Bác sĩ: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Bệnh Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật hoặc các sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh gây ra bởi các tác nhân Brucella. Chúng ta có thể gặp với những tên gọi khác như sốt làn song, sốt Malta, sốt Địa Trung Hải hoặc Gibraltar. Theo Tổ chức Y tế Thế giới Brucellosis được xem là một trong những bệnh lây truyền từ động vật sang người bị bỏ quên hàng đầu.
Ở những quốc gia có thu nhập trung bình và cao có các chương trình kiểm soát bệnh tật giúp làm giảm lây nhiễm brucellosis ở người và động vật. Tuy nhiên, ở các quốc gia có thu nhập thấp do cơ sở hạ tầng và các chương trình giám sát chưa phổ biến dẫn đến brucellosis vẫn lưu hành ở một số vùng của châu Á, Trung Đông, Đông và Bắc Phi, Mỹ La tinh, và một số quốc gia phía Nam và Đông Âu.
Bệnh có thể diễn biến cấp tính với biểu hiện sốt là chính, hoặc có thể tiến triển thành mãn tính với tình trạng nhiều đợt sốt lặp lại, yếu và đau nhức mỏi cơ, vã mồ hôi.
Chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả nuôi cấy căn nguyên vi sinh, bệnh phẩm thường là máu.
Điều trị tối ưu bệnh thường đòi hỏi 2 kháng sinh Doxycycline hoặc Trimethoprim/sulfamethoxazole cộng với gentamicin, streptomycin hoặc rifampin.
Tác nhân gây bệnh Brucellosis là Bruscella sp, là các vi khuẩn gram âm, nội bào, hiếu khí. Brucella không nhân lên bên ngoài vật chủ, nhưng có thể tồn tại nhiều năm trong thai (bị sảy) hoặc nhau thai đông lạnh, tồn tại nhiều tháng trong điều kiện ẩm ở nhiệt độ 10-15°C, và tồn tại trong nhiều giờ ở nhiệt độ 45-50°C.
Các sinh vật gây bệnh Brucellosis của con người là B. abortus (từ gia súc), B. melitensis (từ cừu và dê), và B. suis (từ lợn). B. canis (từ chó) gây ra các ca bệnh lẻ tẻ. Nói chung là B. melitensis và B. suis hay gây bệnh hơn các loài Brucella khác.
- Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình khoảng 2 tuần, một số bệnh nhân thời kỳ này có thể ngắn (khoảng vài ngày), một sốt khác có thể kéo dài vài tháng.
- Bệnh khởi phát cấp tính, với biểu hiện sốt là hay gặp, sốt cao, cơn ớn lạnh, gai lạnh, cơn rét run. Sốt thường kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, đau mỏi người, đau mỏi cơ xương khớp, đau lưng, khó chịu. Triệu chứng này khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, một tỉ lệ không nhỏ, người bệnh có thể khởi phát từ từ, kéo dàu với các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, đau nhức đau, đau mỏi cơ, sốt thất thường, sốt về chiều tối, chán ăn, ngủ kém,… Sốt trong Brucellosis thường kéo dài từ 1 đến 5 tuần, ở một số người bệnh, sốt có thể giảm 1 thời gian, sau sốt trở lại, lặp lại chu kỳ trên.
Triệu chứng bệnh Brucellosis
- Giai đoạn toàn phát: Có thể biểu hiện bệnh ở nhiều cơ quan. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp như chán ăn, giảm cân, đau vùng bụng, kèm theo có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Lách to, gan to cũng là triệu chứng gặp trên lâm sàng. Áp xe gan có thể xảy ra trong một số trường hợp. Đã có báo cáo về viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát hoặc nhiễm trùng dẫn lưu não thất - ổ bụng trong phúc mạc Người bệnh có thể sảy thai, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn ở nam giới.
Triệu chứng ho, khó thở, đau ngực kiểu màng phổi cũng có thể gặp. Tuy nhiên trên nhiều bệnh nhân có thể chụp X-quang ngực không nghi nhận tổn thương trên phim.
Viêm màng não, viêm não – màng não là triệu chứng thần kinh gặp ở những bệnh nhân Brucellosis nặng, triệu chứng thần kinh có thể từ nhẹ như thay đổi tính tính, đau đầu, buồn nôn đến nặng như rối loạn ý thức, hôn mê. Có thể gặp hội chứng Guillain-Barre, xuất huyết dưới nhện. Chẩn đoán cần dựa vào biến loạn dịch não tủy và chụp cắt lớp, cộng hưởng từ não và các thăm dò thần kinh khác.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh cảnh nặng nề gây ra bởi vi khuẩn với các biểu hiện thiếu máu, sốt kéo dài, sốt thất thường, đau tức ngực, khó thở, nghe thấy tiếng thổi tại tim. Siêu âm Doppler tim và van tim thường thấy bất thường hình thái. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do viêm nội tâm mạc
Ngoài ra bệnh có thể biểu hiện trên da như viêm da, ban sẩn đó, ban xuất huyết với các tổn thương không đặc hiệu.
