Bác sĩ: ThS. BSNT Trịnh Thị Nga
Chuyên khoa: Chuyên khoa Cơ xương khớp
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Thoái hóa khớp bàn tay là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này dẫn đến đau tại khớp và xung quanh các khớp bị ảnh hưởng kèm theo cứng, biến dạnh và mất dần chức năng khớp, làm suy giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp bàn tay tăng theo tuổi, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi, nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp bàn tay thay đổi theo từng quần thể, nghề nghiệp.
Thoái hóa khớp bàn tay là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay.
Trong một nghiên cứu dựa trên dân số Na Uy năm 2008 với những người từ 24 đến 76 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay có triệu chứng ở nữ giới và nam giới lần lượt là 5,8% và 2,5%. Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp bàn tay có triệu chứng trong một nhóm dân số Mỹ năm 2011 với độ tuổi trung bình 59 tuổi là 15,9% ở phụ nữ và 8,2% ở nam giới. Tại Hà Lan, tỷ lệ này ở những người trung bình 66 tuổi (gồm cả nam giới và nữ giới) là 11%. Trước xu hướng già hóa dân số, ở hầu hết các nơi trên thế giới, số người bị thoái hóa khớp bàn ngón tay được dự báo sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới, Việt Nam không phải ngoại lệ.
Nguyên nhân
Thoái hóa khớp bàn tay được chia làm 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát.
Thoái hóa khớp bàn tay được chia làm 2 nhóm: nguyên phát và thứ phát.
Thoái hóa khớp nguyên phát là thoái hóa khớp phổ biến nhất, nó không có nguyên nhân cụ thể như chấn thương rõ ràng hoặc các bệnh lý dễ mắc thoái hóa.
Thoái hóa khớp thứ phát xảy ra với một bất thường khớp đã có từ trước. Các tình trạng này bao gồm: Chấn thương khớp (chấn thương lớn gây tổn thương khớp), tổn thương khớp bẩm sinh, viêm khớp (Gút, viêm khớp dạng thấp…), hoại tử vô mạch, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương tủy xương, bệnh Paget, rối loạn chuyển hóa (bệnh Wilson), bệnh huyết sắc tố, hội chứng Marfan.
Thoái hóa khớp nguyên phát tuy không có nguyên nhân cụ thể song có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định:
Cơ chế bệnh sinh
Khớp gồm nhiều thành phần: xương, sụn khớp, bao khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, cơ… Khi bị thoái hóa khớp, tất cả thành phần này đều có thể tổn thương. Tại khớp luôn có 2 quá trình: đồng hóa khớp (tạo khớp) và dị hóa khớp (hủy khớp), hai quá trình này luôn cân bằng để duy trì sự toàn vẹn trong cấu trúc và chức năng của các khớp. Ở những người có yếu tố nguy cơ và bệnh lý nền sẽ tác động đến khớp làm tăng các chất gây viêm tại chỗ, các men tiêu protein làm phá hủy khớp. Thay đổi sớm trong thoái hóa khớp là các chấn thương sụn (vi chấn thương).
Sau chấn thương sụn, mạng lưới collagen bị phá hủy, các tế bào sụn chết theo chương trình, các protein bảo vệ khớp bị giảm dần, sau đó là tổn thương các thành phần xung quanh khớp
Triệu chứng lâm sàng
Đau là triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh thoái hóa khớp.
Triệu chứng cận lâm sàng
X-quang khớp bàn ngón tay là phương pháp thường quy để đánh giá thoái hóa khớp. Hai tư thế cần chụp là tư thế thẳng và nghiêng. Khi nghi ngờ tổn thương đặc biệt ở một hoặc một vài ngón tay nào đó, có thể chụp riêng khớp nhỏ để đánh giá chi tiết hơn.
X-quang là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp để đánh giá thoái hóa. Song, hạn chế của Xquang là không xác định được thoái hóa khớp giai đoạn sớm, khó chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khớp khác.
Phân loại của Eaton và Littler về thoái hóa khớp cổ bàn tay trên Xquang
Giai đoạn 1: Khe khớp mở rộng
Giai đoạn 2: Hẹp khe khớp, gai xương, u sụn <2mm
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp nhiều, gai xương, u sụn > 2mm
Giai đoạn 4: Giai đoạn 3 cộng thoái hóa khớp cổ tay.
Với các khớp bàn ngón tay, khớp ngón tay chưa có phân loại riêng song có thể sử dụng phân loại chung của Kellgren và Lawrence
Giai đoạn 1: Đặc xương dưới sụn
Giai đoạn 2: Hẹp nhẹ khe khớp, gai xương nhỏ, bề mặt khớp không đều
Giai đoạn 3: Hẹp nhiều khe khớp, gai xương lớn, bề mặt khớp không đều
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều, dính khớp, biến dạng các đầu xương.
