Tin tức
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ quan trọng ra sao và cần thiết với những ai?
- 10/05/2021 | Cùng tìm hiểu: Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
- 17/12/2021 | Bác sĩ tư vấn thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
- 12/03/2021 | Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
- 16/01/2021 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền, thực hiện ở đâu?
- 19/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu?
1. Vì sao nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi rất nhiều, đặc biệt là các loại hormone của nhau thai. Loại hormone này có thể làm rối loạn việc sản sinh Insulin của cơ thể, khiến glucose trong máu tăng cao, gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
Những thai phụ bị thừa cân, béo phì hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị tiểu đường trong thời gian mang thai sẽ cao hơn các trường hợp khác, đặc biệt những trường hợp thai phụ có chế độ ăn không hợp lý.
Tuy nhiên, tình trạng tiểu đường khi mang thai thường khó phát hiện vì bệnh không có những triệu chứng điển hình. Chính vì thế, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm cần thiết đối với tất cả mẹ bầu.
Một số biến chứng của bệnh tiểu đường có thể kể đến là:
-
Đối với thai phụ:
+ Những phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ rất dễ bị tăng cân quá mức.
+ Có nguy cơ bị đa ối, vì thể tử cung to nhanh và có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn.
+ Tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
+ Những bà bầu tiểu đường thường có nguy cơ huyết áp cao và tiền sản giật cao gấp 4 lần những trường hợp khác.
+ Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ và mức độ nhiễm trùng.
+ Mẹ bầu có nguy cơ khó sinh và tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
+ Tăng nguy cơ sinh mổ và có thể gặp phải một số nguy cơ rủi ro nhất định khi sinh mổ.
Nguy cơ sinh non và dị tật thai nhi do tiểu đường thai kỳ
-
Đối với thai nhi
+ Khi bị tiểu đường, mẹ bầu không được kiểm soát và điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
+ Thai nhi được sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị rối loạn tăng trưởng có thể quá nhỏ hoặc quá to. Đặc biệt đối với những trường hợp thai nhi quá to sẽ khiến cho quá trình sinh nở của các bà mẹ thêm khó khăn và thường phải lựa chọn sinh mổ. Đồng thời trong quá trình chuyển dạ, trẻ có thể có nguy cơ rủi ro nhất định.
+ Thai nhi có thể bị chết lưu.
+ Trẻ có nguy cơ mắc bị suy hô hấp, dễ bị hạ đường huyết, vàng da,… thậm chí có nguy cơ hôn mê.
+ Trẻ có nguy cơ bị béo phì, tiểu đường khi trưởng thành.
2. Một số phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Tất cả những phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường và thời điểm thích hợp nhất là từ tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Tuy nhiên những thai phụ có tiền sử bệnh tiểu đường, bị thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn không khoa học, mất cân bằng dinh dưỡng và có một số biểu hiện bất thường như cơ thể mệt mỏi, thường xuyên khát nước, có cảm giác vị ngọt trong miệng,… thì có thể xét nghiệm sớm hơn.
Dưới đây là 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến:
-
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo phương pháp 2 bước
Bước 1: Mẹ bầu sẽ được uống 50g glucose. Lưu ý không nhịn đói trước khi uống. Sau khi uống glucose được 1 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành đo chỉ số huyết tương cho thai phụ. Nếu kết quả ghi nhận là bằng hoặc lớn hơn 7,2 mmol/l, thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện bước số 2.
Mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai 24 đến 28
Bước 2: Mẹ bầu cần uống 100g glucose pha với 250ml nước. Lưu ý trước khi thực hiện bước này, thai phụ không nên ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào, chỉ được uống nước lọc trong vòng 8 giờ.
Trong trường hợp kết quả của thai phụ cao hơn ít nhất 2 chỉ số dưới đây thì được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ:
+ Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Carpenter/Coustan
Chỉ số đo lúc đói: 5,3 mmol/L.
Chỉ số đo tại thời điểm 1 giờ: 10 mmol/L.
Chỉ số đo tại thời điểm 2 giờ: 8,6 mmol/L.
Chỉ số đo tại thời điểm 3 giờ: 7,8 mmol/L.
+ Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của National Diabetes Data Group
Chỉ số đo lúc đói: 5,8 mmol/L.
Chỉ số đo tại thời điểm 1 giờ: 10,6 mmol/L.
Chỉ số đo tại thời điểm 2 giờ: 9,2 mmol/L.
Chỉ số đo tại thời điểm 3 giờ: 8,0 mmol/L.
-
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo phương pháp 1 bước
Phương pháp này thường được chỉ định với các thai phụ trước đó được chẩn đoán không tiểu đường và thường được thực hiện ở tuần thai thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
Cách thực hiện như sau:
+ Thai phụ cần uống dung dịch chứa 75g Glucose. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ đo lượng glucose ở thời điểm nhịn đói và ở các thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau đó.
+ Thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng và nhịn đói ít nhất 8 tiếng.
Trong trường hợp đạt một trong những kết quả dưới đây, thai phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ:
Chỉ số đo lúc đói lớn hơn hoặc bằng 5,1 mmol/L.
Chỉ số đo thời điểm 1 giờ lớn hơn hoặc bằng 10,0 mmol/L.
Chỉ số đo thời điểm 2 giờ lớn hơn hoặc bằng 8,5 mmol/L.
Nên có chế độ ăn lành mạnh để phòng tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần được tư vấn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những địa chỉ y tế uy tín được nhiều người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận tin tưởng và lựa chọn. Điểm vượt trội của MEDLATEC là quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có chuyên môn cao và đặc biệt là Trung tâm xét nghiệm chuyên nghiệp, hiện đại, vinh dự đạt chứng chỉ ISO 15189:2012. Do đó mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn các dịch vụ xét nghiệm, thăm khám thai định kỳ tại MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!