Tin tức
Viêm gan B trong thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho cả mẹ và bé?
- 01/11/2023 | Bị mắc viêm gan B trong thai kỳ - Thai phụ nên làm gì?
- 01/03/2024 | Viêm gan B trong thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho cả mẹ và bé?
- 14/08/2024 | Người bị viêm gan B ăn gì và cần kiêng những gì?
- 12/09/2024 | Viêm gan B có lây không? Bệnh lây truyền qua con đường nào?
1.
Thời điểm lây nhiễm viêm gan B trong thai kỳ
Viêm gan B là bệnh lý gây ra bởi virus HBV, có thể gây hại cho gan với các triệu chứng như mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, nôn mửa, chán ăn, đau bụng ở khu vực hạ sườn phải. Đây được coi là bệnh lý nguy hiểm, có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành. Ở những trường hợp nặng, viêm gan B còn làm xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan B sẽ lây qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Dưới đây là 3 thời điểm virus HBV dễ truyền từ mẹ sang con nhất:
1.1. Khi mang thai
Tỷ lệ thai nhi bị nhiễm virus HBV từ mẹ trong giai đoạn mang thai ở 3 tháng đầu khá thấp (chỉ khoảng 2%). Bởi vì do ít có sự tiếp xúc giữa máu của thai nhi và người mẹ. Giữa mẹ và bé sẽ có một hàng rào nhau thai ngăn cách, đây đồng thời là nơi vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang cơ thể bé.
Ở những tháng đầu thai kỳ, nhau thai sẽ bao gồm 4 lớp cấu tạo đó là mô liên kết, nội mô mao mạch máu, lá nuôi hợp bào và lá nuôi tế bào. Sang đến tháng thứ 4 thì mô liên kết sẽ giảm số lượng, lá nuôi hợp bào mỏng dần và lá nuôi tế bào thì tiêu biến. Hàng rào nhau thai vì thế mà bị mỏng đi rất nhiều.
Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con
Chính vì lý do nào, chỉ cần có một vấn đề nào đó xảy ra trong cơ thể mẹ thì cũng sẽ tác động đến hàng rào nhau thai, máu của mẹ dễ tiếp xúc với máu bào thai khiến virus viêm gan B nhanh chóng lan truyền sang cơ thể bé.
1.2. Khi chuyển dạ
Đây là thời điểm quan trọng và nguy cơ lây nhiễm HBV từ mẹ sang con là rất cao. Nguyên nhân là do cơ tử cung sẽ co thắt nhiều trong quá trình chuyển dạ, kéo theo sự co thắt của các mạch máu nhau thai dễ khiến cho máu của mẹ và con tiếp xúc với nhau. Ngoài ra, khi thai nhi chui qua đường âm đạo còn tiếp xúc với chất dịch ở âm đạo - nơi chứa virus HBV nên cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
1.3. Khi cho con bú
Nguy cơ nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn cho con bú thường thấp. Tuy rằng các nghiên cứu cũng chỉ ra trong sữa mẹ có xuất hiện DNA của virus HBV nhưng nồng độ virus không cao nên tỷ lệ lây sang con sẽ rất thấp.
Những trường hợp trẻ bị nhiễm HBV do bú sữa mẹ thì thường là do đầu vú của mẹ bị tổn thương, hoặc trẻ có tổn thương trong khoang miệng. Vì vậy những sản phụ bị mắc viêm gan B trong thai kỳ cần lưu ý đến vấn đề chăm sóc cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nứt hay chảy máu núm vú để không lây nhiễm viêm gan B cho con.
Thời điểm chuyển dạ sinh nở là lúc thai nhi dễ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ nhất
2. Viêm gan B trong thai kỳ có những biểu hiện như thế nào?
Sau đây là một số dấu hiệu khi mẹ bầu bị mắc viêm gan B trong thai kỳ:
● Sốt.
● Đau bụng hạ sườn phải.
● Buồn nôn, nôn ói, chán ăn.
● Mệt mỏi trong nhiều ngày.
● Vàng da, vàng mắt.
● Nước tiểu đổi màu sang màu cam hoặc nâu.
● Phân sáng màu.
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đi khám ngay. Bởi vì nếu không có biện pháp điều trị dự phòng, viêm gan B có thể gây ra những vấn đề bất thường trong sản khoa như nhau bong non, rối loạn đông máu, sinh non, gây suy giảm sức đề kháng dẫn đến xơ gan,...
3. Viêm gan B được chẩn đoán bằng cách nào?
Bên cạnh việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B, để xác định một người có đang nhiễm phải HBV hay không thì cần tiến hành làm xét nghiệm. Các xét nghiệm sàng lọc viêm gan B có tác dụng chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh và phân biệt đó là viêm gan B thể cấp tính hay mạn tính.
2 loại xét nghiệm quan trọng nhất thường được chỉ định trong chẩn đoán viêm gan B đó là:
● Xét nghiệm HBsAg: có thể bạn chưa biết, HBsAg là ký hiệu chỉ kháng nguyên bề mặt của virus HBV. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì nghĩa là bệnh nhân đã bị mắc viêm gan B.
● Xét nghiệm Anti-HBs: có tác dụng đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể trước sự tấn công của HBV. Nếu trước đây người bệnh đã từng mắc viêm gan B và khỏi bệnh, hoặc từng được tiêm vắc xin phòng viêm gan B thì cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể giúp chống lại HBV, kết quả xét nghiệm sẽ là dương tính. Chỉ số Anti-HBs > 10 mUI/ml được đánh giá là đủ để bảo vệ cơ thể khỏi viêm gan B.
Ngoài 2 loại xét nghiệm điển hình nêu trên, nhằm để kiểm tra tổng thể chức năng gan, khả năng virus nhân lên, tải lượng virus,... trong cơ thể người bệnh thì bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm Anti-HBc, Anti HBeAg, HBeAg, xét nghiệm men gan ALT, AST,... Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện nguy cơ nhiễm viêm gan B trong thai kỳ
Bên cạnh đó, làm cách nào để viêm gan B trong thai kỳ là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Hiện nay khoa học vẫn chưa nghiên cứu thành công loại thuốc giúp kháng virus viêm gan B an toàn cho phụ nữ có thai. Do đó trong quá trình mang thai, người mẹ khi có các biểu hiện nghi ngờ viêm gan B thì cần đi khám ngay. Bác sĩ sẽ cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi viêm gan B trong thai kỳ để đưa ra nhưng xử trí tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin về tình trạng nhiễm viêm gan B trong thai kỳ, mong rằng bài viết này hữu ích đối với bạn. Viêm gan B dù xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào thì đều là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh này.
Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám và thực hiện viêm gan B, bạn có thể đến khám trực tiếp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô cùng thuận tiện, quý bạn đọc hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656 để được hỗ trợ đặt lịch lấy mẫu tận nơi hoặc lịch khám trực tiếp tại viện cùng bác sĩ chuyên khoa.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!