Brucellosis là bệnh truyền nhiễm khó chẩn đoán và khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Nếu không điều trị kịp thời và tích cực, bệnh có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. Các biến chứng hay gặp có thể là:
+ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Một trong những biến chứng quan trọng nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của bệnh;
+ Viêm khớp;
+ Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới;
+ Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
Bệnh Brucellosis có thể lây sang người qua nhiều con đường như:
Trực khuẩn Brucella xuất hiện trong sữa của động vật bị nhiễm bệnh
Bệnh Brucella có thể gặp ở mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi khác nhau
Để phòng tránh bệnh Brucellosis nói riêng và các bệnh lây truyền từ động vật nói chung, có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Điều trị dự phòng bệnh do Brucella cho động vật chưa mắc bệnh: Đối với gia súc gia cẩm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vaccin khác đầy đủ để giảm nguy cơ bệnh. Khi vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh cần được cách ly và tiêu hủy, khử trùng khi mắc bệnh.
- Phòng bệnh đối với con người:
+ Hiện tại chưa có vắc xin an toàn được khuyến cáo cho người.
+ Tránh tiêu thụ thịt sống hoặc sữa, pho mát, các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
+ Mang găng tay và kính bảo vệ khi tiếp xúc với động vật hoặc mô động vật
+ Che vết thương hở trên da khi tiếp xúc với máu động vật
+ Mặc quần áo bảo hộ và găng tay khi giúp động vật sinh nở
- Dự phòng kháng sinh sau phơi nhiễm Brucella được khuyến cáo cho những bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ những người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc các mẫu xét nghiệm) bằng doxycycline 100 mg phối hợp với rifampin 600 mg một lần/ngày trong 3 tuần. Rifampin không được dùng với B.abortus (chủng RB51) vì chúng có khả năng đề kháng với rifampin. Miễn dịch sau khi nhiễm bệnh ở người chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 02 năm.
- Thời kỳ ủ bệnh: Từ 5 ngày đến hàng tháng, trung bình là 2 tuần, thời kỳ này thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt.
- Thời kỳ khởi phát: Cũng có thể âm thầm, với các dấu hiệu không nặng nề và rầm rộ, phổ biến có thể chỉ là đau mỏi cơ, nhức đầu, đau ở cổ, hoặc sốt nhẹ vào buổi tối. Cũng có thể diễn biến khá đột ngột, với cơn ớn lạnh, sốt và đau đầu dữ dội. Khi bệnh tiến triển, nhiệt độ có thể tăng lên 40 đến 41° C, sau đó giảm dần dần đến mức bình thường hoặc gần bình thường, bệnh nhân đổ mồ hôi nhiều.
- Giai đoạn toàn phát: Sốt có thể kéo dài từ 1 đến 5 tuần, sau giai đoạn đó từ 2 đến 14 ngày các triệu chứng sẽ giảm dần hoặc mất đi. Sốt có thể chỉ thoáng qua ở một số bệnh nhân. Ở những trường hợp khác, giai đoạn sốt có thể trở lại một lần hoặc lặp đi lặp lại theo chu kỳ và kéo dài qua nhiều tháng hoặc nhiều năm và có thể biểu hiện như một tình trạng sốt không rõ nguyên nhân.
Giai mãn tính kéo dài: Sau khi trải qua giai đoạn sốt cấp tính ban đầu, bệnh nhân có những triệu chứng: Ăn uống kém, gầy sút cân, đau bụng, đau đầu, đau khớp, mất ngủ, rối loạn về tâm lý và cảm xúc. Táo bón, lách to là triệu chứng thường gặp, gan to (50% số bệnh nhân).
