Tin tức

Xơ hóa gan F2 có nguy hiểm không và điều trị thế nào?

Ngày 17/10/2019
ThS. BS Hoàng Thị Thúy, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Trên thế giới, mỗi năm có tới hàng nghìn người chết vì bệnh xơ gan. Ở Việt Nam, số người mắc xơ gan không ngừng tăng lên, nhiều người dân đều chưa có kiến thức đầy đủ về căn bệnh xơ gan được gọi là “sát thủ thầm lặng” cũng như cách xử lý bệnh này. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ cung cấp kiến thức y học cơ bản về xơ hóa gan F2.

1. Xơ hóa gan F2 là gì?

Xơ hóa gan F2 chỉ mức độ bệnh xơ gan. Bệnh xơ gan hình thành do viêm gan mạn tính lâu năm, tổn thương gan lặp lại khiến các mô sẹo và tổ chức xơ hình thành, thay thế cho tế bào gan bình thường. Các mô xơ, mô sẹo xuất hiện càng nhiều khiến chức năng gan suy yếu đến mất khả năng làm việc nếu không can thiệp kịp thời.

Bệnh xơ gan gồm 4 giai đoạn bệnh lần lượt là xơ gan F1, F2, F3 và F4. Xơ gan F2 là xơ gan, được xếp vào mức độ bệnh trung bình. So với xơ gan F1 trước đó, xơ gan F2 có các mô xơ xuất hiện nhiều hơn, tổn thương gan nhiều và triệu chứng bệnh cũng rõ ràng hơn.

Giai đoạn sau đó là xơ hóa gan F3, nếu xơ gan F2 không điều trị tích cực thì sẽ phát triển nhanh chóng sang giai đoạn này. Gan lúc này đã bị các mô xơ, mô sẹo chiếm khá nhiều, chức năng gan suy giảm nhanh chóng, biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Vàng da là triệu chứng điển hình của xơ gan F2

Vàng da là triệu chứng điển hình của xơ gan F2

Do chức năng gan suy giảm rõ rệt nên bệnh nhân xơ hóa gan F2 có triệu chứng bệnh điển hình do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể là chứng vàng da. Bên cạnh đó là nhiều triệu chứng không rõ ràng khác như: Đau hạ sườn phải, vàng mắt, chán ăn, ăn không ngon, sao mạch trên da,… Những triệu chứng này dễ nhầm sang bệnh lý tiêu hóa khác nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua.

2. Xơ hóa gan F2 nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù xơ gan cấp độ F2 vẫn được xếp vào giai đoạn nhẹ, xơ gan còn bù nên chức năng gan chưa bị suy giảm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì các mô xơ sẽ ngày càng lan rộng, bệnh nhanh chóng chuyển sang cấp độ xơ gan F3, F4 nặng hơn.

Khi xơ gan nặng nề giai đoạn F3, F4, nguy cơ biến chứng rất cao, hơn nữa việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Điều trị bệnh xơ gan giai đoạn mất bù chủ yếu là cải thiện chất lượng sống, phòng ngừa biến chứng chứ không thể chữa khỏi triệt để. 

Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm thường gặp nếu xơ hóa gan F2 không được điều trị đúng cách và hiệu quả:

Xuất huyết tiêu hóa

Khi các mô xơ gan làm cản trở lưu thông máu, áp lực tại các tĩnh mạch tăng, gây giãn tĩnh mạch, phình tĩnh mạch dạ dày, thực quản và kết quả cuối cùng là xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh lúc này sẽ bị nôn ra máu, đại tiện ra máu, máu chảy xuống ruột non, dạ dày,…

Xơ gan có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa

Xơ gan có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa

Nếu xuất huyết tiêu hóa không phát hiện sớm và can thiệp sẽ dẫn tới tử vong.

Hôn mê gan

Nếu xơ gan F2 không được điều trị, xơ gan chuyển sang giai đoạn cuối, gan không thể đảm nhiệm việc thải độc cơ thể. Chất độc ứ đọng, từ máu truyền đi khắp cơ thể, gây ra hôn mê gan, hay còn gọi là não gan. 

Người bệnh tâm trí lơ mơ, mất tập trung, mất định hướng, rối loạn trí nhớ,… dẫn tới hôn mê và có thể tử vong.

Ung thư gan

Người mắc bệnh xơ gan có nguy cơ ung thư gan rất cao, nhất là xơ gan tiến triển nhanh, mô sẹo lan rộng không kiểm soát kịp thời. Do đó, người mắc bệnh xơ gan F2 cần tầm soát ung thư gan định kỳ, kể cả khi bệnh đã được khống chế và điều trị phòng ngừa.

3. Điều trị bệnh xơ gan F2 như thế nào?

Bệnh nhân khi phát hiện mình mắc xơ gan F2 thì tốt nhất hãy điều trị ngay lúc này, nếu chần chừ chưa điều trị ngay sẽ bỏ qua giai đoạn bệnh chưa gây nhiều biến chứng, việc chữa trị cũng hiệu quả hơn.

Để điều trị xơ gan F2 có hiệu quả, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm phân tích để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và khống chế, loại bỏ chúng. Điều trị nguyên nhân là một phần quan trọng trong điều trị xơ gan, làm chậm quá trình xơ hóa và tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây xơ gan

Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân gây xơ gan

Theo đó:

- Bệnh nhân cần ngừng tất cả thói quen gây hại cho sức khỏe của gan như: Thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, lạm dụng thuốc Tây.

- Bệnh nhân bị xơ gan do viêm gan virus thì phải điều trị viêm gan virus tích cực, khống chế sự phát triển và gây bệnh của virus.

- Trường hợp bệnh nhân xơ gan do mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ thì cần giảm cân khoa học ngay lập tức, kiểm soát cholesterol và đường trong máu.

Cùng với đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, với thực phẩm có tác dụng giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Hạn chế sử dụng thực phẩm khó tiêu hóa, thực phẩm chế biến sẵn. 

Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, bác sỹ dựa trên tình trạng bệnh mà sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số loại thuốc có thể được áp dụng để điều trị xơ gan, bác sỹ sẽ là người kê đơn, để bệnh nhân sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao. 

Việc điều trị bảo tồn xơ gan F2 rất quan trọng, nhằm ngăn chặn bệnh phát triển sang các cấp độ bệnh nguy hiểm hơn. Đó là thực hiện thói quen sống, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, giảm tải công việc cho gan, giúp gan hồi phục.

Một số loại thực phẩm tốt cho gan

Một số loại thực phẩm tốt cho gan

Nguy cơ biến chứng của xơ hóa gan giai đoạn này không cao, nếu người bệnh phòng ngừa và điều trị tốt.

Như vậy, xơ hóa gan F2 hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả, phục hồi lại chức năng gan và sức khỏe cho bệnh nhân. Điều quan trọng là người bệnh cần biết và điều trị nguyên nhân, phòng ngừa tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu xơ gan F3, F4, việc điều trị rất khó khăn và biến chứng nguy hiểm có thể xảy tới bất cứ lúc nào.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