Từ điển bệnh lý

Đau đầu Migraine : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Đau đầu Migraine

Đau đầu Migraine (hay đau nửa đầu Migraine, đau đầu vận mạch, Migraine ) là dạng đau đầu nguyên phát thường gặp nhất chiếm 20% các trường hợp đau đầu với tỷ lệ gặp khoảng 10 - 12% trong dân số.

Đau đầu Migraine

Đau đầu Migraine

Bệnh thường gặp ở nữ với tỉ lệ nam:nữ = 1:3, có thể khởi phát trong giai đoạn dậy thì hoặc tuổi thanh niên, tăng giảm về tần suất và độ nặng trong những năm tiếp theo, tỷ lệ mắc nhiều nhất ở lứa tuổi 30-40 tuổi và thấp nhất sau 60 tuổi.

 Các nghiên cứu cho thấy có tính chất gia đình trong bệnh Migraine.  

Phân loại chuẩn Quốc tế về các rối loạn đau đầu (ICHD) của Hiệp hội Quốc tế về Bệnh Đau đầu (International Headache Society -  HIS), được tái bản năm 2004 (ICHD-2), Migraine gồm 7 nhóm sau:

- Migraine không có dấu hiệu báo cơn (Migraine không aura): thường chiếm đến 80% Mi

- Migraine có dấu hiệu báo cơn (Migraine có aura): thường chiếm đến 15% Migraine.


Nguyên nhân Đau đầu Migraine

Cơ chế bệnh sinh: cơ chế bệnh sinh phức tạp đến nay còn chưa được biết rõ, từ trước đến nay ta vẫn coi đau đầu Migraine là do rối loạn vận mạch: tiền triệu là giai đoạn co mạch, giai đoạn toàn phát có hiện tượng giãn mạch. Thực tế yếu tố mạch máu chỉ đóng 1 phần trong bệnh sinh. Trong cơ chế bệnh sinh Migraine còn có liên quan đến bất thường cấu trúc não, bất thường sinh hóa ở não, và có yếu tố di truyền…

Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu này có xuất hiện của tính chất di truyền 

Nguyên nhân gây ra chứng đau đầu này có xuất hiện của tính chất di truyền 

Các nghiên cứu cho thấy có tính chất gia đình trong bệnh Migraine (Trong nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy 50% trường hợp có tiền sử gia đình). Khiếm khuyết di truyền (bệnh trên gen trội nhiễm sác thể thường số 19) đã được xác định là nguyên nhân của Migraine liệt nửa người có yếu tố gia đình.

Serotonin: là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát tính khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, cũng như sự co giãn mạch máu... Nồng độ serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co giãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu. Nghiên cứu thấy khởi đầu cơn Migraine nồng độ serotonin trong máu có xu hướng giảm hơn so bình thường. Các thuốc làm giảm nồng độ serotonin có xu hướng làm nặng tình trạng Migraine sẵn có, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin tăng nồng độ serotonin cũng được đưa vào điều trị Migraine

Estrogen tăng ở phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ và giao động trong chu kỳ kinh nguyệt, điều này giải thích Migraine thường gặp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và giảm dần sau mãn kinh

Ánh sáng, tiếng ồn lớn, mùi (thức ăn, phấn hoa ..), căng thẳng stress, chấn thương vùng đầu, chất kích thích, thay đổi thời tiết là các yếu tố thúc đẩy cơn Migraine


Triệu chứng Đau đầu Migraine

Aura (dấu hiệu báo cơn) là các triệu chứng xảy ra ngay trước khởi phát hoặc vào lúc khởi phát cơn đau nửa đầu, thường xuất hiện tăng dần không quá 1 giờ rồi thoái biến hoàn toàn. Dấu hiệu báo cơn này gồm : các triệu chứng thị giác (ánh sáng hoặc điểm nhấp nhánh , mất thị giác ...), cảm giác (kim châm, tê bì) hoặc vận động (liệt nửa người).

- Đau nửa đầu liên quan đến động mạch nền: trong đó đau đầu đi kèm với các triệu chứng như: loạng choạng, chóng mặt, ù tai, nôn, buồn nôn,  nhưng không bị rối loạn vận động.

Đau nửa đầu liên quan đến động mạch nền

- Hội chứng chu kỳ ở trẻ em thường xảy ra trước đau nửa đầu bao gồm nôn mửa theo chu kỳ (thỉnh thoảng có giai đoạn bị nôn nhiều), đau bụng liên quan đến đau nửa đầu (đau bụng, thường đi kèm với buồn nôn), và chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em (thỉnh thoảng bị chóng mặt).

