Tin tức
Viêm họng cấp gây ra những triệu chứng gì? Cách phòng bệnh như thế nào?
- 24/07/2021 | Lưu ý khi chữa trị viêm họng cấp để bệnh nhanh khỏi
- 03/06/2021 | 7 cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa đơn giản, hiệu quả
- 27/05/2021 | Viêm họng cấp: triệu chứng nhận diện bệnh điển hình nhất
- 14/07/2020 | Viêm họng cấp ở trẻ vào mùa hè - nguyên nhân, cách phòng ngừa và xử lý
1. Viêm họng cấp gây ra những triệu chứng như thế nào?
1.1. Viêm họng cấp là gì?
Viêm họng cấp có thể gặp ở bất cứ ai và thường xảy ra khi trời lạnh hoặc thời điểm giao mùa và thường do virus và vi khuẩn gây ra. Đây không phải là bệnh nguy hiểm. Khi được chăm sóc kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể khỏi bệnh nhanh chóng. Ngược lại, nếu chủ quan và không điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng xảy ra ở đường hô hấp dưới hoặc nhiễm trùng toàn thân.
Viêm họng cấp có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn
Bệnh được chia thành 2 loại đó là viêm họng đỏ và viêm họng trắng. Cụ thể là:
- Viêm họng đỏ: Đây là dạng bệnh viêm họng cấp thường gặp nhất. Khi mắc phải tình trạng này, niêm mạc họng phía trong của người bệnh sẽ có màu đỏ tươi, có hiện tượng sưng và phù nề.
- Viêm họng trắng: Nguyên nhân dẫn đến viêm họng trắng thường là do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Viêm họng trắng tuy ít gặp hơn nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm thận, viêm khớp, hay một số vấn đề về tim.
1.2. Một số triệu chứng của viêm họng cấp
Những triệu chứng của viêm họng cấp thường rất không khó để nhận biết. Cụ thể như sau:
- Người bệnh có biểu hiện sốt cao, nhất là đối tượng trẻ nhỏ. Khi bị viêm họng cấp, trẻ có thể sốt tới 40 độ C.
- Đau họng: Một trong những biểu hiện rất điển hình của viêm họng cấp chính là tình trạng đau họng và khó khăn khi nuốt. Ngay cả khi uống nước, uống canh hoặc thậm chí là bị đau họng người bệnh cũng cảm thấy rất đau. Bên cạnh đó, cổ họng của người bệnh sẽ luôn cảm thấy vướng víu khi nuốt.
Ho là dấu hiệu điển hình của viêm họng cấp
- Ho: Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm.
- Nghẹt mũi và khàn tiếng, thậm chí một số trường hợp còn bị mất giọng.
- Amidan sưng đỏ.
- Vùng cổ có hạch bị sưng
- Buồn nôn hoặc nôn.
2. Cùng tìm hiểu một số pháp điều trị viêm họng cấp
2.1. Phương pháp điều trị viêm họng cấp
Để chẩn đoán bệnh viêm họng cấp, các bác sĩ cần quan sát các triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn,… Sau khi chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh phổ biến:
-
Điều trị bệnh bằng thuốc
Đối với những trường hợp bệnh do virus gây ra, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc để giảm triệu chứng bệnh. Đối với những trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn giúp bệnh nhân điều trị bệnh dứt điểm. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh việc sử dụng thuốc sai cách gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Có thể điều trị viêm họng cấp bằng thuốc
Những loại thuốc thường dùng để điều trị viêm họng cấp bao gồm:
+ Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt để giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng và giảm bớt triệu chứng đau họng, mệt mỏi.
+ Các loại dung dịch súc miệng: Mục đích của các loại dung dịch này là sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu niêm mạc họng, phòng tránh tình trạng bội nhiễm.
+ Một số loại thuốc xịt họng có chứa chất khử trùng, gây tê.
+ Kháng sinh: Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, trong thời gian sử dụng thuốc, cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Áp dụng một số biện pháp điều trị viêm họng cấp tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, bạn cũng cần chú ý áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh ngay tại nhà để giúp bệnh có thể hồi phục nhanh chóng hơn. Cụ thể như sau:
+ Người bệnh nên nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Nên ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp, đồng thời chia nhỏ bữa ăn để dễ ăn hơn. Lưu ý tránh ăn những loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ, quá cay, quá mặn hay quá nóng,..
+ Nên uống nhiều nước ấm hoặc uống các loại trà ấm.
+ Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm.
+ Người bệnh không nên tiếp xúc với một số yếu tố gây kích ứng như khói thuốc lá, bia rượu, phấn hoa,..
2.2. Cách phòng ngừa viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp có thể được phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
- Luôn luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Nên kết hợp đánh răng ngày 2 lần với việc súc miệng với nước muối ấm để tăng thêm hiệu quả sát khuẩn.
Súc miệng bằng nước muối để phòng ngừa viêm họng
- Khi ra đường vào lúc trời đang lạnh hoặc vào thời điểm giao mùa, cần mặc ấm.
- Không nên tiếp xúc với người bệnh để hạn chế nguy cơ bị lây bệnh.
- Không hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn những thực phẩm lên men, thực phẩm sống.
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh, đồng thời cần tránh tiếp xúc với vùng không khí ô nhiễm.
- Đối với những trường hợp mắc bệnh mạn tính như bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan,… cần điều trị tích cực.
- Đối với trẻ nhỏ, cần chăm sóc trẻ cẩn thận hơn vào những thời điểm chuyển mùa hoặc khi trời quá lạnh. Cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay thường xuyên với xà phòng và một số quy tắc vệ sinh khi ăn uống.
- Có thể tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Nếu còn có thắc mắc về bệnh viêm họng cấp, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!