Tin tức
Viêm mũi họng cấp ở trẻ em có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa
- 03/06/2021 | Viêm mũi họng cấp ở trẻ em - cách chăm sóc trẻ đúng khoa học
- 03/06/2021 | Triệu chứng thường gặp và biến chứng viêm mũi họng cấp
- 29/12/2021 | Viêm mũi họng cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 16/11/2021 | Viêm mũi họng cấp: điều trị, cách chăm sóc và phòng ngừa
- 01/01/2024 | Viêm mũi họng cấp ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Trẻ em bị viêm mũi họng cấp có dấu hiệu gì?
Trước khi giải đáp băn khoăn viêm mũi họng cấp ở trẻ em có dấu hiệu gì, hãy cùng hiểu viêm mũi họng cấp ở trẻ em một tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc mũi họng, thường xuất hiện do tác động của virus hoặc vi khuẩn. Bệnh có những dấu hiệu phổ biến và dễ thấy như:
● Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi;
● Đau họng, ho khan, ho có đờm;
● Sốt nóng, có thể sốt nhẹ (< 38,5 độ C), hoặc sốt cao (≥ 38,5 độ C);
● Khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn;
● Ói mửa, đi đại tiện phân lỏng.
Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có diễn biến phức tạp. Các triệu chứng ban đầu của bệnh là sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu… Đây là các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Mũi bị kích thích và tăng tiết dịch để loại bỏ vi khuẩn hoặc virus. Trẻ có thể bị sốt cao, đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng này cũng có thể giúp tăng tốc quá trình phòng ngừa và chữa trị. Ớn lạnh là một phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ tăng lên do sốt. Chán ăn và nuốt đau có thể do viêm mũi họng, khiến việc ăn uống và nuốt trở nên không thoải mái. Khi mũi bị viêm, dịch tiết có thể chảy xuống họng, gây kích thích và có thể dẫn đến viêm họng.
Trẻ em có sức đề kháng yếu dễ mắc viêm mũi họng cấp
2. Các biện pháp điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Các biện pháp điều trị viêm mũi họng cấp ở trẻ em thường tập trung vào giảm nhẹ và giảm bớt các triệu chứng để giúp trẻ thoải mái hơn. Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý:
● Paracetamol là một loại thuốc thường được sử dụng để hạ sốt và giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà thuốc.
● Nếu trẻ có đau họng hoặc khó chịu, các thuốc giảm đau và kháng viêm như ibuprofen có thể được sử dụng theo liều lượng được chỉ định.
● Đồng thời, bố mẹ hãy bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống uống dung dịch bù điện giải Oresol (ORS) thay nước hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
● Nếu việc điều trị bệnh sớm và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc, tình trạng viêm mũi họng ở trẻ em sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày.
Ngoài việc uống đủ thuốc theo liều lượng của bác sĩ đã kê, bố mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, ăn nhiều trái cây,... để điều trị hiệu quả bệnh lý trên.
● Quan trọng để đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Sử dụng máy tạo ẩm ở gần nơi trẻ ngủ có thể giúp làm giảm khô họng và mũi.
● Việc duy trì đủ nước cho trẻ là quan trọng, đặc biệt khi trẻ có triệu chứng sốt hoặc mất nước do sổ mũi và ho.
Viêm mũi họng cấp có thể được điều trị hiệu quả bằng các biện pháp tự nhiên, thuốc giảm đau và nghỉ ngơi
3. Hướng dẫn phòng bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em
Đối với bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em nói riêng và các bệnh lý khác nói chung thì quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh viêm mũi họng cấp tính ở trẻ em đòi hỏi chú ý đến vệ sinh cá nhân, môi trường sống và một số biện pháp khác nhau để giảm nguy cơ lây nhiễm. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện:
● Rửa tay đúng cách, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi sờ vào mũi, miệng hoặc mắt.
● Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc của trẻ với những người có triệu chứng bệnh viêm mũi họng hoặc các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác.
● Phòng tránh chất kích thích: Tránh các chất kích thích như thuốc lá và khói từ môi trường, vì chúng có thể làm tổn thương niêm mạc mũi họng của trẻ.
● Duy trì môi trường ẩm độ phù hợp: Sử dụng máy tạo ẩm nếu không khí quá khô, vì không khí khô có thể làm tổn thương niêm mạc mũi họng và làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
● Chăm sóc dinh dưỡng: Bố nên chú trọng và đảm đảm rằng trẻ đang có chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: omega 3, omega 6 protein, trái cây,...
● Thực hiện tiêm phòng: Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình của bác sĩ để ngăn chặn viêm mũi họng do một số tác nhân gây bệnh.
● Giữ ấm cơ thể: Việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực, gan bàn chân cho trẻ vào thời điểm hanh khô, thời tiết lạnh rất quan trọng
● Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các nhiễm trùng do vi khuẩn, không hoạt động đối với các bệnh nhiễm trùng virus. Việc sử dụng không đúng và lạm dụng kháng sinh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Các loại thuốc có thành phần co mạch kéo dài cần được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ. Việc tự ý áp dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và không an toàn cho sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ không dùng lại đơn thuốc cũ mà không được bác sĩ kiểm tra lại. Bởi đơn thuốc cũ không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ và dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng cách.
Phòng ngừa viêm mũi họng cấp ở trẻ em cần chú ý đến việc giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh
Bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng. Do đó, nếu phát hiện có triệu chứng của viêm mũi họng cấp tính, bố mẹ nên đưa đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Đối với trẻ em, sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và vệ sinh là rất quan trọng để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, tìm hướng điều trị viêm mũi hiệu quả có thể đặt lịch trước cùng bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!