Bác sĩ: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Bệnh mắt hột là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới. Đây là một bệnh viêm kết mạc mãn tính do nhiễm trùng tái phát, căn nguyên là vi khuẩn Chlamydia trachomatis, con người là vật chủ duy nhất. Bệnh mắt hột hầu như chỉ do C. trachomatis các tuýp huyết thanh A, B, Ba và C gây ra, nhiễm trùng vùng sinh dục thường do các tuýp huyết thanh từ D đến K.
Bệnh mắt hột là bệnh đặc hữu ở ít nhất 20 quốc gia, phần lớn ở các khu vực xa xôi, hạn chế về kinh tế trên khắp Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La tinh, Trung Đông và Vành đai Thái Bình Dương. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ nhỏ và giảm xuống mức thấp ở tuổi trưởng thành. Ở những vùng có lưu hành bệnh, thông thường tất cả trẻ em đều bị nhiễm bệnh ít nhất một hoặc nhiều lần.
Bệnh mắt hột
Đau mắt hột có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực, dẫn đến giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Năm 2016, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 190 triệu người sống ở các vùng cần có sự chăm sóc về bệnh mắt hột, khoảng 3,1 triệu người cần phẫu thuật và 1,9 triệu người bị mù hoặc bị suy giảm thị lực đáng kể do bệnh mắt hột. Tuy nhiên số người ước tính bị ảnh hưởng bởi bệnh mắt hột đã giảm trong những thập kỷ gần đây, có thể là nhờ các chiến lược kiểm soát bệnh mắt hột cũng như những cải thiện về vệ sinh.
C. trachomatis là một vi khuẩn gram âm nhỏ, sống ký sinh nội bào bắt buộc. Chúng có một vòng đời riêng biệt bao gồm hai giai đoạn chính:
Chlamydia không thể được nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, chúng cần môi trường nuôi cấy mô để phát triển. Các phương pháp nuôi cấy hiện nay được thực hiện trong phòng thí nghiệm chủ yếu với mục đích nghiên cứu, chẩn đoán bệnh phần lớn dựa vào lâm sàng. Một đặc điểm quan trọng của Chlamydia là khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng không tồn tại lâu dài. Do đó, tình trạng tái nhiễm hoặc nhiễm trùng dai dẳng khá phổ biến.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh mắt hột bao gồm hai giai đoạn: bệnh mắt hột hoạt động (viêm kết mạc) và bệnh cicatricial (sẹo kết mạc). Nhìn chung, bệnh mắt hột hoạt động phần lớn xảy ra ở trẻ nhỏ, trong khi bệnh cicatricial và mù lòa xảy ra ở người lớn.
Mẩn đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch nhầy
Bệnh mắt hột hoạt động (viêm kết mạc): Biểu hiện nhiễm C. trachomatis bị cô lập sớm gây ra viêm kết mạc dạng nang nhẹ, tự giới hạn. Hầu hết bệnh nhân bị đau mắt hột hoạt động không có triệu chứng, ngay cả khi có dấu hiệu viêm rõ rệt. Vì lý do này, hầu hết các trường hợp bệnh mắt hột hoạt động được phát hiện thông qua các chương trình sàng lọc. Các triệu chứng nếu có, thường là điển hình của viêm kết mạc mãn tính, bao gồm: Mẩn đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và tiết dịch nhầy. Phần lớn bệnh mắt hột hoạt động phần lớn gặp ở trẻ em, những người lớn tuổi bị nhiễm C. trachomatis thường không biểu hiện phản ứng dạng nang nhưng có thể phát triển thành u nhú, đặc biệt nếu có nhiễm vi khuẩn thứ phát. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có nguy cơ biến chứng sẹo.
Bệnh mắt hột (sẹo kết mạc): Mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm bệnh mắt hột hoạt động càng lâu thì khả năng tiến triển thành sẹo kết mạc càng lớn. Các đợt nhiễm trùng lặp đi lặp lại gây ra tình trạng viêm kết mạc rõ rệt, dẫn đến sẹo ở mí mắt. Mô sẹo ở mí mắt cuối cùng sẽ co lại và có thể làm biến dạng rìa mí mắt dẫn đến quặm mi (mí mắt cuộn vào trong) và trichiasis (lông mi cọ xát với nhãn cầu). Những người bị bệnh trichiasis có nguy cơ cao dẫn đế mù lòa. Trichiasis được phân thành giai đoạn nhỏ (một đến năm lông mi chạm vào quả cầu) hoặc lớn (sáu hoặc nhiều lông mi chạm vào quả cầu), cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
C. trachomatis có khả năng lây nhiễm cao và lây truyền nhanh chóng ở những nơi kém vệ sinh. C. trachomatis được lây qua dịch tiết ở mắt và mũi dính trên ngón tay, bàn tay, khăn lau,…Trong một gia đình, sự lây lan của nhiễm trùng có thể tái phát lên đến 6-12 tháng sau khi điều trị kháng sinh.
