Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Bệnh cúm là một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm tấn công hệ thống hô hấp của con người, đặc biệt là tại các vị trí như mũi, cổ họng và phổi. Đa phần nếu ở thể nhẹ, mọi người có thể tự khỏi. Nhưng đôi khi cúm cũng gây nên những biến chứng nghiêm trọng ở người bệnh, thậm chí cúm còn là nguyên nhân của rất nhiều ca tử vong trên toàn cầu.
Cúm có khả năng lây truyền nhanh và là một trong những căn bệnh nguy hiểm, dễ dàng phát triển thành dịch. Thực tế trong lịch sử cho thấy, loài người đã từng trải qua những đại dịch cúm cướp đi hàng triệu sinh mạng.
Các con số đáng lo ngại về loại bệnh dịch này:
Bệnh cúm dễ lây truyền sang người khác
Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm là do đâu?
Virus cúm (hay virus Influenza) được cho là tác nhân gây nên bệnh cúm. Nó có khả năng “sinh tồn”, thích nghi cực tốt trong môi trường khi liên tục biến thể và cho “ra mắt” liên tục các thế hệ chủng virus mới.
Cấu tạo và cơ chế hoạt động của Virus Influenza:
Bao bọc bên ngoài virus Influenza là lớp vỏ glycoprotein, bao gồm hai loại kháng nguyên: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) có 15 loại, kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase) có 9 loại.
Chỉ cần tổ hợp trên của 2 loại kháng nguyên H và N bố trí, sắp xếp ra các loại khác nhau thì chúng sẽ tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A.
Kháng nguyên H và N, đặc biệt là kháng nguyên H trong quá trình lưu hành sẽ liên tục biến đổi. Hiện tượng “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) hay còn gọi là những biến đổi nhỏ sẽ gây ra các đợt dịch cúm vừa và nhỏ. Tuy nhiên nếu các biến đổi nhỏ như vậy dần tích tụ lại sẽ tạo thành những biến đổi lớn, sinh ra tuýp kháng nguyên mới. Điều này dựa trên nguyên tắc tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm tồn tại ở người và động vật. Nguy hiểm hơn, những phân tuýp kháng nguyên mới này sẽ gây nên đại dịch cúm trên toàn thế giới.
Khi mới khởi phát, cúm sẽ có những biểu hiện giống với bệnh cảm lạnh thông thường như bị hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Nhưng khác với cảm lạnh phát triển chậm thì cúm sẽ xuất hiện đột ngột. Chúng ta hay gộp chung 2 bệnh này là bệnh cảm cúm nhưng nó hoàn toàn khác nhau, chỉ vì triệu chứng ban đầu giống nhau và bệnh nhân hay cảm thấy cúm không nghiêm trọng nên hay tự chữa ở nhà bằng mẹo dân gian hoặc tự mua thuốc uống mà không tới bệnh viện thăm khám.
Các biểu hiện điển hình của cúm đó là:
Chính vì nghĩ cúm không đáng lo ngại nên người bệnh cũng không có ý thức phòng tránh, giai đoạn đầu khi xuất hiện triệu chứng rất dễ lây cho người khác. Dần dần phát triển thành dịch cúm trong cộng đồng.
Điều trị cúm từ sớm để tránh các biểu hiện mệt mỏi
Bệnh cúm không phân biệt theo mùa mà có thể bắt gặp quanh năm. Vì dấu hiệu ban đầu của cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nên nhiều người sẽ chủ quan không đi bệnh viện điều trị, hậu quả là để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi. Cúm còn là khởi nguồn của những căn bệnh khác như: viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và đặc biệt là viêm não có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nếu đối tượng bị nhiễm cúm là phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) có thể sẽ bị sảy thai, thai lưu hoặc thai nhi bị dị tật. Do đó, nếu chẳng may bị mắc bệnh cúm khi đang mang thai, các mẹ bầu cần tiến hành khám thai, siêu âm định kỳ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ an toàn cho thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ trong suốt quãng thời gian mang thai.
Một trong những biến chứng hiếm gặp của cúm đó là hội chứng Reye. Đây là hội chứng gây nên hiện tượng sưng phù ở gan và não. Dù ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm khiến cho người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Trẻ em từ 2 - 16 tuổi là đối tượng dễ mắc phải hội chứng này. Nghiêm trọng hơn, Reye có thể xuất hiện chỉ sau vài ngày kể từ khi có biểu hiện mắc cúm. Khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm dần, trẻ sẽ đột nhiên bị nôn mửa, bắt đầu co giật, mê sảng, rơi vào trạng thái hôn mê sâu rồi tử vong.
Có hai con đường lây truyền cúm chủ yếu bao gồm:
Cúm lây từ người sang người:
Virus cúm tồn tại trong dịch tiết bệnh nhân như nước bọt sẽ bắn ra ngoài không khí. Thông qua các hoạt động tiếp xúc với người khác như giao tiếp, bắt tay, ho, hắt hơi sẽ làm cho người đối diện bị nhiễm virus. Do đó, nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm hoặc làm việc trong môi trường, không gian có người bị bệnh thì khả năng cao bạn cũng bị nhiễm cúm từ người đó.
