Từ điển bệnh lý

Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Trong quá trình mang thai có một số mẹ bầu sẽ bị tăng huyết áp. Điều này có thể khiến mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ gặp nhiều vấn đề trong thai kỳ. Huyết áp cao cũng được coi là nguyên nhân gây ra các biến chứng trong và sau khi sinh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng tránh các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.

Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Tăng huyết áp hay còn được gọi là huyết áp cao là bệnh lý rất phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, với việc kiểm soát huyết áp tốt, mẹ bầu và thai nhi có nhiều khả năng giữ sức khỏe tốt hơn.

Điều quan trọng nhất là cần phải theo dõi huyết áp của bản thân và gặp bác sỹ khi thấy huyết áp của mình có vấn đề  để bạn có thể được điều trị thích hợp và kiểm soát huyết áp của mình trước khi mang thai. Điều trị huyết áp cao là điều quan trọng trước khi mang thai, trong thai kỳ và sau khi sinh.


Nguyên nhân Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Các loại tăng huyết áp trong khi mang thai là gì?

Đôi khi huyết áp cao có trước khi mang thai. Trong những trường hợp khác, huyết áp cao phát triển trong thời kỳ mang thai.

- Tăng huyết áp thai kỳ. Phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có huyết áp cao phát triển sau 20 tuần của thai kỳ. Không có protein dư thừa trong nước tiểu hoặc các biểu hiệu tổn thương các cơ quan khác. Một số phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ có thể biến chứng thành tiền sản giật. Tăng huyết áp thai kỳ thường tự mất đi sau khi  sinh con. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị cao huyết áp thai kỳ có nguy cơ cao chuyển thành tăng huyết áp mãn tính sau khi sinh con. 

- Tăng huyết áp mãn tính. Tăng huyết áp mãn tính là có huyết áp cao trước khi có thai hoặc xảy ra trước 20 tuần tuổi. Nhưng vì triệu chứng của huyết áp cao thường không có dẫn đến khó xác định thời điểm khi nào bị huyết áp cao.

- Tăng huyết áp mãn tính kết hợp với tiền sản giật. Tình trạng này xảy ra ở những phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính trước khi mang thai, trong quá trình mang thai tình trạng huyết áp cao trở nên trầm trọng hơn kết hợp với protein trong nước tiểu hoặc các biến chứng liên quan đến huyết áp khác trong thai kỳ như: tiền sản giật.

Tăng huyết áp mãn tính kết hợp với tiền sản giật gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Tăng huyết áp mãn tính kết hợp với tiền sản giật gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

- Tiền sản giật. Tiền sản giật xảy ra khi tăng huyết áp phát triển sau 20 tuần của thai kỳ, và có liên quan đến các dấu hiệu tổn thương các hệ thống cơ quan khác, bao gồm: thận, gan, máu hoặc não. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sản giật, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và con.

Trước đây, khi một thai phụ có huyết áp cao và có protein trong nước tiếu được chẩn đoán là tiền sản giật. Ngày nay, các chuyên gia phát hiện ra rằng, một số thai phụ có thể bị tiền sản giật kể cả khi có protein trong nước tiểu.


Triệu chứng Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Những biểu hiện của tiền sản giật:

+ Đau đầu ngày căng tăng

+ Những thay đổi về thị lực, bao gồm nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc có những thay đổi về thị lực

+ Đau vùng trên dạ dày

+ Buồn nôn hoặc nôn mửa

+ Phù mặt hoặc tay

+ Tăng cân đột ngột

+ Khó thở


Các biến chứng Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Huyết áp tăng cao trong khi mang thai gây ra nhiều hậu quả khác nhau, bao gồm:

- Giảm lượng máu cung cấp đến cho nhau thai: Nếu nhau thai không nhận đủ máu, có nghĩa là thai nhi có thể tiếp nhận được ít chất dinh dưỡng và oxy hơn. Điều này có thể dẫn đến chậm tăng trưởng (hạn chế sự phát triển trong tử cung), con sinh ra bị nhẹ cân hoặc sinh non. Trẻ bị sinh non sẽ gặp nhiều vấn đề về đường hô hấp, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và nhiều biến chứng khác.

- Nhau bong non: Là tình trạng nhau thai bị bóc tách ra khỏi thành trong tử cung trước khi chuyển dạ.Tiền sản giật làm tăng nguy cơ bị nhau bong non. Nặng hơn có thể gây chảy máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi.

