Tin tức

Ý nghĩa của xét nghiệm anti HBs và địa chỉ thực hiện uy tín

Ngày 02/02/2023
Anti HBs là chỉ số giúp kiểm tra nguy cơ bị nhiễm virus viêm gan B của cơ thể. Xét nghiệm Anti HBs là chỉ định thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh viêm gan B. Bài viết sau đây sẽ giúp cung cấp thông tin chi tiết hơn về loại xét nghiệm này cũng như gợi ý địa chỉ thực hiện xét nghiệm uy tín, chính xác. 

1. Định nghĩa xét nghiệm Anti HBs 

Anti HBs (tên đầy đủ là Hepatitis B surface antibody) là một loại kháng thể do hệ miễn dịch sản sinh ra để chống lại virus gây bệnh viêm gan B. Khi loại virus này xâm nhập vào cơ thể chúng ta, kháng nguyên (nằm ở vỏ của virus) sẽ kích hoạt hệ miễn dịch sản xuất ra kháng thể dịch thể, điển hình là 2 dạng sau:

  • Kháng thể IgM: là loại kháng thể xuất hiện đầu tiên có vai trò trung hòa độc tố, kích thích quá trình thực bào virus nhưng nó chỉ hiện diện ở giai đoạn cấp tính, càng về sau nồng độ kháng thể này sẽ giảm dần và biến mất;

  • Kháng thể IgG: đây là thành viên đến sau IgM cũng được cơ thể sản sinh ra để đấu tranh với virus viêm gan B. IgG có khả năng thúc đẩy tiết thêm các kháng thể đặc hiệu để chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời ghi nhớ mã ADN của virus để phòng thủ và tiêu diệt chúng trong những lần tái nhiễm tiếp theo.

Anti HBs là một loại kháng thể do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại virus viêm gan B

Anti HBs là một loại kháng thể do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại virus viêm gan B

Anti HBs chính là tên gọi chung cho các kháng thể đặc hiệu mà được hệ miễn dịch sản sinh nhằm chống lại virus. Chúng xuất hiện khi:

  • Bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính nhưng cơ thể có khả năng tự hình thành kháng thể đặc hiệu, hoàn toàn miễn nhiễm với bệnh và không gây lây lan ra cộng đồng;

  • Bệnh nhân thực hiện tiêm vắc xin phòng viêm gan B đầy đủ, giúp bổ sung Anti HBs vào đội ngũ tuyến phòng thủ của cơ thể trước virus HBV.

Như vậy xét nghiệm anti HBs chính là phương pháp được dùng để đo lường số lượng kháng thể chống lại virus viêm gan B,  từ đó xác định được khả năng miễn dịch của cơ thể khi phơi nhiễm.

2. Nồng độ Anti HBs bao nhiêu thì an toàn? 

Bên cạnh công dụng là tiết lộ trong cơ thể của bệnh nhân có đang chứa kháng thể kháng virus HBV hay không, xét nghiệm Anti HBs còn cung cấp thêm một số thông tin quan trọng khác như đo lường chính xác nồng độ Anti HBs là bao nhiêu, qua đó giúp tiên lượng bệnh và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả. Ví dụ như nếu xét nghiệm có kết quả là dương tính, điều này có nghĩa là cơ thể bạn đang có miễn dịch với HBV, tuy nhiên chỉ số này lại đang ở mức thấp thì nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao.

Để đánh giá được mức an toàn của nồng độ Anti HBs trong máu, chúng ta cần dựa vào các khoảng tham chiếu dưới đây:

  • Anti HBs trong khoảng từ 0 - 10 IU/ml: mức quá thấp, người bệnh không có đủ kháng thể để kháng lại virus;

  • Anti HBs trong khoảng từ 10 - 100 IU/ml: thường thì đây là mức kháng thể người bệnh có được sau khi tiêm 1 mũi vắc xin, bệnh nhân cần tiêm nhắc lại để tăng cường kháng thể;

  • Anti HBs trên 100 IU/ml: được coi là ngưỡng an toàn, cơ thể có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của virus.

3. Thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm Anti HBs 

Xét nghiệm Anti HBs thường được chỉ định khi:

  • Người đang trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B;

  • Bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B do quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân bị viêm gan B;

  • Thai nhi, trẻ sơ sinh bú mẹ bị lây từ mẹ (mẹ bị nứt hoặc chảy máu đầu ti, trẻ bị tưa lưỡi, lở miệng);

  • Người đang sinh sống và làm việc ở những vùng có yếu tố dịch tễ;

  • Bệnh nhân bị HIV/AIDS, nghiện ma túy;

  • Bệnh nhân có chỉ số men gan tăng cao bất thường;

  • Người muốn kiểm tra chỉ số Anti HBs trước khi thực hiện tiêm phòng viêm gan B. 

