Tin tức
Xét nghiệm viêm gan B: khi nào nên làm và cách đọc kết quả
- 19/02/2021 | Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến nhất hiện nay
- 19/01/2021 | Băn khoăn: xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
- 21/12/2020 | Viêm gan B xét nghiệm có những loại phổ biến nào?
1. Khi nào nên làm xét nghiệm viêm gan B - bác sĩ trả lời
Virus viêm gan B gồm 1 lớp vỏ bên ngoài bao quanh 1 lõi bên trong. Trong đó, lớp vỏ bên ngoài được gọi là kháng nguyên bề mặt viêm gan B, chứ 1 protein (HbsAg). Lõi bên trong chứa 1 protein HBsAg và kháng nguyên lõi HBcAg.
Virus viêm gan B là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến hiện nay
Do đó, huyết thanh chẩn đoán viêm gan B sẽ tìm kiếm sự có mặt của các kháng nguyên trên (HbsAg , HbcAg, HbeAg) cũng như các kháng thể đặc hiệu đối với các kháng nguyên này (HbaAb, HbcAb. HbeAb).
Các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán viêm gan B là bước cần thiết giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe, bệnh lý và diễn biến để kiểm soát bệnh bằng phác đồ điều trị phù hợp. Những người có nguy cơ cao, từng tiếp xúc gần với người bệnh hoặc chưa có miễn dịch từ tiêm phòng được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc.
Rất khó phát hiện viêm gan B qua triệu chứng giai đoạn đầu
2. Dấu hiệu cho thấy có thể bạn bị viêm gan B
Viêm gan virus B thường khó nhận biết do không có triệu chứng đặc trưng, nếu chủ động theo dõi sức khỏe có thể thấy các triệu chứng cơ bản sau:
Mệt mỏi, chán ăn
Khi virus làm tổn thương, suy giảm chức năng gan, người bệnh thường có cảm giác không còn khẩu vị trong ăn uống, chán ăn, mệt mỏi,… Tình trạng này kéo dài dẫn tới sụt cân, sức khỏe yếu. Đa phần các bệnh nhân viêm gan B giai đoạn sớm chỉ thấy triệu chứng mệt mỏi, đôi khi không cảm nhận thấy. Chán ăn xuất hiện khi bệnh đã phát triển nặng.
Nước tiểu vàng
Rất khó để phân biệt tình trạng nước tiểu vàng do uống ít nước, do bệnh lý thận hay viêm gan B. Song đây cũng là một thông tin triệu chứng giúp bạn phán đoán bệnh tốt hơn. Nếu đã uống nhiều nước nhưng tình trạng nước tiểu vàng vẫn xuất hiện, kết hợp với mệt mỏi thì rất có thể bạn đã mắc viêm gan B.
Viêm gan B thường gây nhiều vấn đề tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa
Gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa, viêm gan B khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề trong quá trình này như: khó tiêu, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, nát,… Nếu viêm gan B kết hợp với ứ mật nặng, người bệnh bị phân bạc màu.
Vàng da
Vàng da do rối loạn dịch mật chỉ xuất hiện ở người bệnh viêm gan B nặng, vì thế nếu có triệu chứng này hãy sớm tới bệnh viện kiểm tra.
Đau tức vùng gan
Đây không phải là triệu chứng đặc trưng bởi không nhiều bệnh nhân viêm gan B có cảm giác đau tức vùng gan.
Nếu xét nghiệm sàng lọc kết luận bệnh nhân bị viêm gan B, các xét nghiệm chuyên sâu khác sẽ được thực hiện nhằm cung cấp thông tin bệnh chi tiết hơn như: số lượng virus, giai đoạn bệnh, mức độ nhân lên của virus, ảnh hưởng của virus đến chức năng gan, mật,…
3. Cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B
Đầu tiên, hãy xác định bạn thực hiện loại xét nghiệm viêm gan B nào để kiểm tra kết quả xét nghiệm sẽ tiết lộ thông tin tương ứng.
Một số cách đọc các chỉ số xét nghiệm gan dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.
3.1. Kết quả xét nghiệm kháng nguyên HBsAg
Nếu kết quả âm tính nghĩa là có thể coi đối tượng chưa từng mắc viêm gan B hoặc đã từng mắc nhưng phục hồi hoàn toàn, không còn virus trong cơ thể. HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus và là chất chỉ điểm chính của viêm gan B. Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với người hiến máu và để chẩn đoán viêm gan virus B.
Xét nghiệm HBsAg là xét nghiệm viêm gan B thường dùng
3.2. Xét nghiệm Anti-HBs
Kết quả dương tính: Bệnh nhân có miễn dịch với viêm gan B, có thể yên tâm không cần tiêm vắc xin bổ sung.
Kết quả âm tính: Bệnh nhân chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch chưa đủ, miễn dịch này được tạo ra nhờ tiêm phòng vắc xin hoặc sau khi khỏi bệnh.
3.3. Xét nghiệm HBeAg
Kết quả dương tính: Virus đang hoạt động và nhân lên nhanh chóng, có nguy cơ lây lan.
Kết quả âm tính: có ý nghĩa tiên lượng tốt và bệnh nhân không còn là nguồn lây nhiễm virus. Xét nghiệm này cũng được dùng để theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
3.4. Xét nghiệm Anti-HBe
Kết quả dương tính: Cơ thể có miễn dịch một phần với viêm gan B.
Kết quả âm tính: Cơ thể chưa có miễn dịch với viêm gan B.
Kết quả xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe kết hợp giúp đánh giá tình trạng virus và viêm gan chính xác hơn.
3.5. Xét nghiệm Anti-HBC
Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy bệnh đang đang bị phơi nhiễm virus viêm gan B.
3.6. Xét nghiệm Anti-HBc IgM
Xét nghiệm này nếu dương tính, kết hợp với kết quả Anti-HBc cho phép chẩn đoán bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính hay mạn tính.
Trước khi làm xét nghiệm viêm gan B cần tránh sử dụng chất kích thích
4. Một số lưu ý khi đi xét nghiệm viêm gan B
Các xét nghiệm viêm gan B đều là xét nghiệm sinh hóa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế để kết quả chính xác, bệnh nhân nên lưu ý 1 số vấn đề sau:
-
Ngừng uống thuốc trước khi làm xét nghiệm, hãy thảo luận với bác sĩ nếu đang dùng thuốc điều trị.
-
Không uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm.
Nếu bạn gặp khó khăn về cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B, hãy liên hệ với chuyên gia gan mật Bệnh viện MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn Quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022) cùng quy trình thăm khám nhanh chóng, chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn hài lòng.
Ngoài ra, nếu thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC, hãy yên tâm bác sĩ sẽ giải thích đầy đủ kết quả tới mọi bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý với từng đối tượng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!