Tin tức
Băn khoăn: xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
- 16/01/2021 | Các loại xét nghiệm viêm gan B phổ biến nhất hiện nay
- 03/12/2020 | Điều trị viêm gan B như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
- 03/12/2020 | Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai để đảm bảo an toàn?
1. Góc giải đáp: xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Trước hết, xét nghiệm viêm gan B thực hiện phân tích tìm kiếm và định lượng 1 số chất nhất định (thường là kháng nguyên và kháng thể của virus HBV) trong máu người.
Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra
Xét nghiệm viêm gan B không chỉ thực hiện ở người nghi ngờ mắc bệnh mà cả những người bình thường. Virus này dễ lây lan rộng ra cộng đồng, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống. Đặc biệt ở giai đoạn virus phát triển, chúng hoàn toàn có thể lây lan từ người bệnh sang người lành. Vì thế xét nghiệm viêm gan B ngoài chức năng phát hiện chẩn đoán bệnh còn cần xác định người bệnh có khả năng gây lây lan hay không.
Vậy xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? Một số chất cần phân tích khi xét nghiệm có thể chịu ảnh hưởng bởi thức ăn nên cần nhịn ăn và một số xét nghiệm viêm gan B sẽ không cần. Nên xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn cần thực hiện.
1.1. Các xét nghiệm viêm gan B mà không cần nhịn ăn
Hai xét nghiệm viêm gan B được thực hiện phổ biến nhất để sàng lọc, chẩn đoán viêm gan B không cần bệnh nhân phải nhịn ăn.
Xét nghiệm này có vai trò chính là kiểm tra và chẩn đoán lây nhiễm virus viêm gan B - HBV. Kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy người bệnh đã nhiễm virus và ngược lại.
Xét nghiệm kháng nguyên HBsAg là xét nghiệm viêm gan B phổ biến
Xét nghiệm Anti-HBs
Đây là xét nghiệm định tính kháng thể với kháng nguyên HBsAg của virus viêm gan B. Điều đó có nghĩa là nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì cơ thể đã có miễn dịch với bệnh và ngược lại. Điều này hữu ích với những người chuẩn bị đến vùng dịch hoặc muốn kiểm tra để tiêm phòng vắc xin viêm gan B.
Tuy nhiên cũng có trường hợp xét nghiệm Anti-HBs dương tính nhưng lượng kháng thể này không đạt mức tối thiểu nên cơ thể cũng chưa đủ khả năng chống lại bệnh. Lúc này bệnh nhân vẫn cần tiêm vắc xin để tăng kháng thể.
Với 2 xét nghiệm viêm gan B trên, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống để đảm bảo sức khỏe và chủ động tới cho mẫu xét nghiệm, khám sức khỏe bình thường. Ngoài ra còn nhiều xét nghiệm viêm gan B dựa trên kháng nguyên virus và kháng thể khác song ít phổ biến hơn. Những xét nghiệm này cũng không yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn do thực phẩm không làm ảnh hưởng đến hoạt động của virus.
Bác sĩ còn khuyến cáo người bệnh nên ăn uống đầy đủ để tránh trường hợp tụt huyết áp do đói và cho máu.
1.2. Xét nghiệm viêm gan B cần nhịn ăn
Những xét nghiệm nằm trong nhóm này là xét nghiệm đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh và ảnh hưởng của virus với chức năng gan. Cụ thể bao gồm:
Các xét nghiệm sinh hóa đánh giá chức năng gan cần nhịn ăn
-
Sinh thiết gan.
-
Xét nghiệm men gan.
Với những xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nhịn ăn, uống hoặc chỉ uống nước trước thời gian lấy mẫu xét nghiệm khoảng 8 - 12 giờ. Đặc biệt là các thức uống nhiều cồn, cafein, đồ ăn nhiều dầu mỡ cần hạn chế vì có thể làm sai lệch kết quả.
Việc nhịn ăn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động thường ngày, hãy thống nhất với bác sĩ về thời điểm lấy mẫu phù hợp cũng như hướng dẫn ăn uống trước đó.
1.3. Trường hợp cần xem xét thêm
Xét nghiệm sinh thiết gan được thực hiện khi nghi ngờ viêm gan B có xuất hiện các khối u nghi ngờ u gan, ung thư gan. Việc ăn quá no (khiến túi mật co bóp nhiều, kim sinh thiết có thể chọc nhầm vào túi mật) hoặc để bụng quá đói (khiến bệnh nhân nôn ói sau sinh thiết) đều không phù hợp để làm xét nghiệm.
Vì thế quyết định xét nghiệm có cần nhịn ăn không sẽ tùy thuộc vào đánh giá và chỉ định từ bác sĩ thăm khám.
2. Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm viêm gan B
Ngoài yếu tố dinh dưỡng và ăn uống, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm viêm gan B cần lưu ý một số vấn đề sau để kết quả chính xác và phản ánh đúng tình trạng bệnh.
Uống nhiều nước giúp gan hoạt động tốt và kết quả xét nghiệm cũng chính xác hơn
2.1. Uống nhiều nước
Với các xét nghiệm không cần nhịn ăn uống hoặc cần hạn chế, người bệnh có thể uống nhiều nước hơn để cơ thể thanh lọc, loại bỏ chất độc hại tốt hơn.
2.2. Tránh xa thức uống và thức ăn gây hại đến gan
Các loại thức uống chứa cồn gây kích thích như rượu, bia,… hoặc món ăn cay, nóng gây hại đến gan đều cần hạn chế tối đa trước khi lấy máu xét nghiệm 2 - 3 ngày.
2.3. Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng
Với các xét nghiệm viêm gan B cần nhịn ăn uống, lấy mẫu vào buổi sáng thì thích hợp nhất bởi sau một đêm ngủ dài sẽ khiến bạn bớt kiệt sức hơn là nhịn ăn uống trong ngày. Hơn nữa, gan sau một đêm nghỉ ngơi sẽ hoạt động tốt hơn, xét nghiệm từ đó cũng có kết quả chính xác hơn.
2.4. Chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín
Xét nghiệm viêm gan B rất phổ biến hiện nay, có thể thực hiện tại nhiều phòng khám, bệnh viện trên cả nước. Tuy nhiên hãy lựa chọn kỹ cơ sở y tế với đủ hệ thống vật chất, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên môn cao trong xét nghiệm, thăm khám và điều trị bệnh. Việc này giúp kết quả xét nghiệm viêm gan B có độ tin cậy cao hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là bệnh viện đầu ngành về xét nghiệm
Xét nghiệm viêm gan B rất cần thiết và quan trọng với mọi người, kể cả bệnh nhân đã từng nhiễm virus hay đang nhiễm virus lẫn người không mắc bệnh. Xét nghiệm này để phát hiện bệnh, định lượng số lượng và tốc độ nhân lên của virus viêm gan B.
Vì thế hãy tuân thủ theo hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện xét nghiệm để kết quả thu được chính xác. Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm uy tín hàng đầu cả nước, được đánh giá cao cả về chất lượng. Để được đặt lịch tư vấn hoặc thực hiện xét nghiệm, hãy liên hệ qua hotline 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!