Từ điển bệnh lý

Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay còn được gọi với cái tên viết tắt COPD là một trong những loại bệnh lý gây tử vong cao (5% số ca tử vong trên thế giới mỗi năm). Tại nước ta, lượng người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này cũng đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt đối với những người có độ tuổi ngoài 40. Căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nhưng có thể duy trì sự sống cũng như cải thiện đáng kể những triệu chứng mà bệnh gây ra. Chính vì vậy, nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ giảm được nguy cơ tử vong.

Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra thì không thể điều trị tại nhà mà bắt buộc phải tới bệnh viện. Bệnh nhân sẽ phải chữa trị tại khoa hồi sức khi có xuất hiện tình trạng suy hô hấp đợt cấp có nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc những trường  hợp có ≥ 2 dấu hiệu nặng trong bảng đánh giá mức nghiêm trọng của bệnh COPD.


Nguyên nhân Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá, khối bụi độc hại và các loại thuốc cấm khác. Bên cạnh đó, một số ngành nghề hay thói quen sinh hoạt cũng góp phần hình thành lên căn bệnh phổi nguy hiểm này: Những người thường xuyên phải tiếp xúc một cách thụ động với khói thuốc lá, những người làm việc trong môi trường có quá nhiều hóa chất độc hại hoặc khói đốt cháy từ các nhiên liệu, có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá

Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá

Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như sau:

  • Đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng có phương pháp hoặc loại thuốc, liều thuốc không phù hợp khiến cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây ra biến chứng suy hô hấp.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do một số loại vi khuẩn có hại hoặc vi rút.
  • Người bệnh đang kết hợp sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ cũng có khả năng dẫn tới suy hô hấp.
  • Một số bệnh lý có liên quan đến phổi như tắc mạch phổi, nhiễm trùng não, ổ bụng, suy tim,... đều có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nặng ở người bệnh COPD.
  • Một số yếu tố ngoại cảnh như môi trường bị ô nhiễm, người bệnh hít phải khí độc hại, người bệnh đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng vẫn hút thuốc lá,... tất cả đều có thể gây ra biến chứng suy hô hấp nặng.

Đã từng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất hiệu quả nhưng vẫn gặp phải tình trạng bị suy hô hấp. Chính vì vậy, bệnh nhân đang có nguy cơ bị suy hô hấp (đặc biệt là những đối tượng người bệnh COPD) cần chú ý hơn đến các dấu hiệu suy hô hấp để kịp thời xử lý, tránh rủi ro xảy ra.


Triệu chứng Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bình thường nếu không được chữa bệnh đúng phương pháp thì các triệu chứng bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do biến chứng từ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì các triệu chứng bệnh cũng sẽ xuất hiện dày đặc và nghiêm trọng hơn rất nhiều. Một số dấu hiệu điển hình có thể nhận biết tình trạng bệnh là:

  • Các cơn khó thở ngày càng tăng lên, thở rít liên tục, người bệnh có nguy cơ ngất xỉu ngay.

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh COPD

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tinh COPD

  • Ho liên tục kèm khạc đờm ra nhiều hơn, đờm cục.
  • Tinh thần bất ổn, không kiềm chế được ý thức, có nguy cơ hôn mê sâu.
  • Một vài trường hợp cơ thể bệnh nhân trở nên tím tái, mồ hôi ra nhiều,...

Ngoài ra, mỗi người bệnh sẽ lại xuất hiện những triệu chứng bệnh khác kèm theo, phụ thuộc vào loại bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải hoặc tình trạng sức khỏe người bệnh tốt hay xấu.


Các biến chứng Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trường hợp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng sẽ có nguy cơ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Bệnh nhân có thể sẽ bị tràn khí màng phổi: Đây là dạng biến chứng rất phổ biến và mức gây hại cho người bệnh cực cao. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi khi có bệnh nên là phổi tắc nghẽn mạn tính phải lập tức được đưa đi cấp cứu xử lý, tránh nguy hại đến tính mạng.