Xét nghiệm Anti HBs là chỉ định thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh viêm gan B

Xét nghiệm Anti HBs là chỉ định thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh viêm gan B

3. Cần làm gì để tăng miễn dịch với virus viêm gan B?

Để cơ thể miễn dịch tốt với virus HBV gây viêm gan B thì bệnh nhân cần có nồng độ Anti HBs cao đủ để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mầm bệnh.

3.1. Đối với người chưa bị mắc viêm gan B

Phương pháp tốt nhất để tăng cường chỉ số Anti HBs ở những người chưa bị mắc bệnh đó là tiêm vắc xin phòng ngừa, giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều kháng thể. 

Thủ tục cần làm trước khi tiêm vắc xin đó là thực hiện xét nghiệm Anti HBs, kết hợp đồng thời với xét nghiệm HBsAg. Nếu bạn chưa biết thì HBsAg là kháng nguyên virus HBV, trong trường hợp xét nghiệm này là dương tính thì tức là bạn đã phơi nhiễm với virus. Như vậy, chỉ khi nào lượng Anti HBs không đủ và xét nghiệm HBsAg âm tính thì bạn mới đủ điều kiện để tiêm vắc xin ngừa viêm gan B.

Lộ trình tiêm phòng viêm gan B bao gồm 3 mũi sẽ giúp chúng ta phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lên đến 95%. Tuy nhiên theo thời gian nồng độ Anti HBs có thể sụt giảm, do đó khoảng 5 - 10 năm sau khi hoàn tất 3 mũi tiêm, bạn nên thực hiện lại xét nghiệm Anti HBs và hãy tiêm nhắc lại nếu chỉ số này không nằm trong ngưỡng an toàn.

trẻ sơ sinh, việc tiêm vắc xin viêm gan B sẽ được chỉ định tiến hành trong vòng 24h đầu ngay sau khi sinh. Nhất là những trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B, ngoài việc tiêm mũi sau 24h đầu thì trẻ cần được bổ sung 1 mũi kháng thể HBIg cũng trong khoảng thời gian này để kích thích sản sinh miễn dịch thụ động. Khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 15 - 18, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi xét nghiệm HBsAg và Anti HBs để chắc chắn rằng trẻ không bị lây truyền virus từ mẹ, đồng thời xác định nồng độ kháng thể kháng HBV trong cơ thể của bé.

3.2. Đối với người đã mắc viêm gan B

Việc tiêm vắc xin trong trường hợp này là không có tác dụng. Mặc dù cơ thể cũng đã cố gắng tạo kháng thể để chống lại virus nhưng Anti HBs không đạt mức an toàn, dẫn đến sự nhân lên nhanh chóng và tấn công mạnh mẽ từ virus gây bệnh.

Khi đã được chẩn đoán mắc viêm gan B, bệnh nhân nên tuân theo phác  đồ điều trị và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng như kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.

Như vậy có thể nói xét nghiệm Anti HBs đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tiêm phòng vắc xin, theo dõi bệnh và đánh giá khả năng chống lại virus để thiết lập các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Tiêm chủng chính là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bạn trước viêm gan B, do đó hãy chủ động tiêm vắc xin nếu đủ điều kiện sức khỏe trong thời gian sớm nhất.

Trung tâm Xét nghiệm trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao. Đặc biệt Trung tâm còn được MEDLATEC chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá đạt chuẩn ISO 15189:2012 và gần đây nhất là Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ công nhận đạt chứng chỉ CAP về năng lực xét nghiệm. Nhờ đó khách hàng khi thực hiện xét nghiệm tại MEDLATEC có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả cũng như chất lượng chẩn đoán, tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành

Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia y tế đầu ngành

Ngoài ra MEDLATEC còn cung cấp thêm  dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà vô  cùng tiện lợi. Khách hàng chỉ cần đăng ký dịch vụ, nhân viên  y tế  sẽ đến tận địa chỉ mà khách hàng yêu cầu để lấy mẫu và gửi về Trung tâm Xét nghiệm. Kết quả sẽ được trả theo đường email, hồ sơ bản cứng hoặc tin nhắn. Khi đã có kết quả bác sĩ sẽ gọi điện và tư vấn trực tiếp cho khách hàng.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về xét nghiệm Anti HBs hay bất kỳ loại xét nghiệm nào khác, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