Tin tức
Xét nghiệm HPV Sơn Tây và những điều bạn cần biết
- 22/12/2022 | Xét nghiệm HPV Cần Thơ - đăng ký ngay dịch vụ của MEDLATEC
- 08/02/2023 | Chị em nên lựa chọn địa chỉ xét nghiệm HPV Hưng Yên ở đâu?
- 04/02/2023 | Góc giải đáp: Chúng ta nên đi tiêm chủng HPV ở đâu?
1. Xét nghiệm HPV nhằm mục đích gì?
Xét nghiệm HPV cho phép chúng ta tìm kiếm dấu vết của virus HPV trong cơ thể người bệnh. Đây là virus gây u nhú ở người, có thể lây lan qua hoạt động quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn.
Khi không được chẩn đoán và điều trị ngay từ sớm, về lâu dài HPV có thể gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Một điều đáng lo ngại là hiện nay độ tuổi nhiễm HPV đang dần trẻ hóa.
Xét nghiệm HPV có thể giúp chúng ta biết được nguy cơ ung thư cổ tử cung chứ chưa khẳng định chắc chắn là bạn đang bị mắc căn bệnh này. Thực tế đây là một hình thức hỗ trợ phát hiện sự tồn tại của HPV trong cơ thể người phụ nữ. Nếu nó xuất hiện thì tức là bệnh nhân cần được kiểm tra chuyên sâu hơn để hạn chế và kiểm soát, phòng ngừa nó có thể phát triển thành ung thư trong tương lai.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung và HPV là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này
2. Các phương pháp xét nghiệm HPV
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của xét nghiệm HPV. Tùy từng trường hợp hoặc điều kiện cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp xét nghiệm HPV như sau:
-
Phương pháp xét nghiệm Pap: nếu kết quả của xét nghiệm Pap - smear cho thấy sự tồn tại của các tế bào rỗng thì có thể nghi ngờ người bệnh có nhiễm HPV
-
Phương pháp xét nghiệm HPV: thường chỉ định cho nữ giới trên 25 tuổi. Tác dụng của phương pháp này là giúp chúng ta phát hiện và kiểm tra xem bệnh nhân có đang nhiễm virus hay không. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xét nghiệm kết hợp cả phương pháp Pap-smear và xét nghiệm HPV để đảm bảo độ chính xác của kết quả.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm HPV
3.1. Trước khi xét nghiệm nên chú ý những gì?
Để đảm bảo độ chính xác cho kết quả xét nghiệm, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Kiêng quan hệ ít nhất 2 ngày, không dùng các sản phẩm cho vùng kín hoặc dùng các thuốc đặt âm đạo trước khi tiến hành xét nghiệm;
-
Không thăm khám khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm được nhưng kết quả sẽ dễ bị sai lệch so với ngày thường khi sạch kinh.
HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung
3.2. Các bước xét nghiệm HPV
Sau khi đã đảm bảo 2 lưu ý trên được tuân thủ kỹ càng, người bệnh sẵn sàng làm xét nghiệm thì sẽ thực hiện xét nghiệm theo các bước dưới đây:
-
Bước 1: chuẩn bị lấy mẫu: bệnh nhân sẽ nằm ngửa trên ghế khám. hai chân đặt lên bàn đạp hỗ trợ. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng (mỏ vịt) để đưa vào âm đạo. Dụng cụ này giúp nới rộng âm đạo để bác sĩ có thể quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung một cách rõ ràng hơn;
-
Bước 2: lấy mẫu xét nghiệm: bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ được thiết kế theo dạng bàn chải mềm mịn để lấy mẫu tế bào cổ tử cung (dùng cho xét nghiệm PAP), và thêm cả dịch âm đạo (đối với xét nghiệm HPV). Trong quá trình thu thập mẫu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì;
-
Bước 3: Đợi kết quả xét nghiệm: sau khi hoàn tất thủ tục lấy mẫu, điều bệnh nhân cần làm chỉ là chờ đợi kết quả. Lúc này bạn có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn thời điểm bạn sẽ nhận được kết quả chẩn đoán, kèm theo đó là tư vấn chuyên sâu hơn nếu kết quả hiển thị dương tính.
4. Các lưu ý nữ giới cần ghi nhớ sau khi thực hiện xét nghiệm HPV
Sau khi xét nghiệm HPV có 2 khả năng sẽ xảy ra đó là: kết quả âm tính hoặc dương tính. Đối với những trường hợp nhận được kết quả âm tính thì tức là người bệnh không bị nhiễm virus HPV, việc chăm sóc sức khỏe vẫn nên duy trì như bình thường và xét nghiệm lại HPV sau 2 - 3 năm. Còn nếu dương tính tức là virus HPV đang tồn tại trong cơ thể người bệnh.
Trường hợp kết quả dương tính, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về các phương pháp giúp cải thiện tình trạng này. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương cổ tử cung trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu hơn. Một số giải pháp được khuyến khích áp dụng bao gồm: soi cổ tử cung, sinh thiết, theo dõi định kỳ, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp hoặc nếu cần thiết có thể tiến hành loại bỏ những tế bào bất thường ở cổ tử cung.
Trên đây là những điều bạn cần lưu ý về xét nghiệm HPV. Có thể nói đối với phụ nữ thì xét nghiệm này có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán, tầm soát và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Thời điểm phát hiện nguy cơ ung thư cổ tử cung càng sớm thì cơ hội điều trị khỏi sẽ càng cao. Chính vì vậy nữ giới nên thực hiện xét nghiệm HPV định kỳ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế để giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân, nâng cao chất lượng sống cũng như kéo dài tuổi thọ.
Trong trường hợp bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc lựa chọn địa chỉ thăm khám, xét nghiệm HPV uy tín, chất lượng với chi phí hợp lý tại Sơn Tây thì hãy đăng ký khám ngay tại Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Sơn Tây.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC với máy móc hiện đại được y bác sĩ giàu kinh nghiệm vận hành
Khi thực hiện xét nghiệm HPV Sơn Tây tại MEDLATEC, quý khách hàng sẽ được đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn tận tình. Song song với trình độ chuyên môn cao của đội ngũ các chuyên gia tại MEDLATEC, hỗ trợ cho việc thăm khám và chẩn đoán bệnh là hệ thống máy móc y tế hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm được công nhận 2 chứng chỉ đạt chuẩn quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP, giúp khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đến khám trực tiếp tại địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa xét nghiệm MEDLATEC Sơn Tây: Số 79 Trung Sơn Trầm, Phường Trung Sơn Trầm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!