Bác sĩ: BSCKI Đoàn Thu Hiền
Chuyên khoa: Mắt
Năm kinh nghiệm: 11 năm
Viêm thần kinh thị là tình trạng viêm của thần kinh thị, nếu xảy ra ở đầu thần kinh thị được gọi là viêm gai thị khi đó đĩa thị bị phù; nếu xảy ra ở phía sau đầu thần kinh thị được gọi là viêm thần kinh thị hậu cầu khi đó đĩa thị bình thường.
Theo ước tính của các nghiên cứu dân số ở Mỹ, tỷ lệ mặc bệnh hằng năm của viêm thần kinh thị là: 5/100.000 người/năm, trong khi tỷ lệ hiện mắc là: 115/100.000 người/năm.
Viêm thần kinh thị là tình trạng viêm của thần kinh thị
Bệnh có thể do dinh dưỡng và chuyển hóa: đái tháo đường, thiếu máu ác tính, cường giáp
1.1. Triệu chứng cơ năng
1.2. Triệu chứng thực thể
VTKT trong nhãn cầu hay viêm gai thị
Không có triệu chứng đặc biệt ngoại trừ đồng tử hơi giãn to vì thị lực giảm.
Tổn thương đồng tử hướng tâm tương đối (RAPD - Relative Afferent Pupillary Defect): được phát hiện trong hầu hết các trường hợp viêm thần kinh thị một bên, là một dấu hiệu của bất thường không đối xứng trong hệ thống thị giác hướng tâm và được phát hiện bằng cách so sánh phản xạ của đồng tử với ánh sáng ở mỗi mắt.
Thị lực giảm nhanh trong 2-3 ngày và mức độ giảm ổn định trong 7-10 ngày.
RAPD được ghi nhận như một yếu tố gợi ý chẩn đoán viêm thần kinh thị.
Nghiệm pháp được thực hiện trong phòng ánh sáng mờ, bệnh nhân định thị vào một vật ở xa để tránh sự co đồng tử do nhìn gần. Chiếu nguồn sáng mạnh vào mắt trái bình thường tạo ra sự co co đồng tử bằng nhau ở hai mắt do phản xạ trực tiếp và đồng cảm. Chuyển nhanh nguồn sáng sang mắt phải (có tổn thương ở TKT). Xung động thần kinh đến nhân Edinger – Westphal bị giảm nên cả hai đồng tử giãn. Nếu cả hai thần kinh thị bị tổn thương như nhau sẽ không phát hiện được RAPD.
Soi đáy mắt:
Viêm thần kinh thị sau nhãn cầu:
2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Sắc giác và độ nhạy tương phản bị ảnh hưởng trong hầu hết các trường hợp và thường không tương ứng với thị lực. Rối loạn sắc giác được ghi nhận trong bệnh lý thần kinh thị là mất phân biệt màu đỏ - xanh lá cây. Giảm độ nhạy tương phản thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở mắt bệnh (thậm chí sau 5 năm vẫn tiếp diễn).
- Mất thị trường: trên kết quả đo thị trường tĩnh có thể quan sát thấy mất thị trường dạng tỏa lan hoặc dạng khu trú.
- Đối với viêm gai thị, cần chụp mạch huỳnh quang tìm dấu hiệu tăng quang gai thị lan tỏa.
- MRI: Hiện nay với sự phát của khoa học kỹ thuật, MRI là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị trong việc theo dõi, tiên lượng bệnh. Trong viêm thần kinh thị, có thể thấy hình ảnh thần kinh thị có cường độ tín hiệu cao hơn bình thường. Nếu có những vùng có giảm độ tương phản (lỗ đen) ở chất trắng, thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển xấu, nguy cơ bị bệnh bệnh xơ cứng rải rác.
- Điện thế gợi thị giác (VEP): là phương tiện quan trọng để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ viêm thần kinh thị và có thể có kết quả bất thường ngay cả khi MRI của thần kinh thị bình thường. VEP thường cho thấy thời gian tiềm phục kéo dài và biên độ giảm, mất đáp ứng P100 trong giai đoạn cấp và P100 hồi pục theo thời gian.
TRIỆU CHỨNG KEYWORD
- Sự cải thiện thị lực bắt đầu nhanh sau tiêm Methylprednisolone. Phần lớn bệnh nhân hồi phục thị lực trong 2 – 3 tuần, hồi phục ở mức cao nhất trog vòng 1 – 2 tháng. Sự hồi phục hoàn toàn là không có khả năng. Độ nặng của mất thị lực ban đầu là yếu tố giúp tiên lượng hồi phục thị lực.
- Mặc dù thị lực đã hồi phục 10/10, nhưng bệnh nhân vẫn còn than phiền các bất thường thị giác tinh tế ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: giảm độ nhạy cảm tương phản (63-100%), giảm sắc giác (33-100%), thị trường gai thị (60-80%), VEP (63-100%). Bệnh nhân cũng phàn nàn triệu chứng khó chịu hơn khi tiếp xúc nhiệt độ (hiện tượng Uhthoff).
