Bác sĩ: ThS.BS Nguyễn Quỳnh Xuân
Chuyên khoa: Chuyên khoa Nội
Năm kinh nghiệm: 10 năm
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa
Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những biến chứng cấp tính hoặc mạn tính.
- Hôn mê do tăng đường huyết
Biến chứng cấp tính do tăng đường máu là hôn mê, có thể do tăng áp lực thẩm thấu máu, do nhiễm toan caton hoặc nhiễm toan lactic.
Tăng đường máu cấp tính sẽ dẫn đến những rối loạn nước điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan trong cơ thể và hậu quả cuối cùng chính là hôn mê.
Nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến một số nguyên nhân hay gặp như đái tháo đường phát hiện muộn, tự ý bỏ điều trị, điều trị thuốc nam/thuốc bắc không rõ nguồn gốc, thành phần, không theo dõi thường xuyên tình trạng đường máu, nhất là khi có bệnh lý cấp tính kèm theo.
Tùy theo từng nguyên nhân mà các triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên đa số các bệnh nhân đều biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, khát nước, tiểu nhiều, sau đó là rối loạn ý thức và đi vào hôn mê.
Khi có những biểu hiện như trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
- Hôn mê do hạ đường huyết
Người bệnh sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, đói cồn cào, vã mồ hôi, tim đập nhanh….nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong
Nguyên nhân của hạ đường huyết phải kể đến tác dụng phụ của thuốc nhóm Sulfunyl ure hay insulin, do chế độ ăn quá ít, do vận động quá mạnh…
Là những biến chứng diễn biến âm thầm nhiều năm, tuy nhiên sẽ để lại những hậu quả to lớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Các biến chứng mạn tính phải kể đến biến chứng mạch máu nhỏ, biến chứng mạch máu lớn, biến chứng thần kinh….
- Biến chứng mạch máu lớn
Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ chính là tình trạng xơ vữa động mạch kèm với các hậu quả của bệnh.
Xơ vữa động mạch có thể đưa đến các hậu quả:
Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ chính là tình trạng xơ vữa động mạch kèm với các hậu quả của bệnh
Ngoài ra xơ vữa động mạch cũng góp phần gây rối loạn cương ở nam giới, làm gia tăng tình trạng loét chân. Một số các biến chứng khác hiếm gặp hơn: phình động mạch chủ, tắc mạch mạc treo…
Ở người ĐTĐ nguy cơ tim mạch cao gấp 2-4 lần ở các đối tượng khác, trên 50% các bệnh nhân ĐTĐ tử vong là do nguyên nhân tim mạch.
- Biến chứng mạch máu nhỏ
Biến chứng mạch máu nhỏ do đái tháo đường thường gắn liền với một số cơ quan như mắt, thận và thần kinh. Các biến chứng này thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện, thường khi bệnh nhân tự phát hiện được thì đã là giai đoạn muộn, điều trị tốn kém và khả năng phục hồi thấp, để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Là biến chứng ảnh hưởng lớn đến thị lực của bệnh nhân ĐTĐ, là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở Hoa Kỳ. Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý mắt do ĐTĐ gồm: tăng đường máu không kiểm soát, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, thai kì…
Biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ gồm: biến chứng võng mạc (bệnh võng mạc ĐTĐ), đục TTT, tăng nhãn áp…
Đề sàng lọc biến chứng mắt bệnh nhân ĐTĐ cần khám chuyên khoa mắt, soi đáy mắt định kì 6-12 tháng/ lần
Đây là biến chứng đặc trưng nhất của ĐTĐ. Đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1 biến chứng có thể gặp sau khi phát hiện bệnh 5 năm, còn với ĐTĐ type 2 biến chứng có thể xuất hiện ngay từ thời điểm chẩn đoán ĐTĐ, thông thường là sau 10-15 năm. Hậu quả cuối cùng của biến chứng này là suy thận, thậm chí phải lọc máu. Biểu hiện đầu tiên có thể phát hiện được biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là xét nghiệm Microalbumin niệu. Do đó bệnh nhân ĐTĐ nên kiểm tra Microalbumin niệu định kì 6 tháng/ lần
Đây là biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của bệnh nhân và khó điều trị nhất ở bệnh nhân ĐTĐ. Tại Mĩ, biến chứng này chiểm 50-70% các trường hợp phải cắt cụt chi không do chấn thương.
Biến chứng thần kinh do ĐTĐ được chia thành biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh tự động.