Huyết áp tăng cao trong khi mang thai gây ra nhiều hậu quả cho cả mẹ và con

Huyết áp tăng cao trong khi mang thai gây ra nhiều hậu quả cho cả mẹ và con

- Hạn chế tăng trưởng trong tử cung: Tăng huyết áp có thể làm chậm hoặc giảm sự phát triển của thai nhi (hạn chế sự phát triển trong tử cung).

- Gây tổn thương các cơ quan khác cả người mẹ: Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây tổn thương đến nhiều cơ quan chính quan trọng của người mẹ như: não, tim, phổi, thận, gan…. Trong một số trường hợp nặng, nó có thể gây tử vong cho người mẹ.

- Sinh sớm: Nhiều trường hợp nặng bác sỹ cần tiên lượng cho mẹ bầu sinh sớm hơn so với ngày dự kiến sinh để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm đến người mẹ do bị huyết áp cao gây ra.

- Bệnh lý tim mạch sau khi sinh: Người mẹ bị tiền sản giật sau khi sinh con nguy cơ mắc bắc bệnh lý về tim mạch tăng cao. Đặc biệt nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau khi sinh của mẹ bầu còn cao hơn nếu tiền sử đã từng bị tiền sản giật nhiều lần hoặc sinh non do tăng huyết áp khi mang thai.

Nói tóm lại: Huyết áp cao khi mang thai gây biến chứng cho cả mẹ và con:

- Đối với người mẹ: gây tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, sinh non, nhau bong non (bánh nhau tách khỏi thành tử cung), bị bệnh lý tim mạch trong tương lại

- Đối với trẻ sơ sinh: sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) và nhẹ cân.


Đối tượng nguy cơ Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Mẹ bầu có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật hơn nếu:

+ Mẹ bầu nhiều tuổi trên 40 tuổi

Mẹ bầu nhiều tuổi trên 40 tuổi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn

Mẹ bầu nhiều tuổi trên 40 tuổi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn

+ Mang thai lần đầu, mang đa thai

+ Tiền sử đã bị tiền sản giật trong lần mang thai trước

+ Bị tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận mãn tính, tiểu đường, bệnh tự miễn( lupus hệ thống )

+ Bạn có tiền sử mắc bệnh huyết khối

+ Mẹ bị béo phì


Phòng ngừa Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Lời khuyên của các bác sỹ: Chăm sóc bản thân tốt là cách tốt nhất để chăm sóc em bé của bạn.

- Giữ các cuộc hẹn trước khi sinh của bạn. Thường xuyên đến khám thai theo lịch hẹn cuả bác sỹ đang theo dõi thai cho bạn trong suốt thai kỳ.

- Uống thuốc huyết áp theo quy định. Không được đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc dừng thuốc đột ngột.

- Tiếp tục hoạt động thể chất theo hướng dẫn của bác sỹ.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Mẹ bầu nên tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những bữa ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng.

Mẹ bầu nên tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những bữa ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng.

Mẹ bầu nên tham khảo với các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những bữa ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng.

- Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các cách để ngăn ngừa biến chứng tiền sản giật, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có chiến lược rõ ràng nào được đưa ra. Nếu bạn từng bị rối loạn tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai trước đó, một số bác sĩ có thể  đề nghị dùng aspirin liều thấp hàng ngày bắt đầu từ cuối quý đầu tiên của thai kỳ.


Các biện pháp chẩn đoán Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Chẩn đoán tăng huyết áp

Theo dõi huyết áp của thai phụ bằng máy đo huyết áp được thực hiện trong những lần khám thai là một phần quan trọng của chăm sóc trước khi sinh. Nếu mẹ bầu có tiền sử tăng huyết áp mãn tính, bác sỹ sẽ xem xét các danh mục này để đo huyết áp:

- Tăng huyết áp: Khi chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 120 đến 129 mm thủy ngân (mm Hg) và chỉ số huyết áp tâm trương dưới 80 mm Hg là cao huyết áp. Nếu không được kiểm soát sớm, kịp thời thì huyết áp tăng cao sẽ có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.

- Tăng huyết áp giai đoạn 1: được gọi là tăng huyết áp giai đoạn 1 khi chỉ số huyết áp tâm thu dao động từ 130 đến 139 mm Hg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dao động từ 80 đến 89 mm Hg.

- Tăng huyết áp giai đoạn 2: được gọi là tăng huyết áp giai đoạn 2 khi chỉ số  huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên.

Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ 

Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ 

Sau 20 tuần tuổi, nếu chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mm Hg, chỉ số này được đo từ hai lần trở lên, mỗi lần đo cách nhau ít nhất bốn giờ, và không có kèm theo bất kỳ tổn thương ở cơ quan nào thì được coi là tăng huyết áp thai kỳ.

Chẩn đoán tiền sản giật

Bên cạnh huyết áp cao, mẹ bầu cũng có thể nhận các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật như:

- Trong nước tiểu có nhiều protein (hay protein niệu)

- Đau đầu ngày một dữ dội

- Bị rối loạn thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng

- Đau bụng trên, thường là đau mạn sườn bên phải

- Hay bị buồn nôn hoặc nôn

- Đi tiểu ít về số lượng

- Xét nghiệm máu thấy bị tiểu cầu bị giảm

- Chức năng gan bị suy giảm như: ngứa, dị ứng, da vàng,…

- Khó thở do chất lỏng trong phổi

- Tăng cân nhanh chóng và phù nhiều vị trí trên cơ thể đặc biệt là ở mặt và tay thường xảy ra trong bệnh cảnh tiền sản giật. Nhưng khi phụ nữ mang thai bình thường cũng có thể có những biểu hiện này, do vậy dấu hiệu tăng cân và sưng phù không được coi là tiêu chuẩn để chẩn đoán tiền sản giật.


Các biện pháp điều trị Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai

Trước khi mang thai

Có kế hoạch mang thai và chủ động khám sức khỏe trước khi mang thai để có thể phát hiện sớm các bệnh lý bất thường và điều trị hoặc kiểm soát tốt trước khi mang thai. Nên trao đổi rõ với bác sỹ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đã hoặc đang mắc phải và các loại thuốc đang sử dụng.

Giữ cân năng hợp lý: thông qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.

Trong khi mang thai

- Định kỳ khám thai theo lịch hẹn và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sỹ . Tốt nhất , mẹ bầu chỉ nên theo dõi thai bởi một bác sỹ hoặc cơ sở y tế nhất định.

- Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào mà bạn dùng và loại nào an toàn, kể cả thuốc không kê đơn. Khi chưa tham khảo hướng dẫn của bác sỹ Không nên tự ý dùng thuốc hoặc tự ngừng thuốc.

Khám thai định kỳ giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp thai kỳ và biến chứng

Khám thai định kỳ giúp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp thai kỳ và biến chứng

- Mẹ bầu có thể tự theo dõi huyết áp ở nhà bằng máy đo huyết áp tự động. Nếu thấy huyết áp cao hơn bình thường hoặc nếu thấy có các triệu chứng của tiền sản giật (như đã trình bày ở trên) cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

- Duy trì cân năng hợp lý, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh.

Sau khi mang thai

- Tự theo dõi và lắng nghe sức khỏe của mình sau khi sinh

- Tái khám sau sinh theo đúng lịch hẹn.

Có an toàn không khi uống thuốc huyết áp?

Khị bị cao huyết áp trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được bác sỹ kê thuốc uống để điều trị. Vậy, các thuốc điều trị cao huyết áp khi mang thai có an toàn không?

Một số thuốc huyết áp được coi là an toàn được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai như: thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc ức chế renin thường được tránh trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, điều trị là quan trọng. Bởi vị huyết áp cao khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật, đau tim, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng mẹ . Và nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Bạn nên uống thuốc đúng theo quy định của bác sỹ. Không ngừng dùng thuốc hoặc tự điều chỉnh liều lượng.

Mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ được kiểm tra những gì khi đi khám thai?

- Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đo cân nặng và huyết áp sẽ được thực hiện mỗi lần khám, ngoài ra cũng có thể cần xét nghiệm máu và nước tiểu thường nhiều lần hơn.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ phải thăm khám nhiều hơn để theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

- Bác sỹ cũng thực hiện siêu âm thai thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Theo dõi nhịp tim của thai nhi (bằng monitoring) để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai. Từ đó, bác sỹ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của thai

- Bác sỹ có thể đề nghị chuyển dạ trước ngày dự sinh để tránh các biến chứng, dựa trên : mức độ kiểm soát huyết áp , bị tổn thương cơ quan giai đoạn cuối hay không và thai nhi có bị các biến chứng, như hạn chế phát triển trong tử cung do tăng huyết áp hay không.

- Nếu tiền sản giật trong quá trình chuyển dạ với những biểu hiện nặng nề, bác sỹ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc với mục đích ngăn ngừa cơn co giật.

Cho con bú được khuyến khích đối với hầu hết phụ nữ bị cao huyết áp, ngay cả những người đang dùng thuốc.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.