Tin tức
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai có quan trọng không?
- 29/12/2021 | Góc tư vấn: Nên sàng lọc trước sinh ở đâu để đảm bảo kết quả chính xác?
- 21/04/2020 | Xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn nhóm B quan trọng với thai phụ ra sao?
- 29/12/2021 | Những ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh mẹ bầu cần hiểu rõ
1. Tìm hiểu về liên cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một loại vi khuẩn thường tìm thấy ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ mắc khoảng 20 - 40%. Vi khuẩn này thường trú ngụ ở đường sinh dục, trực tràng.
Nguyên nhân gây bệnh
Liên cầu khuẩn nhóm B không phải là căn bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục. Mà đây là sinh vật nội sinh, hay có ở âm đạo và trực tràng của người phụ nữ. Thông thường, GBS không gây hại cho sức khỏe nhưng ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ khiến thai chết lưu và sinh non.
Liên cầu khuẩn nhóm B là vi khuẩn nội sinh tồn tại trong cơ thể phụ nữ
Triệu chứng mắc liên cầu khuẩn nhóm B
Hầu hết phụ nữ mang thai bị nhiễm GBS không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. một số ít trường hợp có thể bị viêm đường tiết niệu hoặc viêm âm đạo- tử cung. Nhưng đây lại là nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ mang thai bị vỡ ối sớm, thai chết lưu, sinh non hoặc gặp phải một số vấn đề khác khi sinh con.
Liên cầu khuẩn nhóm B có nguy hiểm không?
Với thai phụ: nhiễm GBS làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non.
Đối với thai nhi:
-
Nhiễm trùng sớm: trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu hoặc trong vòng 24 - 48 giờ sau sinh bị nhiễm khuẩn có triệu chứng ngưng thở, suy hô hấp, lơ mơ, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,… gây tỷ lệ tử vong cao.
-
Nhiễm trùng muộn: Thường gặp nhất ở trẻ khoảng 30 ngày tuổi. Trẻ thường có những biểu hiện nghiêm trọng như viêm màng não, viêm khớp, nhiễm trùng máu, viêm xương tủy. Nhiễm trùng giai đoạn muộn ít gặp và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiễm trùng sớm. Tuy nhiên, những trẻ bị nhiễm trùng giai đoạn muộn có nhiều khả năng để lại di chứng vĩnh viễn.
Liên cầu khuẩn nhóm B gây nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh
2. Khi nào cần xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B
Phụ nữ mang thai nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B thường không có dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe trong cơ thể.Tuy nhiên, nếu người mẹ nhiễm GBS thì có khả năng cao lây truyền sang con trong quá trình sinh nở. Chính vì thế, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B và phát hiện từ sớm sẽ là căn cứ để bác sĩ theo dõi, tăng cường các giải pháp phòng ngừa lây truyền sang con.
Đối tượng và thời gian làm xét nghiệm
Đối tượng xét nghiệm: xét nghiệm GBS được khuyến nghị áp dụng cho tất cả phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Thời gian tiến hành xét nghiệm: thực hiện vào tuần thai thứ 35 -37 tuần + 6 ngày đối với đơn thai. Từ 32-34 tuần đối với trường hợp đa thai hoặc những trường hợp có dấu hiệu sinh non hay vỡ ối sớm.
Đối tượng có nguy cơ cao: những phụ nữ mang thai đã từng sinh con bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, có tiền sử sinh non, sốt trong lúc chuyển dạ,… Nếu có tiền sử từng gặp phải tình trạng này thì càng cần thiết phải thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B đúng thời gian để có giải pháp phòng ngừa vi khuẩn lây từ mẹ sang con.
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được khuyến nghị áp dụng đối với mọi phụ nữ mang thai
Cách thức xét nghiệm
Phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế hoặc các bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B đúng thời gian khuyến nghị nhằm đem lại kết quả chính xác nhất. Để làm xét nghiệm này, kỹ thuật viên sẽ thực hiện lấy mẫu ở cùng đồ bên âm đạo và trực tràng bằng 1 que tăm bông nhỏ để phân tích. Sau 5 ngày đến 1 tuần thì sẽ trả kết quả.
3. Giải pháp phòng ngừa lây nhiễm GBS từ mẹ sang con
Không phải đứa trẻ nào sinh ra từ người mẹ có xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B dương tính đều bị nhiễm bệnh và có những dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người mẹ có vi khuẩn GBS thì sẽ có mức độ rủi ro cao. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh điều trị cho những trường hợp thai phụ bị viêm đường tiết niệu do GBS.
Áp dụng điều trị kháng sinh dự phòng trong quá trình chuyển dạ đối với những trường hợp sau:
-
Xét nghiệm GBS trước sinh cho kết quả dương tính.
-
Trường hợp vỡ ối trước 37 tuổi mà trước đó chưa có thông tin về tình trạng nhiễm GBS hoặc với trường hợp trước đó đã từng sinh con bị nhiễm khuẩn sơ sinh.
Trong mọi trường hợp thì Penicillin là kháng sinh thường được sử dụng phổ biến nhất.
4. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B tại MEDLATEC
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm, đồng thời là địa chỉ chăm sóc sức khỏe thai sản được nhiều mẹ bầu tin tưởng, lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân khi chọn địa chỉ xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B thì có thể cân nhắc, lựa chọn MEDLATEC.
Tại đây, khách hàng sẽ được các bác sĩ đầu ngành sản phụ khoa, giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ thăm khám. Xét nghiệm được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, mẫu xét nghiệm được bảo quản đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Kết quả xét nghiệm đảm bảo tính chính xác cao. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa tại đây sẽ tư vấn, đưa ra định hướng cụ thể nhằm giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, phòng tránh rủi ro đạt hiệu quả cao nhất.
Thăm khám uy tín, hiệu quả tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Để tiện lợi trong thăm khám và thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B cùng các dịch vụ Y tế khác tại MEDLATEC, khách hàng hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài chăm sóc khách hàng theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!