Ngoài ra, bệnh có thể lây lan do ruồi (Musca sorbens ), trong trường hợp này, ruồi đóng vai trò là trung gian truyền bệnh nhưng không đóng vai trò là ổ chứa bệnh.
Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơn mắc bệnh mắt hột:
Thiếu nguồn nước sạch
Tiếp xúc nhiều với ruồi do môi trường ô nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rất quan tâm đến bệnh mắt hột và đưa ra chiến lược nhằm loại bỏ bệnh mắt hột vào năm 2020, trong đó có đưa ra các khuyến cáo nhằm kiểm soát tốt nhất bệnh đau mắt hột. Khuyến cáo này tập trung vào việc phòng ngừa bệnh, phẫu thuật điều chỉnh trichiasis nhằm ngăn ngừa sự phát triển của đục giác mạc. Sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh da mặt và cải thiện môi trường có thể cắt đứt chu kỳ tái nhiễm.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Chẩn đoán xác định
Cần nghĩ đến bệnh mắt hột ở những bệnh nhân bị viêm kết mạc dạng nang hoặc có sẹo kết mạc ở trong vùng đang lưu hành bệnh. Chẩn đoán bệnh mắt hột phần lớn dựa trên các biểu hiện lâm sàng. Các xét nghiệm thường được dành cho các chương trình nghiên cứu. Khi tỷ lệ mắc bệnh mắt hột giảm, giá trị chẩn đoán của các triệu chứng lâm sàng giảm và cần thiết phải có thêm chẩn đoán vi sinh.
Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (PCR) là các xét nghiệm đặc hiệu và nhạy nhất để chẩn đoán bệnh mắt hột. Các xét nghiệm khác hỗ trợ chẩn đoán nhiễm C. trachomatis bao gồm tế bào học miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, xét nghiệm miễn dịch enzym, soi kính hiển vi (nhuộm Giemsa) mẫu kết mạc và nuôi cấy mô.
Chẩn đoán phân biệt
Điều trị bệnh mắt hột bao gồm liệu pháp kháng sinh cộng đồng. Ngoài ra, bệnh nhân bị trichiasis cần được phẫu thuật phù hợp.
- Liệu pháp kháng sinh
Kháng sinh nên được điều trị cho cả cộng đồng hiệu quả hơn là điều trị cho cá nhân.
Chưa ghi nhận bệnh mắt hột đề kháng với 2 loại kháng sinh kể trên, tuy nhiên, cần điều trị lặp lại hàng năm trong ba năm kế tiếp (hoặc 5 năm ở các khu vực có tỷ lệ hiện mắc cao >30%),
- Phẫu thuật trichiasis
Mục đích của phẫu thuật là ngăn lông mi mài mòn giác mạc, giảm tiết dịch ở mắt, cải thiện thị lực, giảm sự tiến triển của độ mờ đục giác mạc và giảm triệu chứng khó chịu.
Phẫu thuật trichiasis
Để điều trị bệnh trichiasis dạng lớn, nên sử dụng phương pháp xoay eo hai bên (BLTR) hoặc xoay lưng sau (PLTR) do tỷ lệ tái phát thấp
Để điều trị bệnh trichiasis dạng nhỏ, ưu tiên phẫu thuật hơn là nhổ lông (cắt lông mi) nếu phẫu thuật có chất lượng tốt. Việc nhổ lông được thực hiện đúng cách và theo dõi thường xuyên là một giải pháp thay thế hợp lý cho phẫu thuật đối với những người không thể tiếp cận ngay với phẫu thuật hoặc những người không đồng ý phẫu thuật.
Tỷ lệ tái phát của bệnh trichiasis sau khi phẫu thuật dao động từ 5- 60% trong hai đến ba năm đầu tiên, khả năng tái phát tăng theo mức độ nặng của bệnh trước mổ. Nên phẫu thuật lại nếu có tái phát và điều kiện cho phép.
- Biến chứng
Sự tiến triển của bệnh mắt hột phụ thuộc vào các yểu tố tác động qua lại mà thành, các yếu tố này bao gồm : Cơ địa, môi trường và vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Nếu người bệnh biết cách vệ sinh, nguồn nước đảm bảo, môi trường sạch sẽ, bệnh thường diễn biến nhẹ, tự khỏi, ít biến chứng và không lây lan cho cộng đồng. Tuy nhiên, nếu người bệnh vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo, bệnh mắt hột lây lan mạnh và dễ có biến chứng có thể xảy ra như
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!