Tin tức

Xét nghiệm gan: phân loại và đối tượng nên thực hiện

Ngày 17/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh lý về gan là thường khó phát hiện sớm do triệu chứng mờ nhạt, không đặc trưng, có thể gây tổn thương lâu dài, xơ hóa mô gan vĩnh viễn, dẫn tới ảnh hưởng đến chức năng gan. Do đó, xét nghiệm gan có vai trò quan trọng trong phát hiện sớm tổn thương, suy giảm chức năng gan, từ đó điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị.

1. Có những loại xét nghiệm gan nào?

Gan có rất nhiều chức năng, các chức năng nổi bật thường được nhắc đến như: chức năng chuyển hóa, chức năng chống độc, chức năng tạo mật và enzyme tiêu hóa,…

Gan là cơ quan nội tạng có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa chất

Gan là cơ quan nội tạng có vai trò quan trọng trong tiêu hóa và chuyển hóa chất

Các loại xét nghiệm gan cũng được phân nhóm để đánh giá những chức năng gan cụ thể, bao gồm:

1.1. Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

Suy giảm chức năng gan nói chung thường bắt nguồn từ tình trạng tổn thương, hoại tử tế bào gan. Có thể kiểm tra tình trạng này tốt nhất bằng nồng độ các loại enzyme nội bào tăng bất thường khi có tổn thương gan. 

Cụ thể gồm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm ALT: Nồng độ ALT bình thường < 40 UI/L, khi có tổn thương gan nồng độ ALT sẽ cao vượt mức này.

  • Xét nghiệm AST: Nồng độ AST bình thường < 40 UI/L, khi mắc bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan hay tổn thương hoại tử tế bào gan, nồng độ AST thường tăng cao. Tuy nhiên, có những bệnh lý khác cũng gây tăng AST trong máu như tổn thương cơ vân, nhồi máu cơ tim, nhược giáp, cường giáp,…

 Xét nghiệm ALT giúp đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

 Xét nghiệm ALT giúp đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

Ngoài hai xét nghiệm chính trên, xét nghiệm chỉ số LDH và Ferritin cũng có thể cùng được thực hiện để chẩn đoán chính xác tình trạng hoại tử tế bào gan.

1.2. Xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan

Chức năng quan trọng và được hầu hết chúng ta nhớ đến đầu tiên khi nhắc đến gan là chức năng bài tiết, khử độc. Để kiểm tra chức năng này, xét nghiệm định lượng các chất sau thường được thực hiện:

Xét nghiệm Bilirubin

Bilirubin được tạo ra khi tế bào hồng cầu già thoái hóa, được chuyển đến gan tổng hợp và xử lý. Có hai loại tồn tại của Bilirubin là dạng trực tiếp và gián tiếp. Nếu Bilirubin xuất hiện dạng trực tiếp nghĩa là có mặt trong nước tiểu, khả năng cao gan bị tổn thương nên chức năng bài tiết Bilirubin suy giảm.

  • Giá trị Bilirubin GT bình thường: 0,6 - 0,8 mg/dL.

  • Giá trị Bilirubin TT bình thường: 0,2 - 0,4 mg/dL.

Xét nghiệm GGT

GGT là loại enzyme rất nhạy với tế bào biểu mô của ống mật khi bị tổn thương chưa có hoại tử, cũng được dùng trong đánh giá chức năng bài tiết của gan song không đặc hiệu.

  • Giá trị GGT bình thường ở nữ: <30 IU/L.

  • Giá trị GGT bình thường ở nam: <50 IU/L.

Xét nghiệm ALP đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan

Xét nghiệm ALP đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan

Xét nghiệm ALP

ALP là enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa kẽm, cũng khá nhạy với tổn thương gan nhất là có tắc mật. Giá trị ALP bình thường từ 20 - 140 IU/L, ở người già trên 60 tuổi có thể cao hơn bình thường.

ALT trong máu tăng hơn mức bình thường có thể liên quan đến tổn thương gan, áp xe, u hạt hoặc thoái hóa gan.