Biến chứng bệnh phổi mạn tính COPD

Biến chứng bệnh phổi mạn tính COPD

  • Tình trạng tắc động mạch phổi có thể sẽ xảy ra
  • Một số dạng bệnh nặng về phổi do quá trình xử lý tình trạng suy hô hấp có thể hình thành như bệnh viêm phổi liên quan đến thở máy, viêm phổi bệnh viện.
  • Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ cần máy thở để trợ giúp. Tuy nhiên, người bệnh có thể sẽ gặp phải tình trạng phụ thuộc vào máy thở trong khoảng thời gian quá dài. Chính vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ đánh giá tình trạng bệnh thường xuyên để xác định thời điểm thích hợp để người bệnh ngưng dùng máy trợ thở.

Đường lây truyền Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hầu hết bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh của người bệnh khi tiếp xúc với thuốc lá thường xuyên hoặc do môi trường sống bị ô nhiễm từ không khí, khói bụi, hóa chất,... Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng được biết đến như một hệ quả của bệnh hen suyễn từ nhỏ hoặc do vấn đề di truyền từ người thân sang đời con cháu. Chính vì vậy, khả bệnh lây truyền là có thể.

Lối sống không lành mạnh, hút nhiều thuốc lá gây bệnh phổi COPD

Lối sống không lành mạnh, hút nhiều thuốc lá gây bệnh phổi COPD

Bên cạnh đó, tình trạng người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có khả năng là do vi khuẩn độc hại hoặc các loại vi rút gây ra cho nên nguy cơ lây truyền từ người sang người có thể xảy ra. Đặc biệt đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kết hợp với các bệnh lý về hệ hô hấp khác sẽ có nguy cơ bị lây truyền bệnh dễ dàng hơn. Hoặc những đối tượng đang gặp phải tình trạng suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ gặp phải tình trạng suy hô hấp nặng sẽ cao hơn nhiều, bởi khả năng chống chọi lại các loại vi khuẩn hay vi rút gây bệnh là không thể.


Đối tượng nguy cơ Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh nguy cơ bị suy hô hấp nặng. Những đối tượng người bệnh COPD gặp phải trường hợp suy hô hấp nặng thường bắt nguồn từ các đối tượng như sau:

  • Người bệnh đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không chịu điều trị hoặc điều trị không đúng, nguy cơ bị suy hô hấp nặng là rất cao.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng hoàn toàn sai phương pháp dẫn tới tình trạng bệnh không giảm thiểu mà các biến chứng lại có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn.
  • Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng không tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn mà vẫn: Tiếp tục hút thuốc lá hay các chất gây nghiện khác, tiếp xúc với các chất độc hại, sống trong môi trường bị ô nhiễm,...
  • Những bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và gặp phải nguồn lây nhiễm các bệnh hô hấp khác, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hơn.

Phòng ngừa Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Để tránh được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay tình trạng suy hô hấp nặng thì mỗi cá nhân cần đặt biệt tránh xa thuốc lá và các chất cấm gây nghiện khác. Giữ gìn môi trường sống lành mạnh không ô nhiễm, chú ý đến việc mang các vật dụng bảo hộ đường thở khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Đặc biệt đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị bệnh cần lựa chọn cơ sở uy tín để chữa bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Hạn chế hút thuốc lá giúp phòng ngừa bệnh phổi

Hạn chế hút thuốc lá giúp phòng ngừa bệnh phổi

Các triệu chứng đặc trưng có thể phát hiện ra bệnh:

  • Khó thở tăng dần
  • Thở rít liên tục
  • Khạc đờm nhiều, đờm cục có màu
  • Đổ mồ hôi
  • Cơ thể tím tái
  • Thần trí bất ổn
  • Có thể bị ngất xỉu, hôn mê

Các biện pháp chẩn đoán Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chẩn đoán tình trạng suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần trải qua 3 nhóm chẩn đoán là xác định bệnh, chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán xác định:

- Bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh lý nền của người bệnh (đã được chẩn đoán mắc bệnh COPD hay chưa) và kiểm tra các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như khó thở, thở rít, ho khạc có đờm cục, đổ mồ hôi nhiều và nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm hoặc ran nổ.

- Đo tỉ lệ PaO2, SpO2 và pH thấy giảm mạnh, PaCO2 lại tăng cao.

- Chụp X-quang phổi thấy thành phế quản dày, có hình lưới, nốt, phổi quá sáng, thâm nhiễm cả hai bên phổi.

