Từ điển bệnh lý

Alzheimer : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Alzheimer

Theo nghiên  DELPHI của Tổ chức Quốc tế về bệnh Alzheimer, năm 2006 có 26,6 triệu người, năm 2015 là 29,8 triệu người mắc bệnh Alzheimer trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc Alzheimer trên thế giới sẽ là 1 trên 85 người dân vào năm 2050.

Tổng điều tra dân số của Việt Nam năm 2019 là 96.208.984 người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Trong đó người cao tuổi chiếm gần 10 %, tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer trong cộng đồng cũng tăng dần qua các năm.

Não bệnh nhân Alzheimer

Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông.

Bệnh thường xảy ra ở người trên 60 tuổi (khi biểu hiện lâm sàng đầy đủ), gặp ở cả nam và nữ, tỷ lệ mới phát hiện tăng dần theo lứa tuổi.

Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh thường bắt đầu từ từ (triệu chứng đầu tiên có từ rất lâu trước khi được chẩn đoán) và tiến triển nặng dần theo thời gian. Đây là nguyên nhân của 60–70% các trường hợp sa sút trí tuệ. Triệu chứng ban đầu phổ biến nhất là khó nhớ các sự kiện gần đây.  Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về ngôn ngữ, mất phương hướng (bao gồm cả dễ bị lạc), thay đổi tâm trạng, mất động lực, bỏ bê bản thân và các vấn đề về hành vi. Khi tình trạng này tăng dần, họ thường rút lui khỏi gia đình và xã hội. Dần dần, các chức năng của cơ thể bị mất đi, cuối cùng dẫn đến tử vong.  Mặc dù tốc độ tiến triển có thể khác nhau, nhưng khi các triệu chứng này bộc lộ đầy đủ, thì người bệnh thường sống được khoảng 7 năm.


Nguyên nhân Alzheimer

Bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám amyloid beta ngoại bào và các đám rối tơ thần kinh  nội bào , làm suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh và gây chết tế bào theo chương trình. Theo nghiên cứu dọc vủa bệnh nhân khỏe mạnh tiến triển thành Alzheimer cho thấy sự thoái hoá thần kinh này được ước tính bắt đầu từ 20 - 30 năm trước khi bất kỳ có biểu hiện lâm sàng nào của bệnh trở nên rõ ràng. Tuy nhiên mật độ và vị trí của mảng bám amyloid không tương quan với các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của Alzheimer. Các nghiên cứu về giải phẫu học cho thấy các thay đổi bệnh lý lan rộng toàn bộ vỏ não và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt là vùng đồi thị .

Bệnh được biểu hiện bởi sự có mặt của các mảng bám amyloid beta ngoại bào và các đám rối tơ thần kinh nội bào

Trong một số trường hợp, bệnh nhân Alzheimer có tính chát gia đình di truyền trên gen trội. Trong gia đình bênh nhân Alzheimer thấy có nhiều trường hợp mắc hội chứng Down.


Triệu chứng Alzheimer

Do bệnh bệnh Alzheimer diễn biến từ từ nặng dần qua nhiều năm nên việc chẩn đoán sớm thường bị bỏ qua, hơn nữa bệnh thường xuất hiện đối tượng người cao tuổi do vậy chẩn đoán ban đầu thường gặp khó khăn.

Giai đoạn tiền lâm sàng

  • Bắt đầu 10-20 năm trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện, do vậy bệnh nhân thường không được chẩn đoạn ở giai đoạn này.
  • Dấu hiệu đầu tiên là giảm trí nhớ, là đặc trưng chính của suy giảm nhận thức nhẹ. Kết quả hoàn toàn bình thường khi khám lâm sàng cũng như trắc nghiệm trí nhớ.
  • Không có bất thường gì trong tư duy cũng như hoạt động hàng ngày.

Giai đoạn nhẹ

  • Giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên;

  • Vong ngôn: Nói quanh co, khó tìm từ;

  • Vong tri: Nhầm lẫn vị trí quen thuộc (dễ lạc đường);

  • Vong hành: Không chú ý đến trang phục, mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc hàng ngày;

  • Khó khăn trong quản lý tiền nong, hóa đơn;

  • Thay đổi khí sắc và nhân cách, lo âu;

Giảm trí nhớ là triệu chứng đầu tiên

Giai đoạn vừa: Phần lớn bệnh nhân được phát hiện giai đoạn này

  • Suy giảm trí nhớ nặng hơn: Quên cả hiện tại và quá khứ;
  • Vong ngôn: Ngôn ngữ mất tính lưu loát, nói sai ngữ pháp;
  • Vong tri: Lạc cả trong môi trường quen thuộc;
  • Vong  hành: Làm sai các công việc hàng ngày như mua sắm. nấu ăn, mặc quần áo,…
  • Các triệu chứng loạn thần và hành vi của bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Giai đoạn nặng: sống phụ thuộc hàn toàn vào người khác

  • Trí nhớ: Mất trí nhớ nặng;
  • Ngôn ngữ: Mất ngôn ngữ, không giao tiếp được;
  • Vong tri: Không nhận ra người thân và môi trường;
  • Vong hành: Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc;
  • Các triệu chứng là biến chứng của sa sút trí tuệ;
  • Triệu chứng loạn thần: kích động, trầm cảm, vô cảm, rối loạn hành vi ban đêm.