Biến chứng thần kinh ngoại biên của ĐTĐ thường có các biểu hiện như tê bì, giảm cảm giác, dị cảm…Các biểu hiện này thường xuất hiện đầu tiên tại vùng ngoại vi như đầu ngón tay ngón chân, thường đối xứng hai bên.
Biến chứng thần kinh tự động khá hay gặp, và có thể gặp ở hầu hết các cơ quan như tại tim (tim đập nhanh, hạ huyết áp tư thế..), tiêu hóa (đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi ợ chua…), tiết niệu (hội chứng bàng quang thần kinh gây tiểu tiện liên tục…), sinh dục (rối loạn cương, xuất tinh sớm)…
Biến chứng tiêu hoá có thể gặp ở người mắc bệnh
- Biến chứng bàn chân do đái tháo đường
Biến chứng bàn chân đái tháo đường là tình trạng nhiễm trùng, loét và/ phá hủy các mô sâu có kết hợp với những bất thường về thần kinh và các mức độ khác nhau về của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.
Việc xuất hiện biến chứng bàn chân do đái tháo đường thường là hậu quả của tổn thương thần kinh ngoại biên, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng cơ hội và chấn thương.
Tổn thương bàn chân được phân chia thành 6 mức độ:
Đối với các tổn thương bàn chân nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới nguy cơ cắt cụt chi thậm chí tử vong do tình trạng tắc mạch.
- Một số biến chứng khác
Việc đường máu tăng cao sẽ dẫn đến hệ thống miễn dịch hoạt động kém, sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho những bệnh lý cơ hội có điều kiện bùng phát như lao phổi, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt trên da….
Bệnh lý đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn, do đó nhiều người thường chủ quan, để đến khi có các triệu chứng thường thì đã đến giai đoạn muộn, lúc đó điều trị tốn kém và khả năng hồi phục không cao.
Để phát hiện sớm cũng như hạn chế các biến chứng của đái tháo đường chúng ta nên kiểm tra sức khỏe định kì, những người có nguy cơ đái tháo đường nên kiểm tra đường máu 6-12 tháng/ lần. Những bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường nên tái khám định kì, thực hiện các thăm khám, kiểm tra cận lâm sàng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể tầm soát tốt các biến chứng.
Tên xét nghiệm |
Lần đầu |
Tái khám |
Công thức máu |
x |
3- 6 tháng, Tùy tình trạng người bệnh |
Glucose |
x |
Mỗi lần khám |
HbA1c |
x |
Mỗi 3 tháng hoặc khi nhập viện không có thông số tham khảo của những lần khám trước |
Fructosamin |
|
Mỗi 2 tuần, trừ lần khám có làm HbA1c |
Insulin/C-peptide |
x |
Làm C-peptide hoặc insulin khi lần đấu chẩn đoán |
Ure |
x |
Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
Creatinin, tính eGFR |
x |
|
ALT |
x |
Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
AST |
x |
|
Na+, K+, Ca++, Cl- |
Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
|
Acid uric |
x |
Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
ABI, CK, CKMB, BNP, Pro-BNP |
x |
Tùy tình trạng người bệnh |
Lipid máu |
x |
Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3 tháng |
Tổng phân tích nước tiểu |
x |
Xét nghiệm lần khám đầu, làm lại mỗi 3-6 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
MAU/creatinin niệu |
x |
3- 6 tháng/lần |
Điện tim, X - quang ngực |
x |
Kiểm tra lần khám đầu, làm lại mỗi 6-12 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
Siêu âm ổ bụng |
x |
Kiểm tra lần khám đầu, làm lại mỗi 6-12 tháng hoặc tùy theo diễn biến bệnh |
Siêu âm tim, Doppler mạch |
x |
Tùy tình trạng người bệnh |
Khám răng hàm mặt |
x |
3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh |
Khám đáy mắt |
x |
3 - 6 tháng/lần, tùy tình trạng người bệnh |
Chụp đáy mắt |
Theo chỉ định BS chuyên khoa |
Cần kiểm tra đường huyết định kỳ để ổn định bệnh đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có 25 năm thành lập và phát triển, nơi đây quy tụ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Đồng thời, bệnh viện có hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt, với hệ thống Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cho kết quả chính xác, kịp thời.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể chọn lựa dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với chi phí đi lại chỉ 10.000 đồng.
Hãy cùng MEDLATEC kiểm soát tình hình đường huyết bằng cách liên hệ hotline 1900 56 56 56.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!