Tin tức
Viêm dạ dày tá tràng: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và các thông tin khác
- 01/03/2024 | Viêm loét dạ dày - tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- 18/09/2024 | Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
- 23/09/2024 | Trẻ 16 tuổi mắc xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng, chuyên gia cảnh báo cha mẹ không...
- 19/12/2024 | Loét dạ dày tá tràng: Làm sao để kiểm soát và phòng ngừa biến chứng
- 11/01/2025 | Hành tá tràng: Những dấu hiệu bất thường cần biết để chẩn đoán bệnh sớm
1. Tổng quan về bệnh viêm dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày đã và đang bị tổn thương. Các vết loét sâu xuống ở lớp cơ niêm mạc, làm xuất hiện những cơn đau bụng và khó chịu cho người bệnh. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương, chất nhầy sản sinh ít hơn sẽ tạo điều kiện để acid dạ dày phá hủy lớp mô ở phía bên dưới, lâu dài sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng.
Viêm dạ dày tá tràng khiến bệnh nhân bị đau bụng và có cảm giác khó chịu
Thực tế, bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Ngược lại, khi các vết loét lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Hẹp môn vị.
- Có nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa.
- Thủng dạ dày
- Ung thư dạ dày,...
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng thường xuất hiện khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này gồm:
- Chế độ ăn uống kém thiếu khoa học, thường xuyên uống rượu, bia, thuốc lá,... Thói quen ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn vội,... cũng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm loét.
- Chế độ sinh hoạt không phù hợp: Thiếu ngủ, thức khuya,... khiến tinh thần mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến dạ dày.
- Lạm dụng thuốc tây và các loại hóa chất: Một số loại thuốc như giảm đau, kháng sinh,... cũng có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tác động. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.
- Bị nhiễm vi khuẩn HP: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến dạ dày gặp phải nhiều tổn thương nghiêm trọng, bao gồm viêm loét.
- Do các bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, bị hạ đường huyết, bị xơ gan,... đều là những yếu tố khiến nguy cơ bị viêm loét dạ dày tăng cao.
- Căng thẳng, sợ hãi, lo âu,... kéo dài cũng không có lợi cho sức khỏe dạ dày tá tràng. Chúng sẽ tạo nên những áp lực vô hình và hình thành các bệnh lý liên quan đến cơ quan này.
Viêm loét dạ dày tá tràng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Triệu chứng, biểu hiện nhận biết
Người bị dạ dày tá tràng thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Bị đầy hơi hoặc khó tiêu với tần suất thường xuyên.
- Có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Nhanh no hơn, thường cảm thấy chán ăn vì sự xuất hiện của những cơn đau hoặc khó chịu ở dạ dày.
- Bị đau ở thượng vị: Bệnh nhân có thể cảm thấy bị nóng rát, đau hoặc cồn cào. Những cơn đau xuất hiện có thể trước ăn hoặc sau khi ăn 1 - 2 giờ.
- Thường xuyên ợ nóng, ợ chua hoặc trào ngược dạ dày: Thường xuất hiện nhiều khi về đêm khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Nếu vấn đề này không được giải quyết sẽ dễ khiến cơ thể bị suy nhược.
- Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên do.
Bệnh nhân đặc trưng với các biểu hiện ợ nóng, ợ chua,...
4. Cách thức chẩn đoán bệnh lý
Vì vậy, bác sĩ chẩn đoán dạ dày tá tràng sẽ dựa vào biểu hiện lâm sàng, hỏi thăm chế độ ăn và sinh hoạt kết hợp với các phương pháp như:
- Nội soi dạ dày: Đây là cách thức chẩn đoán có mức độ chính xác cao nhất. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể xác định được ổ loét, vị trí và kích thước của chúng. Bên cạnh đó, những tổn thương khác ở lớp niêm mạc hay sinh thiết tổn thương cũng được phát hiện dễ dàng hơn.
- Xét nghiệm vi khuẩn HP: Thông qua phân tích mẫu phân, máu hoặc sinh thiết để xác định.
5. Phương pháp điều trị phổ biến
Tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà phác đồ điều trị sẽ được xây dựng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Một vài phương pháp điều trị phổ biến thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng như:
- Điều trị nội khoa: Chủ yếu sử dụng các loại thuốc điều trị với tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh lý. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được tự ý giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc dù có dấu hiệu cải thiện. Người bệnh cần uống đủ liều lượng đã kê đơn để tránh tình trạng bị kháng thuốc và tái khám theo lịch hẹn. Việc sử dụng và ngừng thuốc cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Phẫu thuật: Sẽ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với phác đồ nội khoa hoặc trường hợp với vết loét lớn, bệnh hay tái phát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiệp cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Đơn thuốc điều trị nội khoa được kê đơn tùy từng trường hợp
6. Phòng tránh bệnh lý như thế nào?
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến dạ dày, nhất là viêm dạ dày tá tràng, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như sau:
- Hạn chế các loại bia rượu, thuốc lá, những món ăn nhiều dầu mỡ và cay nóng,...
- Đảm bảo cân bằng dưỡng chất cho các bữa ăn hàng ngày.
- Nên bổ sung thêm bữa ăn hàng ngày các loại trái cây và rau củ, lợi khuẩn probiotics,...
- Uống đủ nước.
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Nên ăn uống khoa học, đúng giờ, không nên bỏ bữa và tránh ăn khuya.
- Ăn chín - uống sôi và tập thói quen rửa tay với xà phòng trước khi chế biến đồ ăn và trước khi ăn.
- Nếu đang sử dụng các loại thuốc có chứa Ibuprofen, aspirin và naproxen trong điều trị, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để kết hợp thuốc bảo vệ dạ dày hoặc đổi sang những loại thuốc khác có tác dụng tương đương mà không ảnh hưởng đến dạ dày.
- Luôn giữ cho mình tinh thần vui vẻ, hạn chế rơi vào stress và lo âu…
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập luyện để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Chế độ ăn uống khoa học giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn
Về cơ bản, bệnh viêm dạ dày tá tràng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán. Bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua số tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám trước và được hỗ trợ nhanh chóng hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!