ở bên trong dạ dày. Tuy nhiên, loại thuốc này nên sử dụng với liều lượng trung bình 1 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày.

Sử dụng thuốc uống theo kê đơn của bác sĩ

Sử dụng thuốc uống theo kê đơn của bác sĩ

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được bác sĩ kê đơn thêm dòng thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột. Các loại thuốc kháng sinh (nếu có) thì sẽ được kê đơn cùng với nhóm thuốc kể trên. Phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân thường chỉ nên sử dụng từ 10 đến 14 ngày. 

4. Phòng viêm dạ dày cấp như thế nào tốt nhất?

Bên cạnh việc dùng đơn thuốc của bác sĩ để làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp thì những thói quen sống hàng ngày của bạn cũng có thể góp phần cho quá trình điều trị được tốt hơn. Một vài thói quen sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức khỏe mà bạn cần lưu ý như sau:

Thay đổi thói quen sống hàng ngày để cải thiện bệnh

Thay đổi thói quen sống hàng ngày để cải thiện bệnh

  • Không nên sử dụng những loại đồ uống có hại cho sức khỏe như đồ uống chứa cồn hoặc có chứa chất kích thích.

  • Thực hiện nghiêm túc thói ăn uống lành mạnh, không ăn đồ tươi sống, nước lã không đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

  • Không nên đụng đến các loại đồ ăn có đặc tính cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ hoặc có nhiều acid (đồ chua).

  • Nên chia chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh bị đói và không để dạ dày làm việc quá sức.

  • Hạn chế tình trạng thức khuya gây hại cho sức khỏe

  • Nên điều chỉnh tâm trạng phù hợp và hạn chế các vấn đề, áp lực khiến bản thân bị căng thẳng.

  • Không sử dụng những loại thuốc tác động, kích thích vùng niêm mạc dạ dày.

  • Một chế độ ăn nhẹ đầy đủ dinh dưỡng với các loại đồ ăn có ít acid, chất béo và chất xơ tự nhiên.

  • Nên tập thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng thường xuyên để phòng tránh sự xâm nhập của những loại vi khuẩn gây hại đối với cơ thể.

  • Dùng thuốc kháng viêm không có chứa thêm steroid theo những gì bác sĩ chỉ định. Lưu ý, không nên sử dụng một cách quá lạm dụng. Trong quá trình điều trị, bạn cần ăn uống thật đầy đủ và uống nước ấm để hạn chế sự tái phát của các triệu chứng viêm dạ dày cấp.

Để được khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng của bệnh, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong việc điều trị và chẩn đoán bệnh, đội ngũ chuyên gia bác sĩ của MEDLATEC luôn khiến các khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ. 

Bệnh viện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm có đầy đủ những trang thiết bị y khoa hiện đại. Đồng thời, Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP cùng hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại: như máy siêu âm, X-quang, MRI, CT,... đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. 

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp, hãy đến ngay MEDLATEC để được khám và chẩn đoán cho từng trường hợp cụ thể. Để đặt lịch trước, Quý khách vui lòng liên hệ qua số 1900 56 56 56. 

Từ khoá: viêm dạ dày

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.