Tin tức
Xét nghiệm CK là gì và những ai cần làm xét nghiệm CK
- 09/08/2019 | Xét nghiệm Progesterone là gì và được chỉ định khi nào?
- 09/08/2019 | Xét nghiệm TRAb dùng để chẩn đoán bệnh gì?
- 07/08/2019 | Xét nghiệm SGOT thường được chỉ định khi nào?
1. Ý nghĩa của chỉ số CK
CK là viết tắt của enzyme xúc tác Creatine Kinase, hỗ trợ phản ứng sinh hóa chuyển creatine thành phosphocreatine với sự tham gia của 1 1 phân tử ATP. Enzyme CK là phân tử protein tạo bởi 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc khác nhau tạo thành, là chuỗi M nguồn gốc cơ và chuỗi B nguồn gốc não.
Như vậy, CK có 3 iso enzyme là CK-MM, CK-MB và CK-BB được tìm thấy ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
- CK – MM: được tìm thấy trong tim và cơ xương của người.
- CK – MB: Tìm thấy chủ yếu trong tim.
- CK – BB: TÌm thấy chủ yếu trong não, nhưng hầu hết bị chặn bởi hàng rào máu não nên không xuất hiện ở máu tuần hoàn.
Do đó, trong lâm sàng, xét nghiệm CK chủ yếu là CK tổng số bao gồm cả MM và MB để đánh giá tổn thương cơ xương và xét nghiệm CK-MB.
Xét nghiệm CK kiểm tra tổn thương cơ tim
2. Xét nghiệm CK là gì?
Xét nghiệm CK là một loại xét nghiệm máu để định lượng nồng độ enzyme CK có trong máu. Xét nghiệm CK có thể là xét nghiệm CK toàn phần hoặc định lượng CK – MB hoặc kết hợp cả hai.
Nồng độ CK trong máu phản ánh khá tốt tình trạng cơ bắp và sức khỏe tim. Cụ thể, nồng độ enzyme này trong máu tăng lên khi cơ bắp, cơ xương hoặc tim tổn thương.
Lấy máu xét nghiệm CK
3. Xét nghiệm CK và CK – MB được chỉ định khi nào?
Các đối tượng bị nghi ngờ tổn thương cơ tim sẽ được yêu cầu xét nghiệm CK toàn phần cùng hoặc riêng với xét nghiệm định lượng CK – MB. Đặc biệt với các trường hợp sau:
- Bệnh nhân nghi ngờ bị viêm cơ tim.
- Để chẩn đoán phân biệt bệnh nhân bị đau thắt ngực.
- Bệnh nhân có cơn đau tim, dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim.
CK – MB thường được chỉ định sau xét nghiệm CK khi kết quả bất thường, để:
- Chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng và điện tâm đồ của bệnh.
- Theo dõi hiệu quả của liệu pháp điều trị tan cục máu.
- Chẩn đoán nhồi máu kéo dài hoặc nhồi máu cơ tim lại.
4. Ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm CK
Giá trị CK bình thường trong huyết tương phụ thuộc vào giới tính:
- Nam: 38-174 U/L ở 37oC.
- Nữ: 26-140 U/L ở 37oC.
- Hoạt độ CK – MB: < 25 U/L.
- Tỉ số CK-MB/CK = 2,5 – 3 %.
Khi chỉ số CK tăng, bác sỹ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm, dựa vào triệu chứng lâm sàng mà chẩn đoán bệnh nhân có thể mắc các bệnh:
- Cơ tim tổn thương: Do viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng trong tim, tổn thương cơ tim cấp.
- Bệnh lý ngoài tim: suy thận, suy giáp cấp, Bệnh nhược cơ, Thể dục quá sức, bệnh ác tính, lạm dụng rượu…
- Do chấn thương, thiếu máu cục bộ cơ tim.