Lâm sàng có thể gặp đau bụng, sẩy thai, viêm màng não, viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm nội tâm mạc, thiếu máu. Brucella đã được chứng minh có thể gây viêm xương cùng, viêm tủy xương, viêm đốt sốt, viêm khớp nhiễm trùng và áp xe ngoài màng cứng. Áp xe gan có thể xảy ra trong một số trường hợp. Đã có báo cáo về viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát hoặc nhiễm trùng dẫn lưu não thất - ổ bụng trong phúc mạc. Biểu hiện hô hấp bao gồm ho, khó thở, viêm màng phổi có thể xảy ra; tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chụp X-quang phổi không thấy hình ảnh tổn thương trên phim, mặc dù đã xảy ra các ổ áp-xe khu trú, tràn dịch. Các triệu chứng thần kinh và hội chứng Guillain-Barre có thể gặp với biểu hiện cấp tính. Xuất huyết dưới nhện và viêm tủy cũng đã được quan sát thấy. Các tổn thương da như ban dát sẩn, nốt ban đỏ, áp xe và viêm mô da đã được báo cáo. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch đã xảy ra. Tử vong xảy ra trong 2% trường hợp. Viêm nội tâm mạc hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bệnh cảnh nặng nề và tiên lượng nặng.
Brucelosis gây tử vong ở <5% bệnh nhân, thường là do viêm nội tâm mạc hoặc các biến chứng nặng của hệ thần kinh.
Bệnh có triệu chứng lâm sàng đa dạng và không đặc hiệu, khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác nên khai thác kỹ các yếu tố dịch tễ và làm các xét nghiệm chẩn đoán là cần thiết.
- Nuôi cấy vi khuẩn: Phân lập được Brucella trong bệnh phẩm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Các loại bệnh phẩm có thể là: máu, tủy xương, dịch não tủy, mủ, dịch áp-xe,.. trong đó máu là bệnh phẩm hay gặp nhất, ti lệ nuôi cấy máu dương tính khoảng 54,3-90%. Tuy nhiên, nuôi cấy máu thường trên 7 ngày và nuôi cấy sử dụng phương tiện đặc biệt có thể cần phải được giữ trong thời gian từ 3- 4 tuần, do đó phòng thí nghiệm phải được thông báo nếu nghi ngờ Brucellosis.
Nuôi cấy vi khuẩn phân lập được Brucella trong bệnh phẩm là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh
- Các xét nghiệm huyết thanh cấp tính và giai đoạn hồi phục nên được lấy trong vòng 3 tuần. Trong đó xét nghiệm ngưng kết hồng cầu Rose Bengal Test (RBT) và xét nghiệm ngưng kết tiêu chuẩn Standard Agglutination Test (SAT) là hai xét nghiệm đo hiệu giá kháng thể kháng S-LPS của Brucella, rẻ tiền và dễ thực hiện, cho phép tầm soát nhanh Brucellosis với độ nhạy lên đến 99% nên thường được sử dụng.
Ngoài ra còn các xét nghiệm: Coombs, ELISA cạnh tranh, Brucellacapt, sắc ký miễn dịch dòng bên để phát hiện IgM và IgG và kết tủa miễn dịch với Brucella các protein, PCR,… là các xét mắc tiền và cần kỹ thuật cao thường chỉ được dùng trong các phòng nghiên cứu.Chẩn đoán mắc bệnh khi hiệu giá kháng thể tăng 4 lần hoặc hiệu giá kháng thể giai đoạn cấp bằng hoặc lớn hơn 1: 160, nếu có thêm tiền sử phơi nhiễm rõ rang và các triệu chứng lâm sàng đặc trưng thì càng chẩn đoán chắc chắn bệnh. Trong giai đoạn cấp tính, thường có tăng số lượng hoặc tỷ lệ bạch cầu Lympho, mặc dù tổng số lượng bạch cầu máu không tăng, thậm chí có thể giảm.
Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), có thể dùng Doxycycline 100 mg x 2 lần / ngày trong 6 tuần + Streptomycin 1 g 12 đến 24 giờ trong 15 ngày. Kinh nghiệm cho thấy rằng streptomycin có thể được thay thế bằng gentamicin 3-5 mg/kg/ngày trong 14 ngày. Điều trị tối ưu ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 8 tuổi chưa xác định; đối với trẻ em có thể sử dụng trimetoprim / sulfamethoxazole (cotrimoxazole) kết hợp với aminoglycoside (streptomycin, gentamycin) hoặc uống rifampin trong 4-6 tuần.
Bên cạnh đó cần điều trị tích cực các triệu chứng và biến chứng của bệnh.
Sau khi điều trị qua giai đoạn cấp, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. Ngoài ra cũng cần theo dõi người bệnh tích cực trong vòng ít nhất 2 năm sau khi kết thúc điều trị để phát hiện trường hợp tái phát. Bệnh nhân tái phát thường vẫn đáp ứng tốt với phác đồ điều trị ban đầu.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!