- Các yếu tố khác được xem là có thể thúc đẩy cho sự tiến triển của viêm thần kinh thị thành bệnh xơ cứng rải rác bao gồm tuổi trẻ, giới nữ, viêm thần kinh thị tái phát sớm và hình ảnh tĩnh mạch có bao (venous sheathing) qua soi đáy mắt. Nguy cơ này còn cao hơn nữa khi có tổn thương trên MRI ngay tại thời điểm bị viêm thần kinh thị.
- Nguy cơ phát triển thành bệnh xơ cứng rải rác sau khi bị viêm thần kinh thị từ 11,5% đến 85%. Trong nghiên cứu ONTT (Optic Neuritis Treatment Trial) tỉ lệ là 30% sau 5 năm và 38% sau 10 năm. Có 2/3 là viêm thần kinh thị hậu cầu thường liên quan đến bệnh xơ cứng rải rác. 74% nữ và 34% nam bị viêm thị thần kinh về sau sẽ phát triển những rối loạn chức năng thần kinh khác và được xếp loại vào nhóm xơ cứng rải rác khi theo dõi sự tiến triển 15 năm. Sau 10 năm, nguy cơ phát triển thành bệnh xơ cứng rải rác ở bệnh nhân viêm thần kinh thị sẽ tăng từ 22% ở những bệnh nhân không có tổn thương trên MRI đến 56% ở bệnh nhân có một hoặc nhiều tổn thương trên MRI.
Viêm gai thị cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây thiếu máu đầu thần kinh thị trước
Viêm thị thần kinh được chẩn đoán dựa trên việc thăm hỏi tiền sử cặn kẽ, các dấu hiệu chủ quan, các triệu chứng thực thể và đặc biệt với sự hỗ trợ của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng nhiều giá trị như: MRI, chụp mạch huỳnh quang, điện thế gợi thị giác, thị trường, test sắc giác, …
Để củng cố bằng chứng về viêm thị thần kinh cần làm các xét nghiệm máu như: tổng phân tích máu, bilan viêm, tốc độ máu lắng, đường máu, VDRL (tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu ), chức năng gan, chức năng thận, xét nghiệm dịch não tủy (mặc dù hiếm khi phải chỉ định), …
Để xác định nguyên nhân gây bệnh cần làm các xét nghiệm tìm virus (cúm, quai bị, …), vi khuẩn (giang mai, phế cầu,…), xét nghiệm tìm các chất gây ngộ độc, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp, chụp X-quang phổi, …
Viêm gai thị cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây thiếu máu đầu thần kinh thị trước
Để chẩn đoán phân biệt viêm thị thần kinh hậu cầu với các bệnh khác cần làm thêm các xét nghiệm để loại trừ. Ví dụ bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Lyme có thể biểu hiện giống bệnh xơ cứng rải rác và có dấu hiệu tương tự bệnh viêm thị thần kinh và cần chẩn đoán loại trừ bằng các xét nghiệm máu đặc hiệu. Các xét nghiệm máu để đo kháng thể IgG đặc hiệu cho viêm thị thần kinh (kháng thể aquaporin-4 hay còn gọi là NMO-IgG), … có thể được thực hiện để phân biệt rối loạn đó với bệnh xơ cứng rải rác.
Nguyên tắc chung nhất của chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác là tìm thấy sự hiện diện của ba đặc điểm sau:
Trong khi đó, viêm thần kinh thị có thể là biểu hiện đầu tiên (thường BS mắt khám) hoặc xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh xơ cứng rải rác (BS nội thần kinh khám). Vì vậy viêm TKT trong tình huống đầu không thể dựa trên đặc điểm thứ nhất và thứ hai để chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác mà chỉ có thể dựa vào đặc điểm 3 để hướng đến bệnh bệnh xơ cứng rải rác.
Theo nguyên nhân gây nên viêm thị thần kinh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
Tùy theo nguyên nhân gây nên viêm thị thần kinh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
* Nếu nghĩ nhiều đến viêm thị thần kinh do bệnh xơ cứng rải rác tiềm ẩn (đặc biệt ở BN có tổn thương chất trắng trên MRI) thì dùng phác đồ sau đây:
* Nếu xét nghiệm hình ảnh cho thấy có viêm xoang bướm sàng ở bệnh nhân viêm thần kinh thị hậu cầu hoặc viêm gai thị có tiền sử cảm sốt trước đó, thị lực không giảm nhiều có nghĩ đến nguyên nhân do siêu vi thì cần phối hợp điều trị cùng với chuyên khoa Tai mũi họng hoặc chuyên khoa Truyền nhiễm. BS chuyên khoa mắt kê đơn theo phác đồ sau:
1. Bệnh học thần kinh nhãn khoa – Lê Minh Thông – NXB Y học – năm 2013
2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh – NXB Y học – năm 2018
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!