Tin tức
Xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi và việc điều trị như thế nào?
- 23/09/2024 | Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu và những lưu ý khi thực hiện
- 27/09/2024 | Thuốc dạ dày Dogmatil 50mg - Hiểu lầm tai hại về tác dụng của thuốc
- 03/10/2024 | Dùng lá vú sữa chữa trào ngược dạ dày và lưu ý từ chuyên gia
- 09/10/2024 | Thuốc dạ dày Nexium 40mg và 6 thông tin cần biết trước khi sử dụng
- 12/10/2024 | ESD - Phương pháp hiện đại nhất thế giới về điều trị ung thư sớm dạ dày không cần phẫu thuật
1. Tổng quan tình trạng xuất huyết dạ dày
dạ dày là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa với biểu hiện dễ nhận biết là nôn ra máu. Một số trường hợp bị xuất huyết dạ dày còn khiến phân có màu đen hoặc có mùi hắc ín.
Xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và có thể khiến tính mạng người bệnh bị đe dọa nếu không can thiệp kịp thời.
Xuất huyết dạ dày là một tình trạng rối loạn đường tiêu hóa
Triệu chứng của bệnh lý dựa vào tốc độ cũng như vị trí chảy máu ở trong đường tiêu hóa, thường gặp là:
- Đau vùng thượng vị.
- Da nhợt nhạt.
- Buồn nôn hoặc nôn ra máu.
- Đi ngoài phân ra máu.
- Có dấu hiệu bị thiếu máu.
- Mệt mỏi và khó thở,...
2. Xuất huyết dạ dày do những nguyên nhân nào?
Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng chủ yếu là do tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày,... Cụ thể:
2.1. Do gặp phải các vấn đề về dạ dày
Có khoảng 40% các trường hợp dạ dày đều do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên. Những vết loét phát triển ở trên niêm mạc dạ dày và tá tràng, hàm lượng acid sẽ tiếp tục tác động và khiến những vết loét thêm nghiêm trọng gây chảy máu.
Người bị bệnh dạ dày cũng có nguy cơ bị xuất huyết
2.2. Uống nhiều đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày, về lâu dài chúng sẽ gây xuất huyết. Cụ thể hơn, khi cơ thể nạp một lượng lớn đồ uống có cồn sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày tổn thương, theo thời gian sẽ khiến tình trạng xuất huyết dạ dày xuất hiện.
2.3. Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid và Aspirin bừa bãi
Nếu bạn sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau và chống viêm Nonsteroid để điều trị những bệnh lý về xương khớp hoặc lạm dụng Aspirin sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm loét niêm mạc, từ đó rủi ro dạ dày cũng cao hơn.
2.4. Do hội chứng Mallory Weiss
Mallory Weiss tức là những vết rách xuất hiện ở dạ dày thực quản. Hội chứng này sẽ khiến cho lớp niêm mạc bao tử bị tác động và tổn thương tương đối nghiêm trọng. Từ đó, tình trạng xuất huyết đi kèm với nôn ói cũng diễn ra. Hội chứng này không có khả năng lây truyền và có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị.
2.5. Do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, dạ dày
Thực tế, đây chính là biến chứng của tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và những tĩnh mạch mở rộng ở bên dưới thực quản. Tình trạng này diễn ra thường xuyên đối với những trường hợp đang bị bệnh gan đặc biệt nghiêm trọng như xơ gan.
2.6. Những nguyên nhân khác
Ngoài những tác động của các loại bệnh lý liên quan đến dạ dày, tình trạng xuất huyết dạ dày còn diễn ra do nhiều nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Bệnh ung thư thực quản.
- Tình trạng dị dạng mạch máu vì bị phình mạch trong dạ dày.
- Tổn thương mạch Dieulafoy,...
Xuất huyết dạ dày là biến chứng của nhiều bệnh lý
3. Chẩn đoán bệnh lý và cách thức điều trị
Trước khi giải đáp xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh.
3.1. Phương pháp chẩn đoán
Khi có triệu chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh sau khi được bác sĩ thăm khám lâm sàng thì sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:
- Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích theo dõi công thức, đông máu, số lượng các tiểu cầu và chức năng gan.
- Xét nghiệm phân: Nhằm mục đích xác định máu trong phân và tìm nguyên nhân gây chảy máu.
- Nội soi: Kiểm tra hệ thống tiêu hóa ở bên trong và tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết có thể kết hợp điều trị cầm máu.
Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được chỉ định khi thăm khám
3.2. Phương pháp điều trị
Những trường hợp bị xuất huyết nhẹ sẽ tự hồi phục dần theo thời gian mà không cần điều trị y tế. Trong khi, những trường hợp nặng hơn, có tình trạng chảy máu nhiều và thường xuyên thì cần phải được can thiệp y tế. Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định tùy theo từng nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày khác nhau.
Bệnh nhân có thể được sử dụng chất ức chế bơm proton (PPI) nhằm mục đích ngăn chặn quá trình sản sinh acid dạ dày. Sau khi xác định được nguyên nhân gây chảy máu, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên tiếp tục sử dụng hay dừng PPI. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào thể trạng cũng như tình hình xuất huyết mà bệnh nhân có thể được yêu cầu phải truyền dịch qua tĩnh mạch (IV) hoặc truyền máu.
Phương pháp điều trị được chỉ định tùy tình trạng xuất huyết
4. Vậy tình trạng xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi?
Sau khi tìm hiểu về xuất huyết dạ dày, câu hỏi tiếp theo mà mọi người quan tâm là thời gian điều trị, cụ thể xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi? Thực tế, sẽ không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này. Tùy theo sức khỏe của người bệnh, thời gian điều trị sẽ khác nhau, trong đó, thời gian nằm viện thường kéo dài khoảng 8 - 10 ngày. Sau đó, thời gian để người dạ dày quay trở lại sinh hoạt bình thường sẽ tùy thể trạng của từng cá nhân.
Ngay cả khi xuất viện, bệnh nhân vẫn có thể sẽ phải điều trị bằng thuốc tại nhà và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần áp dụng đúng chế độ ăn uống và sinh hoạt để sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Đồng thời, bệnh nhân cũng phải thăm khám định kỳ để theo dõi, đảm bảo tình trạng bệnh lý không có chuyển biến xấu.
Như vậy, xuất huyết dạ dày bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Nếu được can thiệp y tế kịp thời, tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng nếu để bệnh kéo dài thì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ là điều cần thiết. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!