Xét nghiệm CK – MB khi nghi ngờ nhồi máu cơ tim lặp lại
Dựa vào kết quả xét nghiệm CK mà bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm CK – MB trong huyết hương. Cụ thể, nếu hoạt độ CK toàn phần > 80 U/L, cần xét nghiệm CK – MB và đánh giá tỷ số CK – MB/CK để chẩn đoán tổn thương cơ tim.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân có nhồi máu cơ tim lặp lại hoặc nghi mức độ tổn thương cơ tim tăng cao hơn thì cần lặp lại xét nghiệm CK và CK – MB theo thời gian cách 3, 6, 9 giờ sau xét nghiệm đầu. Nếu CK-MB đã giảm lại lập tức tăng lên thì nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát sớm, còn hoạt độ CK – MB cao sau 3 ngày thì là nhồi máu cơ tim kéo dài.
Có thể thực hiện đo CK – MB mass (đo CK – MB bằng phương pháp miễn dịch với kháng thể đặc hiệu CK – M và CK – B) để đánh giá chính xác hơn tổn thương cơ tim do cách định lượng CK-MB bằng phương pháp hóa sinh có thể bị nhiễu do hạn chế của phương pháp.
5. Các yếu tố không bệnh lý ảnh hưởng đến nồng độ CK
Bên cạnh yếu tố bệnh lý đã nêu ở trên, có những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới nồng độ CK trong máu. Cụ thể:
5.1. Khối lượng cơ của cơ thể
Ở những người có khối lượng cơ lớn, thì mức CK cũng cao hơn so với những người bình thường. Điều này dễ lí giải bởi enzyme CK một phần được sinh ra bởi cơ. Cần lưu ý điều này với những người tập thể hình…
5.2. Vùng sinh sống
Theo số liệu, người Mỹ gốc phi có mức CK trong máu cao hơn so với các dân tộc khác.
5.3. Người thể dục quá nặng
Vận động viên các môn cử tạ hoặc thể thao khác phải luyện tập thường xuyên, các buổi thể dục dài cũng có nồng độ CK cao hơn người bình thường.
5.4. Do tổn thương cơ bắp
Những tai nạn làm tổn thương cơ bắp như phẫu thuật, tai nạn hay tiêm bắp cũng gây tăng Ck.
5.5. Sử dụng thuốc
Những loại thuốc gây tổn thương cơ bắp, bao gồm cả thuốc hạ Cholesterol cũng làm tăng CK.
Hãy cho bác sỹ biết về những vấn đề này bởi chúng làm ảnh hưởng tới nồng độ CK trong máu, khiến kết quả không đánh giá chính xác được tình trạng sức khỏe cơ tim của bạn.
6. Xét nghiệm CK thực hiện ở đâu?
Xét nghiệm CK hay xét nghiệm CK – MB là một trong những xét nghiệm máu không quá phức tạp, được thực hiện ở nhiều trung tâm xét nghiệm trong cả nước.
Xét nghiệm CK được thực hiện hàng ngày tại MEDLATEC
Trong đó có trung tâm xét nghiệm bệnh viện đa khoa MEDLATEC, được thực hiện hàng ngày theo yêu cầu của người bệnh hay các bác sỹ điều trị trên cả nước. Bệnh nhân có nhu cầu có thể tới Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC để xét nghiệm trực tiếp hoặc đăng ký dịch vụ xét nghiệm tại nhà nếu bạn khó khăn trong sắp xếp thời gian và di chuyển.
Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC sở hữu hệ thống máy móc tân tiến, hiện đại trên thế giới, cùng đội ngũ kĩ thuật viên chuyên môn cao thực hiện xét nghiệm theo quy trình đạt chuẩn quốc tế.
Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi thực hiện xét nghiệm tại đây. Bất cứ vấn đề bất thường nào về kết quả xét nghiệm, bác sỹ MEDLATEC sẽ trực tiếp tư vấn kĩ càng, phân tích kết quả và đưa ra lời khuyên hợp lý.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp nào, đừng ngần ngại liên hệ với MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!