Tin tức
Xét nghiệm protein C và những điều có thể bạn chưa biết
- 30/05/2020 | Điện di protein huyết thanh - Xét nghiệm quan trọng trong bệnh đa u tủy xương
- 06/05/2020 | Xét nghiệm protein toàn phần có ý nghĩa như thế nào?
- 04/04/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm Anti beta 2 - Glycoprotein trong hội chứng kháng Phospholipid
- 27/08/2019 | Giá trị của protein phản ứng C độ nhạy cao (hsCRP) - một dấu ấn viêm trong đánh giá nguy cơ...
- 04/03/2019 | Ý nghĩa lâm sàng của các lipid, lipoprotein và các tỷ số của chúng
- 09/06/2020 | Phương pháp kéo dài dương vật hiệu quả dành cho đàn ông
- 09/06/2020 | Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 30 chỉ số
- 09/06/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm Anti Thrombin III trong đánh giá tình trạng đông máu
- 09/06/2020 | Các biện pháp tránh thai phổ biến, tránh “vỡ kế hoạch”
- 09/06/2020 | Xét nghiệm kẽm trong máu để làm gì?
1. Vai trò của protein C đối với quá trình đông máu
Đông máu là chức năng sinh lý cơ bản của cơ thể người. Bình thường có trạng thái cân bằng giữa sự hoạt hóa đông máu và ức chế đông máu được thiết lập, giúp cho máu lưu thông thuận lợi trong lòng mạch dưới dạng dịch thể. Hoạt động ức chế đông máu có sự tham gia của hàng chục chất kháng đông sinh lý khác nhau do cơ thể sản xuất, trong đó có protein C - một loại tiền men phụ thuộc vitamin K được tổng hợp tại gan.
Bình thường máu lưu thông ở dạng dịch thể
Ở trạng thái sinh lý bình thường, khi mô hoặc thành mạch bị tổn thương, cơ chế đông máu lập tức được khởi động với sự kiện ban đầu là sự tập trung của tiểu cầu và các chất hóa ứng động do chúng hấp dẫn tới để tạo thành đinh tiểu cầu không bền vững tạm thời che bít vị trí tổn thương. Đồng thời quá trình đông máu huyết tương cũng được hoạt hóa với sự tham gia của các yếu tố đông máu theo sơ đồ dòng thác đông máu, kết quả cuối cùng là tạo ra cục máu đông mà bản chất là mạng lưới sợi fibrin vững chắc giúp ngăn ngừa máu thoát ra khỏi lòng mạch.
Sự tham gia của protein C trong quá trình đông máu
Ngược lại, cùng với hoạt động của hệ thống các chất kháng đông sinh lý khác theo các cơ chế khác nhau, protein C có nhiệm vụ khống chế kích thước của các cục máu đông thông qua cơ chế làm bất hoạt yếu tố Va và yếu tố VIIIa dưới ảnh hưởng của thrombin, giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu quá mức, đảm bảo sự thông thoáng cho lòng mạch ở một mức độ nhất định. Sự rối loạn về số lượng hoặc chất lượng của protein C dẫn đến trạng thái cân bằng giữa hai cơ chế nêu trên bị phá vỡ và có thể được xem là một yếu tố tiên lượng tình trạng tăng đông và huyết khối ở người bệnh.
2. Xét nghiệm protein C có giá trị như thế nào?
Xét nghiệm protein C và protein S (một đồng yếu tố của protein C, giúp tăng cường tác dụng gấp 2 - 3 lần) thường được chỉ định cùng nhau. Chúng có tác dụng hỗ trợ trong chẩn đoán các rối loạn đông máu.
Bình thường giá trị định lượng của protein C ở vào khoảng 82 - 112%. Thiếu hụt protein này có thể dẫn đến nguy cơ phát triển các cục máu đông bất thường. Bạn có thể gặp tình trạng thiếu hụt này trong một số các trường hợp sau:
- Tiền sử gia đình có người bị rối loạn đông cầm máu, do thiếu hụt protein C có thể là một thiếu hụt mang tính chất di truyền.
- Có cục máu đông lưu thông trong lòng mạch mà không tìm được nguyên nhân.
- Xuất hiện cục máu đông ở một vị trí bất thường như cánh tay hoặc mạch máu não.
- Xuất hiện cục máu đông ở độ tuổi dưới 50.
- Sảy thai liên tiếp, do thiếu hụt protein C đôi khi gây ra những rối loạn đông máu có thể ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Bệnh gan, ung thư, nhiễm trùng nặng, hội chứng thận hư, HIV,...
- Suy dinh dưỡng.
- Thiếu vitamin K; sử dụng thuốc chống đông đường uống như warfarin, coumadin,...
- Đông máu rải rác nội mạch.
- Các bệnh lý gây ra tình trạng tăng đông nói chung.
Xét nghiệm protein C là một xét nghiệm đông máu chuyên sâu
Như vậy nhìn chung, xét nghiệm protein C có giá trị trong việc tiên lượng nguy cơ và theo dõi bệnh lý huyết khối ở những bệnh nhân có tình trạng tăng đông. Đây là xét nghiệm chuyên sâu thường được định hướng chỉ định sau khi các xét nghiệm đông máu cơ bản có kết quả.
3. Thực hiện xét nghiệm protein C như thế nào?
Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch chống đông bởi Natri citrat 3.2% hoặc 3.8% với tỉ lệ máu và chất chống đông là 9:1. Tỉ lệ này cần được đảm bảo chính xác để tránh gây ảnh hưởng tới kết quả. Mẫu bệnh phẩm thu về được đem ly tâm lấy huyết tương nghèo tiểu cầu, sau đó tiến hành phân tích trên hệ thống phân tích tự động.
Đối với xét nghiệm này, bạn không cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống đông,... có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp đó, bạn nên hỏi bác sĩ của mình để nhận được lời tư vấn chính xác nhất.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm protein C
Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Tỷ lệ giữa máu và chất chống đông không chính xác.
- Mẫu bệnh phẩm thiếu thể tích, vỡ hồng cầu, bị đông vón, điều kiện bảo quản không tốt, không đạt yêu cầu,...
- Người bệnh đang sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu,...
- Đối với hệ thống máy phân tích sử dụng nguyên lý đo quang học, các mẫu bệnh phẩm có huyết tương đục, huyết tương vàng do lipid máu tăng cao,... có thể là yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng tới việc phân tích kết quả.
Vì vậy để giảm thiểu những sai số do nguyên nhân chủ quan, bạn nên lựa chọn những cơ sở có uy tín để thực hiện xét nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có trên 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với mạng lưới các phòng xét nghiệm rộng khắp tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc cùng đội ngũ chuyên gia y tế giỏi chuyên môn và tận tình chu đáo, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao tới người dân.
Dịch vụ lấy mẫu tận nhà của MEDLATEC
Hiện nay dịch vụ xét nghiệm protein C đã triển khai tại MEDLATEC. Với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bạn chỉ cần gọi điện qua số tổng đài để đặt lịch và chờ được lấy mẫu tận nơi.
Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của bệnh viện số 1900 56 56 56. Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!