Chẩn đoán nguyên nhân gây ra:

- Nguyên nhân chủ yếu là do một số loại vi rút hay vi khuẩn như: Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis.

- Một số trường hợp bệnh nhân có thể sẽ bị nhiễm lạnh, hít phải khói khí độc hay bụi ô nhiễm gây ra tình trạng suy hô hấp nặng.

- Cũng có khả năng bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân chính xác (có thể chiếm tới ⅓ các trường hợp mắc bệnh)

Chẩn đoán phân biệt:

- Bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm khác nhau nhằm phân biệt tình trạng bệnh này với các bệnh lý có triệu chứng bệnh tương tự như: Nhồi máu phổi, hen phế quản, tràn khí màng phổi hoặc lao phổi.

Thăm khám phổi tại MEDLATEC

Thăm khám phổi tại MEDLATEC

- Tình trạng suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể được chia làm 2 dạng: Nặng hoặc nguy kịch.

- Trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có các chỉ số như sau: Mạch đập nhanh trên 120, Tỉ lệ % SpO2 khoảng 87 - 85, PaO2 40 - 50, PaCO2 55 - 65, pH máu 7.25 - 7.30, tần số thở từ 25 - 35 lần/phút, co kéo cơ hô hấp rất nhiều, có triệu chứng ngủ gà, nói khó khăn,...

- Trường hợp nguy kịch khi bệnh nhân: Có mạch đập bị loạn hoặc rất chậm, SpO2 < 85, PaO2 < 40, PaCO2 > 65, pH máu < 7.25, tần số thở cực thấp hoặc ngừng thở, Xuất hiện tình trạng thở nghịch thường, hôn mê sâu và không thể nói,...

- Dựa vào việc xác định bệnh tình, phân biệt tình trạng suy hô hấp với các bệnh lý có liên quan khác và kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất


Các biện pháp điều trị Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Điều trị suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể được thực hiện dựa theo các bước sau đây:

- Thực hiện thở oxy qua gọng kính sao cho mức SpO2 giữ trong khoảng > 92%.

- Sử dụng một số loại thuốc giúp giãn phế quản tại chỗ: Thuốc cường beta-2 kết hợp với thuốc kháng cholinergic khí dung qua mặt nạ.

- Có thể kết hợp truyền tĩnh mạch bằng tổ hợp thuốc aminophylin và glucose hoặc các loại thuốc cường beta-2 (salbutamol, terbutalin).

- Thuốc Corticoid được chỉ định tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh với liều lượng 2mg/kg/24 giờ và phải chia thành 2 đợt tiêm.

- Một số nhóm kháng sinh cũng được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt: Cephalosporin thế hệ 3 (ceftazidim hoặc cefotaxim 3g/ngày), nhóm fluoroquinolon hoặc nhóm aminoglycosid.

- Có thể thực hiện trợ thở bằng biện pháp thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập. Trường hợp người bệnh đang có tình trạng bệnh yêu cầu không được đặt ống nội khí quản sẽ không được thực hiện biện pháp thở máy không xâm nhập. Để bệnh nhân hạn chế nguy cơ lạm dụng thở máy thì các bác sĩ cần kiểm tra tình trạng bệnh thường xuyên, nếu xác định người bệnh có khả năng thở bình thường thì phải thực hiện cai thở máy dần.

Trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp có dấu hiệu nguy kịch thì cần phải Kết hợp nhiều biện pháp hơn nữa để giữ mạng sống cho bệnh nhân: Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 100%, thông khí nhân tạo, đặt ống nội khí quản, hút đờm từ phổi đồng thời xét nghiệm vi khuẩn học, tiêm tĩnh mạch Corticoid kết hợp với các loại thuốc giãn phế quản, một số loại thuốc kháng sinh (nhóm Cephalosporin thế hệ 3, nhóm aminoglycosid hoặc nhóm fluoroquinolon),..


Tài liệu tham khảo:
  • Suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | THUOCCHUABENH
  • Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | Mạng Y tế
  • Chẩn đoán và điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | BVĐK tỉnh Quảng Ninh
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | TCSuckhoe
  • Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | HelloBacsi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