Siêu âm khớp không cho nhiều thông tin trong thoái hóa khớp nguyên phát nhưng có nhiều ý nghĩa với thoái hóa khớp thứ phát, đặc biệt có viêm khớp (gút, viêm khớp dạng thấp…) kèm theo. Siêu âm có thể phát hiện các gai xương do thoái hóa gây ra.
Cắt lớp vi tính có thể phát hiện sớm thoái hóa khớp, có giá trị trong những trường hợp trước phẫu thuật. Tuy nhiên, cắt lớp vi tính có giá thành cao, không phổ biến nên chưa được sử dụng thường quy trong chẩn đoán thoái hóa khớp.
Chụp cộng hưởng từ góp phần không nhỏ trong việc đánh giá thoái hóa khớp nguyên phát và quyết định phương pháp điều trị thích hợp. Phương pháp này có khả năng phát hiện thoái hóa sớm nhất trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Cộng hưởng từ đánh giá được tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch, xương dưới sụn, gân, cơ, dây chằng xung quanh.
Cần tránh các chấn thương bàn ngón tay.
Tránh các chấn thương bàn ngón tay. Đối với những nghề nghiệp sử dụng bàn ngón tay nhiều như thợ thủ công, người đánh máy,… cần có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức.
Tiên lượng
Thoái hóa khớp không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, nó làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút nhanh chóng, cũng như giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến kinh tế.
Tiêu chí của ACR 1990
Người bệnh có biểu hiện đau bàn tay, nhức mỏi hoặc cứng khớp.
Người bệnh có biểu hiện đau bàn tay, nhức mỏi hoặc cứng khớp trong hầu hết các ngày của tháng trước cộng với 3 trong 4 tiêu chí sau:
Tiêu chí này có độ nhạy là 94% và độ đặc hiệu là 87%.
Bên cạnh tiêu chí của ACR, thoái hóa khớp bàn tay có thể chẩn đoán bằng lâm sàng và Xquang, sau khi loại trừ các chẩn đoán phân biệt khác.
Chẩn đoán phân biệt
Các bệnh lý mô mềm khác
Mục tiêu trong điều trị thoái hóa khớp bàn tay là bảo tồn chức năng khớp, giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đa phần bệnh nhân thoái hóa khớp chỉ cần điều trị nội khoa là đủ.
Bệnh thoái hóa khớp bàn tay có 2 phương pháp điều trị: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
- Điều trị không dùng thuốc
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc bao gồm:
Vật lý trị liệu chính thức là phương pháp rất quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân. Vật lý trị liệu giúp các khớp vận động linh hoạt, giảm đau, giảm các động tác xấu, tránh nguy cơ thoái hóa khớp nặng.
- Điều trị thuốc
Thuốc được dùng ở những giai đoạn người bệnh đau nhiều, hạn chế vận động. Các loại thuốc có thể lựa chọn bao gồm: thuốc giảm đau theo bậc giảm đau của tổ chức y tế thế giới, NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) đường uống hoặc bôi tại chỗ dành cho những người có chống chỉ định với thuốc uống. Do tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thận và tim mạch, nên khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid cần thận trọng và theo dõi trong thời gian dài.
Corticoid đường toàn thân không được khuyến cáo cho điều trị thoái hóa khớp, song tiêm tại chỗ là một phương pháp điều trị hiệu quả cho thoái hóa khớp, đặc biệt cho những bệnh nhân đau cấp tính, đau không đáp ứng với thuốc uống và bôi. Corticoid tiêm tại chỗ không có hiệu quả giảm thoái hóa khớp nhưng giúp giảm đau, giảm hạn chế vận động. Tuy nhiên, không nên lạm dụng corticoid tiêm quá mức, bởi nó có thể làm cho tình trạng thoái hóa nặng hơn nếu tiêm không đúng cách hoặc gây nên các tác dụng không mong muốn tại chỗ (thay đổi sắc tố da, nhiễm trùng do không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm…)
Các thuốc chống thoái hóa có tác dụng giảm tiến trình thoái hóa khớp, bảo vệ khớp. Tuy nhiên, những thuốc này không thể giúp khớp hết thoái hóa hoàn toàn. (Hiện chưa có phương pháp nào được nghiên cứu trên thế giới làm hết thoái hóa khớp hay đảo ngược các tổn thương trong thoái hóa).
Các thuốc chống thoái hóa khớp bao gồm: Glucosamine sulfate, diacerein, tinh chất không xà phòng hóa của quả bơ và đậu nành, chrondotin. Những thuốc này nên sử dụng kéo dài để đạt hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!