Tin tức

Xạ trị có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân ung thư?

Ngày 15/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đối với bệnh nhân ung thư và người nhà của họ thường rất lo lắng, rằng liệu pháp xạ trị có nguy hiểm không hay có tác dụng phụ gì đối với sức khỏe. Xạ trị đối với mỗi bệnh nhân tùy vào cơ địa mà có những phản ứng khác nhau, do đó bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về liệu pháp này.

1. Liệu pháp xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp trị liệu cho bệnh nhân ung thư sau khi đã loại bỏ khối u bằng phẫu thuật hay những khối u không thể cắt bỏ. Liệu pháp còn có nhiều tên gọi khác như chiếu xạ, liệu pháp tia X, liệu pháp bức xạ.

Xạ trị sử dụng sóng năng lượng cao hay các hạt như tia X, tia Gamma, chùm proton, electron nhằm tiêu diệt hay phá hủy hoàn toàn các tế bào ung thư mà phẫu thuật không thể loại bỏ được. Ung thư là những tế bào đột biến, chúng có khả năng phân chia và phát triển nhanh hơn so với tế bào bình thường, vì thế xạ trị sẽ cắt đứt các ADN của tế bào thành những đoạn nhỏ ngăn cản chúng phân chia và phát triển.

Trong điều trị ung thư ngoài liệu pháp xạ trị còn có liệu pháp hóa trị. Hóa trị là sử dụng thuốc chống ung thư đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm, với những đường đưa thuốc vào cơ thể như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới toàn cơ thể. Xạ trị thì có tác dụng cục bộ nghĩa là chỉ ảnh hưởng đến vị trí có tế bào ung thư. Tuy nhiên, như đã nói tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân thì xạ trị sẽ có những ảnh hưởng khác nhau, nên sử dụng xạ trị có nguy hiểm không thì vẫn chưa thật sự được xác định. 

Tia X được sử dụng nhiều trong chẩn đoán và xạ trị  Tia X được sử dụng nhiều trong chẩn đoán và xạ trị

2. Mục đích sử dụng xạ trị trong điều trị ung thư

Đa số các liệu pháp xạ trị tác dụng cục bộ tại vị trí có tế bào ung thư, do đó xạ trị sẽ vô nghĩa khi dùng điều trị cho các khối u ác tính đã di căn đến nhiều nơi. Vì thế phương pháp này được sử dụng đối với những khối u lành tính hay ở giai đoạn sớm, chúng ta cũng cần biết mỗi bệnh nhân sẽ có bệnh trạng khác nhau. 

Loại bỏ hoàn toàn hay thu nhỏ kích thước khối u ở giai đoạn đầu (xạ trị triệt căn)

Một vài loại ung thư rất nhạy cảm với tia bức xạ, cũng như ở giai đoạn đầu là thời điểm khối u còn nhỏ và yếu ớt. Do đó, xạ trị trong trường hợp này mục đích muốn loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư, cũng như bảo vệ và hạn chế tối đa các ảnh hưởng của tia bức xạ đến các tế bào lành lân cận. Xạ trị triệt căn thường được sử dụng một mình hay có thể kết hợp chung với các phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như bảo vệ tế bào lành.

Ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư (xạ trị dự phòng)

Các tế bào ung thư có thể di căn đến các vị trí khác trong cơ thể thông qua các mạch máu đến nuôi nó. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán nào giúp các bác sĩ nhận biết các tế bào ung thư di căn đến đâu và có đang di căn hay không. Do đó việc xạ trị dự phòng là hết sức cần thiết để ngăn chặn khối u tái phát, sau hóa trị, di căn sau phẫu thuật. Liều lượng khi xạ trị sẽ còn tùy thuộc vào từng loại ung thư, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Xạ trị giúp ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư

Xạ trị giúp ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư

Làm chậm quá trình phát triển hay thu nhỏ kích thước của khối u (xạ trị hỗ trợ)

Khối u khi phát triển quá nhanh xâm lấn các vùng xung quanh hay quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Do đó, xạ trị hỗ trợ nhằm mục đích làm giảm thể tích khối u, loại bỏ các tế bào xâm lấn, hay đối với khối u quá to không thể phẫu thuật sẽ làm nó nhỏ lại đến kích thước có thể can thiệp giải phẫu. Ngoài ra còn hỗ trợ cho quá trình điều trị hóa trị đem lại hiệu quả tốt hơn.