Các biến chứng Alzheimer

Hậu quả và biến chứng

  • Suy dinh dưỡng, suy kiệt, mất nước (chán ăn, giảm thèm ăn);
  • Chấn thương: ngã (teo cơ, đi lang thang về đêm);
  • Loét do nằm, co rút biến dạng khớp;
  • Biến chứng nhiễm khuẩn: viêm phổi (rối loạn nuốt, do nằm) nhiễm khuẩn tiết niệu;
  • Tử vong: nguyên nhân hay gặp nhất là viêm phổi.
 

Đối tượng nguy cơ Alzheimer

Alzheimer

  • Học vấn: ở những đối tượng lao động trí óc có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp hơn nhóm khác. Tiếp tục thực hiện các hoạt động trí tuệ khó (ví dụ: học các kỹ năng mới, giải các câu đố ô chữ…..) khi đến tuổi già.

Bệnh có dấu hiệu mắc ở tuổi già 

Bệnh có dấu hiệu mắc ở tuổi già 

  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý từ khi còn trẻ.
  • Tâm lý: tránh lo lắng căng thẳng stress sút trí tuệ.
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng chất gây nghiện, chất béo,… vì những nguyên nhân này góp phần thúc đẩy sa sút trí tuệ tiến triển nhanh hơn.

Phòng ngừa Alzheimer

Alzheimer

  • Học vấn: ở những đối tượng lao động trí óc có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp hơn nhóm khác. Tiếp tục thực hiện các hoạt động trí tuệ khó (ví dụ: học các kỹ năng mới, giải các câu đố ô chữ…..) khi đến tuổi già.
  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý từ khi còn trẻ.
  • Tâm lý: tránh lo lắng căng thẳng stress sút trí tuệ
  • Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động thể lực hợp lý.
  • Hạn chế sử dụng chất gây nghiện, chất béo … vì những nguyên nhân này góp phần thúc đẩy sa sút trí tuệ tiến triển nhanh hơn.

Các biện pháp chẩn đoán Alzheimer

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (hội tâm thần học Hoa kỳ), phiên bản Thứ năm ,DSM – IV, đã đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer bao gồm:

1. Giảm trí nhớ 

2. Giảm ít nhất một lĩnh vực nhận thức khác:

  • Mất ngôn ngữ
  • Mất dùng động tác
  • Mất nhận biết
  • Mất khả năng suy luận / chức năng điều hành

3. Các rối loạn trên gây giảm hoạt động hàng ngày và /hoặc nghề nghiệp

4. Tiến triển nặng dần

5. Các rối loạn trên không diễn ra trong cơn mê sảng, không phù hợp với chẩn đoán các bệnh tâm thần khác

Sử dụng các phương pháp để chẩn đoán, thăm khám 

Sử dụng các phương pháp để chẩn đoán, thăm khám 

Cận lâm sàng chẩn đoán

- Cần làm các xét nghiệm cơ bản về huyết học: công thức máu, sinh hóa ( máu, nước tiểu ), vi sinh y học ( xét nghiệm  giang mai, HIV … ), định lượng nồng độ vitamin B12, chức năng tuyến giáp, cortisol máu.

- Thăm dò chức năng: điện tim, điện não đồ thường quy…

- Điện não đồ thấy những sóng chậm bất thường trong dải tần số Theta và delta xuất hiện rải rác và lan tỏa, giai đoạn cuối có thể có các sóng nhọn. Các sóng này xu hướng tập trung nhiều ở vùng trán – thái dương hai bên.

- Hình ảnh học: chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ ( chụp MRI sọ não được ưu tiên):  đánh giá teo não lan tỏa của bệnh Alzheimer, đặc biệt phát hiện teo thùy thái dương trong trong chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm. Cũng như chấn đoán phân biệt Alzheimer với các bệnh khác như tai biến mạch máu não hoặc tổn thương não ( u não..).

- Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn – SPECT thấy có sự giảm tưới máu não ở vùng đỉnh và thái dướng sau cả hai bên.

- Xét nghiệm dấu ấn sinh học: Xét nghiệm dịch não - tủy và huyết thanh, đo nồng độ bêta - amyloid 1-40 và bêta - amyloid 1–42.

- Đánh giá hoạt động sống hàng ngày: hiện nay thường sử dụng các thang đánh giá hoạt động sống cơ bản (ADL- Activity of Daily Living) và nâng cao (IADL- Instrumental Activity of Daily Living) để kiểm tra sự ảnh hưởng chức năng nhận thức lên hoạt động hàng ngày.