Cúm lây qua các vật dụng cá nhân:
Các giọt bắn của người bệnh cũng có thể văng lên những vật dụng sinh hoạt cá nhân như máy tính, điện thoại,... Virus có khả năng tồn tại khá lâu trong điều kiện môi trường bình thường, vì thế nếu bạn sờ, nắm, sử dụng những đồ dùng chứa virus rồi đưa tay lên sờ vào miệng, mắt, mũi thì bạn cũng sẽ bị nhiễm cúm.
Bất cứ ai cũng đều có thể bị cúm và tỷ lệ này ở cả người lớn lẫn trẻ em có khi lên tới 90%. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cúm bao gồm:
Mệt mỏi là một trong những biểu hiện của bệnh cúm
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hàng năm:
Theo khuyến cáo của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì hàng năm mọi người nên tiêm phòng cúm, kể cả trẻ em từ 6 tháng tuổi.
Lý do phải tiêm phòng cúm hàng năm là vì virus cúm có rất nhiều biến chủng và chúng biến đổi liên tục. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thường xuyên cập nhật những dự báo về chủng virus cúm mới để vắc xin cúm mùa được nghiên cứu, sản xuất dựa trên các báo cáo này, nhờ đó người dân kịp thời tiêm vắc xin để phòng tránh các chủng mới đang lưu hành. Bên cạnh đó, kháng thể được tạo ra để bảo vệ cơ thể qua việc tiêm vắc xin chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn (dưới 1 năm), vì thế nên người bệnh cần tiêm mũi nhắc lại khi có vắc xin phòng chủng mới để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Theo khảo sát tại Việt Nam cho thấy, dịch cúm xuất hiện quanh năm và thường đạt đỉnh vào các tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Do vậy người dân tốt nhất nên tiến hành tiêm vắc xin cúm trước khi mùa cúm diễn ra.
Vắc xin bệnh cúm có tác dụng bảo vệ người được tiêm khỏi 3 hoặc 4 loại virus cúm phổ biến nhất lưu hành trong mùa dịch cúm năm đó. Bên cạnh dạng tiêm thì hiện tại đã có dạng xịt mũi của vắc xin. Tuy nhiên các nhóm đối tượng như trẻ em từ 2 - 4 tuổi bị hen suyễn hay bị thở khò khè, phụ nữ mang thai và những người hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch thì được khuyến cáo là không nên dùng dạng xịt. Phần lớn các loại vắc xin phòng cúm sẽ có chứa một lượng nhỏ của protein thường có chứa trong trứng. Nếu bạn bị dị ứng khi ăn trứng (nổi mề đay) thì vẫn có thể tiêm được và không cần biện pháp phòng ngừa nào. Còn nếu bị dị ứng nặng với trứng thì khi tiêm vắc xin cần thực hiện tại cơ sở Y tế có trang bị đủ khả năng cấp cứu để đề phòng trường hợp người được tiêm có những phản ứng quá mẫn với vắc xin cúm.
Hạn chế lây lan cúm từ người khác và lây cho người khác:
Không phải đã tiêm vắc xin phòng cúm thì sẽ được bảo vệ 100%, quan trọng là phụ thuộc vào khả năng bảo vệ bản thân để hạn chế sự lây nhiễm cúm từ cộng đồng và cũng làm giảm khả năng lây cho người khác:
Bác sĩ sẽ tiến hành khám và tìm ra các triệu chứng của bệnh cúm, để phân biệt với bệnh hô hấp có thể sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm để tìm ra virus cúm.
Xét nghiệm nhanh được sử dụng phổ biến nhất nhằm phát hiện ra kháng nguyên của bệnh cúm trên mẫu bệnh phẩm. Mẫu này được lấy từ họng hoặc mũi của người bệnh. Xét nghiệm nhanh có thể cho ra kết quả sau khoảng 15 phút nhưng không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Vì vậy, đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cúm dựa vào triệu chứng mặc dù xét nghiệm có kết quả âm tính, bệnh nhân cần theo dõi diễn tiến của bệnh và tuân thủ theo phác đồ điều trị cúm, không chủ quan khi kết quả âm tính mà cần phải thực hiện biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác song song với điều trị.
Nếu bạn có một trong những triệu chứng nghi ngờ cúm, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh lây cho người nhà và cộng đồng. Hiện tại, bệnh viện MEDLATEC có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như đầy đủ các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán và điều trị cúm.
Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ để phòng ngừa bệnh
Bệnh nhân bị cúm có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
Tại khoa nội của bệnh viện MEDLATEC hàng năm tiếp nhận hàng trăm case phát hiện cúm. Các bệnh nhân có thể điều trị tại nhà ở các trường hợp bệnh hoặc theo dõi điều trị tại viện nếu bệnh nặng hơn hoặc có bội nhiễm hay có những dấu hiệu nguy hiểm.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!