Giảm nhẹ các triệu chứng do các khối u gây ra (xạ trị tạm thời)

Các khối u gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, chúng không chỉ rút dần sức sống của người bệnh mà còn gây ra những đau đớn khó chịu. Vì thế xạ trị lúc này được sử dụng như một liều thuốc giảm đau cho bệnh nhân cũng như làm dịu đi các triệu chứng của căn bệnh như giảm đau trong ung thư di căn xương, gan,… giảm áp do di căn não, trung thất, tủy sống, chèn ép tĩnh mạch chủ. Cầm máu do ung thư bàng quang, vòm họng, tử cung gây ra. Hay làm giảm thể tích khối u, giảm áp lực giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi bệnh đã rơi vào giai đoạn cuối, người cao tuổi,…

Xạ trị là liệu pháp điều <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-tot-nhat-hien-nay-s91-n20027'  title ='trị ung thư'>trị ung thư</a>

Xạ trị là liệu pháp điều trị ung thư

3. Xạ trị có nguy hiểm không?

Bất kỳ phương thức điều trị nào cũng điều có mặt lợi và mặt hại của chính nó, không có phương thức nào là hoàn hảo không có tác dụng phụ đối với cơ thể người. Vì thế nên xạ trị cũng có những tác dụng phụ nhất định tuy nhiên tùy vào mỗi bệnh trạng mà tác dụng này sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Hầu hết các triệu chứng phụ này sẽ biến mất trong vài tháng sau khi kết thúc liệu pháp xạ trị, nhưng cũng có một số trường hợp tác dụng phụ sẽ kéo dài thêm để chờ các tế bào lành lân cận phục hồi.

Tác dụng phụ thường gặp khi thực hiện xạ trị gồm có: Mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Các vấn đề về da liễu, đối với vùng da tiếp xúc với tia bức xạ trong quá trình điều trị sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như mẫn đỏ, nổi mụn nước, sau một vài tuần sẽ bị khô nứt, ngứa, bong tróc da, các dấu hiệu này có thể được biết đến với tên gọi là viêm da do xạ trị. Khi có các dấu hiệu trên bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ phụ trách để có hướng điều trị.

Tiếp đến dấu hiệu dễ nhận biết nhất đối với các bệnh nhân ung thư mỗi khi xạ trị đó là rụng tóc. Tuy nhiên điều này thường xảy ra với những bệnh nhân sử dụng thuốc hóa trị, xạ trị chỉ gây rụng tóc khi bệnh nhân được chỉ định xạ trị vùng đầu khi gặp các khối u não. Ngoài ra, nếu xạ trị các vùng khác sẽ không gây rụng tóc. Người bệnh sau khi tóc mọc lại sẽ yếu và mỏng hơn so với lúc trước do các tế bào vùng da đầu cũng bị ảnh hưởng một phần do tia bức xạ.

Rụng tóc thường xảy ra đối với bệnh nhân xạ trị vùng đầu

Rụng tóc thường xảy ra đối với bệnh nhân xạ trị vùng đầu

Vậy xạ trị có nguy hiểm không thì hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh xạ trị gây nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên liệu pháp này vẫn mang lại một số tác dụng phụ không đáng có cho người bệnh và cũng tùy thuộc vào bệnh trạng của mỗi người. Do đó, bệnh nhân cũng như người nhà của mình không cần quá lo lắng đối với liệu pháp xạ trị này.

Để được tư vấn sức khỏe hoặc tầm soát ung thư hiệu quả, bạn có thể liên hệ đến số hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.