Trắc nghiệm tâm lý: đánh giá mức độ sa sút trí tuệ trong bệnh lý Alzheimer

- Test tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination – MMSE  do  Folstein đề xướng và hiện rất thông dụng trong lâm sàng ): có thể  phát hiện sớm các trạng thái suy giảm nhận thức nhẹ và các trạng thái sa sút trí tuệ với có độ nhạy từ 75 - 92% và độ đặc hiệu từ 81 - 91%. Trắc nghiệm gồm các câu hỏi với mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm với tối đa là 30 điểm. Nếu đạt trên từ 24 điểm là bình thường

  • Từ 20 đến 23 điểm có thể là suy giảm nhận thức nhẹ
  • Từ 14 đến 19 điểm có thể là suy giảm nhận thức vừa
  • Từ 13 điểm trở xuống có thể là sa sút trí tuệ.

- Thang điểm Hachinski: Bệnh nhân được đánh giá qua 13 đặc điểm lâm sàng với tối đa 18 điểm.

  • Nếu tổng điểm trên 7 có thể là sa sút trí tuệ do mạch máu.
  • Nếu đạt từ 0 đến 4 điểm có khả năng là bệnh Alzheimer.

Chẩn đoán phân biệt

Với sa sút trí tuệ mạch máu và các sa sút trí tuệ thoái hóa thường gặp

  • Sa sút trí tuệ do  mạch máu là loại sa sút trí tuệ do bệnh lý mạch máu não hoặc rối loạn hệ tuần hoàn não gây ra. Bệnh thường có diễn tiến từng bậc, có dấu thần kinh khu trú tùy theo mạch máu tổn thương và có sang thương hình ảnh học mạch máu trên não. Triệu trứng sa sút trí tuệ xuất hiện sau tổn thương mạch mãu
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy khác với bệnh Alzheimer với các biểu hiện: nhận thức dao động theo sự thay đổi của sự chú ý và sự thức tỉnh, ảo thị tái phát (thường chi tiết, có hình dạng rõ)
  • Sa sút trí tuệ trán - thái dương  là bệnh teo thùy trán khu trú và/ thuỳ thái dương. Triệu chứng nổi trội nhất là rối loạn ngôn ngữ( ít nói dần và câm giai đoạn cuối) và rối loạn hành vi (thờ ơ vô cảm, hoặc hưng cảm , hành vi bốc đồng…)
  • Rối loạn nhận thức do sử dụng rượu và chất gây nghiện khác: ngoài rối loạn nhận thức bệnh nhân có tiền sử nghiện chất, ngoài ra chức năng nhận thức cải thiện nếu không còn sử dụng chất gây nghiện.

Các biện pháp điều trị Alzheimer

Hiện nay, không có phương pháp điều trị nào ngăn chặn hoặc đảo ngược sự tiến triển của nó, mặc dù một số phương pháp có thể tạm thời cải thiện các triệu chứng.

Để điều trị bệnh Alzheimer đòi hỏi sự tham gia của :  thầy thuốc –  người bệnh –  gia đình  –  xã hội.

 Do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị

  • Chất ức chế cholinesterase cải thiện một cách khiêm tốn chức năng nhận thức và trí nhớ ở một số bệnh nhân.
  • Thuốc đối kháng thụ thể N - metyl - d aspartate, dường như cải thiện được nhận thức và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer từ vừa đến nặng
  • Điều trị các thuốc hướng thần: trong các trường hợp rối loạn tâm thần và hành vi
  • Điều trị các bệnh nội khoa đồng diễn: theo thống kê khoảng 80% người bị Alzheimer có các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch, ngoài ra còn có các bệnh lý khác như đái tháo đường…
  • Hiệu quả của vitamin E liều cao ( 1000 IU lần / ngày ): Vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình thoái hoá myelin.
  •  Ginkgo - biloba (cao bạch quả ) có tác dụng tăng tuần hoàn não , làm giảm nguy cơ huyết khối và bảo vệ tế bào thần kinh (cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ ).

Vấn đề người chăm sóc:

Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là rất quan trong đặc biệt giai đoạn vừa và giai đoạn nặng. Cần giải thích rõ người chăm sóc và người nhà bệnh nhân về tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị bệnh. Do vậy cần:

  • Nhận thức được bệnh của bệnh nhân
  • Khuyến khích tính độc lập của bệnh nhân, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn
  • Hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết
  • Nhận thức được vấn đề của bệnh nhân, học cách thoả hiệp với bệnh nhân
  • Thiết lập mạng hỗ trợ giữa gia đình các bệnh nhân Alzheimer, và hỗ trợ cộng đồng

Chuyên khoa Thần kinh tại MEDLATEC

Bệnh nhân có biêu hiêu giảm trí nhớ hay biểu hiện sớm của Alzheimer cần sớm được chẩn đoán và tư vấn điều trị bởi Bác sỹ chuyên khoa Thần kinh. Với phương châm “Dịch vụ tốt, Công nghệ cao”, đến khám tại Bệnh viện ĐK MEDLATEC người bệnh sẽ luôn được quan tâm chăm sóc và chia sẻ tận tình bởi các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ( với GS, Bs chuyên khoa sâu) cũng như đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong thời gian tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, và ngày lễ.

  • Thông tin liên hệ:
  • Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC
  • Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
  • Tổng đài: 1900 56 56 56.
  • Website: www.medlatec.vn * Email: [email protected]

Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC


Tài liệu tham khảo:

Giáo trình thần kinh học, bộ môn Thần kinh, trường Đại học Y Hà Nội

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