Xét nghiệm NH3

NH3 là chất được gan giải độc chuyển hóa thành urê sau đó được cơ thể bài tiết ra ngoài qua thận. Do đó, xét nghiệm NH3 để kiểm tra chức năng gan, nếu chất này không được loại trừ hoàn toàn, xuất hiện với nồng độ bất thường trong máu nghĩa là chức năng gan đang gặp vấn đề.

Nồng độ NH3 bình thường trong máu là 5 - 69 mcg/dL.

1.3. Xét nghiệm đánh giá chức năng tổng hợp của gan

Để đánh giá chức năng tổng hợp của gan, các xét nghiệm đánh giá đại phân tử protein máu được thực hiện:

Xét nghiệm Albumin

Gan là nơi duy nhất tổng hợp albumin trong cơ thể, do đó khi gan tổn thương, mắc bệnh thì Albumin trong máu giảm.

Theo dõi thời gian Prothrombin PT

Thời gian Prothrombin PT bất thường có liên quan đến các yếu tố đông máu do gan sản xuất, do đó xét nghiệm này cũng để đánh giá chức năng gan trong tổng hợp yếu tố đông máu.

Như vậy, có rất nhiều xét nghiệm gan để phát hiện tổn thương, kiểm tra chức năng gan trong các bệnh lý khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng, thăm khám lâm sàng để chỉ định xét nghiệm gan phù hợp giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Theo dõi thời gian Prothrombin PT để đánh giá chức năng gan tổng hợp yếu tố đông máu

Theo dõi thời gian Prothrombin PT để đánh giá chức năng gan tổng hợp yếu tố đông máu

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh gan khác ngoài xét nghiệm

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các xét nghiệm gan trong sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương gan và các bệnh lý liên quan. Song kết quả xét nghiệm gan có thể không đủ để chẩn đoán, bệnh nhân có thể cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác kết hợp như:

2.1. Siêu âm gan

Siêu âm gan giúp bác sĩ quan sát hình ảnh cấu trúc trong gan khá tốt, linh hoạt, dễ thực hiện và không xâm lấn. Siêu âm gan cũng được chỉ định khá phổ biến trong chẩn đoán bệnh về gan.

2.2. Chụp cắt lớp vi tính

So với chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh cấu trúc gan rõ nét hơn, giúp phát hiện bất thường ở gan tốt hơn.

2.3. Chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, cho hình ảnh chi tiết nhiều chiều để chẩn đoán được những tổn thương gan rất nhỏ.

 Sinh thiết gan để chẩn đoán chính xác bệnh lý, nhất là ung thư gan

 Sinh thiết gan để chẩn đoán chính xác bệnh lý, nhất là ung thư gan

2.4. Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là phương pháp cần can thiệp thủ thuật ngoại khoa để lấy đi lượng nhỏ mô gan đem đi phân tích. Thông thường khi các xét nghiệm gan, chẩn đoán hình ảnh không thể chẩn đoán chính xác bệnh lý hoặc có liên quan đến ung thư, sinh thiết gan là phương pháp xét nghiệm được chỉ định.

Bên cạnh xét nghiệm gan, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết mô gan cũng có nhiều ý nghĩa, tăng tính chính xác cho chẩn đoán bệnh. 

3. Các đối tượng nên xét nghiệm gan

Các đối tượng thường được chỉ định xét nghiệm gan bao gồm:

  • Đang sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ gây hại cho gan, xét nghiệm gan để theo dõi ảnh hưởng của thuốc, xem xét can thiệp hoặc thay thế thuốc nếu cần thiết.

  • Người uống nhiều rượu bia, dễ dẫn đến bệnh lý về gan mật.

  • Người bị viêm gan Virus cả thể hoạt động đang gây bệnh hay không hoạt động và gây hại cho lá gan.

  • Người có dấu hiệu bệnh về gan như: vàng da, cơ thể mệt mỏi, đau vùng gan,…

  • Người đang theo dõi hiệu quả điều trị bệnh lý về gan mật.

Để đảm bảo tính chính xác, cần thực hiện xét nghiệm gan ở các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 198, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Trong đó, MEDLATEC là một trong số ít các cơ sở y tế có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022), quy trình xét nghiệm chặt chẽ, tự động hóa, đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.