Tin tức

Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Ngày 18/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, bệnh có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột và tiến triển thành ung thư dạ dày. Vậy tại sao bạn lại bị loét dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán bệnh trong bài viết dưới đây.

1. Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc hệ tiêu hóa bị acid dạ dày tấn công do nhiều nguyên nhân làm xuất hiện các tổn thương, chúng xuất hiện ở niêm mạc dạ dày (loét dạ dày) và niêm mạc tá tràng.

Bệnh loét dạ dày ngoài gây nên những cơn đau tại vùng thượng vị còn làm giảm chức năng tạo ra chất nhầy của niêm mạc, tạo điều kiện cho axit phá hủy các mô dạ dày.

2. Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

Người bệnh mắc loét dạ dày tá tràng khi axit dạ dày tiết ra ăn mòn niêm mạc bên trong dạ dày hoặc tá tràng, tạo thành các tổn thương loét gây đau và rỉ máu.

Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn H.P: Theo thông tin từ Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, vi khuẩn H.P là nguyên nhân chính gây nên viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh lý dạ dày khác. Chúng có thể gây sưng và kích ứng niêm mạc, tạo phản ứng viêm và có thể dẫn đến các vết loét.
    Bạn có thể bị lây HP từ một nụ hôn, ăn hoặc uống nước chung với người nhiễm bệnh.

Vi khuẩn H.P chính tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác.

Vi khuẩn H.P chính tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày và các bệnh lý dạ dày khác.

  • Dùng thuốc giảm đau chống viêm thường xuyên: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm thường có tác dụng phụ gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày, tạo thành các vết loét.

Theo Phòng khám Phẫu thuật và Y tế phi lợi nhuận Mayo Clinic, các yếu có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng khi sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên bao gồm:

  • Tuổi tác: trên 60 tuổi.
  • Tiền sử loét dạ dày tá tràng: Những người đã từng bị loét dạ dày tá tràng có nguy cơ cao bị lại lần nữa.
  • Sử dụng NSAID với một số thuốc khác: Bao gồm các thuốc giảm đau khác, steroid, thuốc làm loãng máu, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh loãng xương,...

Ngoài những tác nhân gây bệnh trên, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tình trạng loét dạ dày trầm trọng hơn như: thói quen hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, thường xuyên ăn đồ cay nóng, hoặc gặp stress trong thời gian dài. 

Theo Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh chế độ ăn uống là một tác nhân làm hình thành các vết viêm loét dạ dày. Phần lớn bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày có thói quen ăn quá nhanh (53%), ăn không đúng giờ (29,66%) và ăn thức ăn thừa từ bữa trước (28,14%). Các thói quen khác như ăn thực phẩm nhiều đường cũng thường gặp ở người viêm loét dạ dày với 27,57%, người thường xuyên ăn đồ cay nóng (25,10%) và có chế độ ăn nhiều thịt (24,33%).

3. Biến chứng loét dạ dày tá tràng 

Bệnh loét dạ dày tá tràng tuy dễ chữa khỏi nhưng lại thường xuyên tái phát, lâu dài gây ra những biến chứng:

  • Chảy máu ở dạ dày hoặc tá tràng: Gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Trường hợp nặng như nôn ra máu đen hoặc phân đen, bệnh nhân có thể phải nhập viện điều trị cầm máu và truyền máu.
  • Làm thủng dạ dày: Những vết loét có thể ăn thủng thành dạ dày hoặc ruột non, tạo điều kiện nhiễm trùng vùng bụng, hay còn gọi là viêm phúc mạc.

 Các vết loét dạ dày tá tràng nếu không được can thiệp sớm có thể gây thủng dạ dày, buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Các vết loét dạ dày tá tràng nếu không được can thiệp sớm có thể gây thủng dạ dày, buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.

  • Tắc nghẽn hệ tiêu hóa: Vết loét dạ dày có thể ngăn thức ăn đi qua đường tiêu hóa gây ra tắc nghẽn, làm người bệnh dễ no bụng, gây ra buồn nôn, chán ăn, sụt cân.
  • Ung thư dạ dày: Bệnh loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện sớm, các vết loét lâu dài có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

4. Triệu chứng loét dạ dày tá tràng

Nhiều người đang mắc loét dạ dày tá tràng và không có bất kỳ biểu hiện nào. Những người được chẩn đoán mắc loét dạ dày tá tràng thường có những biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát. Đối với một số người, cơn đau có thể tệ hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm. Cũng có trường hợp cơn đau nặng nề hơn sau khi ăn.
  • Cảm giác đầy bụng hoặc chướng bụng.
  • Ợ hơi.
  • Ợ nóng.
  • Buồn nôn.

Bệnh loét dạ dày tá tràng có thể gây chảy máu từ vết loét với các biểu hiện:

  • Nôn ra máu đỏ hoặc đen.
  • Phân lẫn máu đen hoặc phân có màu đen.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Da xanh xao, thiếu máu.
  • Cảm giác khó nuốt kéo dài.
  • Sờ được cục cứng nổi lên ở bụng.
  • Có người thân mắc bệnh này.

Khi có các dấu hiệu trên kèm nôn ra máu, có máu đen trong phân hoặc cảm thấy chóng mặt bạn nên đến địa chỉ y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Chẩn đoán bệnh loét dạ dày tá tràng

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, ngoài việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm y tế để giúp xác định bệnh loét dạ dày tá tràng, tìm ra nguyên nhân và kiểm tra các biến chứng, bao gồm:

Tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn H.P

Vì nhiễm khuẩn H.P được biết đến là tác nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm khẳng định sự tồn tại của loại vi khuẩn này trong dạ dày bệnh nhân bằng cách:

  • Test H.P hơi thở: Đối với xét nghiệm này, bạn sẽ nuốt một viên nang, chất lỏng hoặc bánh pudding có chứa ure được điều chế đặc biệt. Nếu có sự tồn tại của vi khuẩn H.P trong dạ dày, chúng sẽ chuyển đổi ure thành CO2 được đánh dấu phóng xạ. Sau vài phút, bạn sẽ thở vào một bình chứa và được bác sĩ kiểm tra.
  • Xét nghiệm phân: Nếu trong hệ tiêu hóa tồn tại vi khuẩn H.P, chúng cũng sẽ tồn tại trong phân của người bệnh.

Xét nghiệm phân giúp kiểm tra dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP

Các xét nghiệm giúp kiểm tra dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP

Nội soi 

Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi đường tiêu hóa trên để xác nhận chẩn đoán loét dạ dày tá tràng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Thông qua nội soi, bác sĩ có cơ hội quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày và ruột non, kịp thời phát hiện những tổn thương bất thường. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô niêm mạc dạ dày đem đi sinh thiết và chẩn đoán bệnh.

Chụp X- quang đường tiêu hóa trên

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X- quang đường tiêu hóa trên để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng hoặc biến chứng loét. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nuốt bari sau đó chụp X - quang và thu kết quả.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về căn bệnh loét dạ dày tá tràng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ khám chữa viêm loét dạ dày, bạn có thể chọn thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Chuyên khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế và Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh với các trang thiết bị hiện đại như máy chụp CT 128 dãy, FibroScan, máy siêu âm Doppler màu 4D,... giúp chẩn đoán bệnh loét dạ dày tá tràng nhanh chóng, chính xác.

Để đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể bấm gọi số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch trực tiếp thông qua ứng dụng My Medlatec.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