- Đau nửa đầu võng mạc liên quan đến đau nửa đầu đi kèm rối loạn thị giác, đôi khi mất thị giác tạm thời 1 bên mắt.

- Biến chứng của đau nửa đầu Migraine: đau đầu kèm theo co giật hay tổn thương não.

- Khả năng đau nửa đầu Migraine: các triệu chứng có một số đặc điểm của đau nửa đầu nhưng chưa đủ bằng chứng để kết luận là đau nửa đầu một cách chắc chắn và cũng không giải thích bằng một nguyên nhân khác hợp lý.


Các biến chứng Đau đầu Migraine

Trạng thái Migraine: các cơn đau nửa đầu xảy ra liên tục làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội của bệnh nhân.

Nhồi máu não Migraine: Theo nhiều nghiên cứu đa trung tâm đã tìm ra mối liên quan nhất định giữa Migraine  và nguy cơ nhồi máu não, mối liên quan này đặc biệt rõ rệt ở những người hút thuốc lá, phụ nữ trẻ tuổi, nhất là những người sử dụng thuốc tránh thai đường uống. Cơ chế bệnh học để giải thích mối liên quan này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên việc điều trị làm giảm tần suất cơn đau đầu Migraine  nhằm giảm nguy cơ nhồi máu não.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây ra nhồi máu não 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây ra nhồi máu não 

Việc dùng thuốc cắt cơn (giảm đau..), thuốc điều trị phòng ngừa có thể làm phụ thuộc thuốc (đặc biệt nhóm giảm đau có opioid), tăng độc tính lên gan, thận,...


Phòng ngừa Đau đầu Migraine

Cần có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày: Nên có thói quen ngủ vào giờ cố định (tốt nhất khoảng 22h) và thức dậy vào giờ cố định ngủ trưa 15-30 phút. Tránh để mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, cuộc sống vì đây là một trong những yếu tố khiến bệnh dễ khởi phát, cũng như làm cho người đã mắc nặng thêm tình trạng đau đầu.

Có chế độ ăn uống khoa học: Không nên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, tránh lạm dụng các thực phẩm như socola, bột ngọt, phô-mai.... Cần chế độ ăn đúng giờ.

Có chế độ ăn uống khoa học

Có chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế ở những nơi ô nhiễm tiếng ồn, môi trường có nhiều ánh sáng chói, hạn chế chất gây mùi mạnh.

Hạn chế sử dụng các thuốc gây giãn mạch máu hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen nếu có thể.


Các biện pháp chẩn đoán Đau đầu Migraine

Chẩn đoán Migraine

Chẩn đoán đựa theo hướng dẫn chẩn đoán ICHD-2.

1. Tiêu chuẩn chấn đoán Migraine không aura:

  1. Ít nhất 5 cơn thoả mãn tiêu chuẩn từ Bà D.
  2.  Cơn kéo dài từ 4 - 72h (Không điều trị hoặc điều trị không thành công).
  3.  Đau đầu có ít nhất 2 trong số 4 đặc điểm sau:
  • Đau 1 bên
  • Có tính chất mạch đập
  • Mức độ đau từ trung bình đến nặng
  • Đau bị tăng nặng bởi các hoạt động gắng sức (leo cầu thang, đi bộ)
  1. Trong cơn đau có ít nhất 1 trong các biểu hiện sau:
  • Nôn hoặc buồn nôn;

Nôn hoặc buồn nôn

  • Sợ ánh sáng và sợ tiếng động;

       E. Không thể được giải thích tốt hơn bằng một chẩn đoán khác trong ICHD;

2. Tiêu chuẩn chấn đoán Migraine có aura:

  1. Ít nhất 2 cơn thoả mãn tiêu chuẩn B và C.
  2. Ít nhất 1 trong các triệu chứng Aura sau, có hồi phục hoàn toàn.
  • Thị giác
  • Cảm giác
  • Lời nói và/hoặc ngôn ngữ
  • Vận động
  • Thân não
  • Võng mạc
  • Ít nhất 2 trong 4 đặc điểm sau:

       C. Có ít nhất 1 triệu chứng Aura lan toả nặng dần từ trên 5 phút và/hoặc có 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng diễn ra nối tiếp nhau.

  • Mỗi cơn Aura đơn độc kéo dài từ 5-60 phút.
  • Ít nhất có 1 triệu chứng aura là 1 bên (thất ngôn luôn được xem là triệu chứng 1 bên, nói khó có thể xem hoặc không xem là 1 bên).
  • Triệu chứng Aura kèm theo hoặc được theo sau bởi cơn đau đầu (trong vòng 60 phút sau khi aura sảy ra).
  • Không thể được giải thích tốt hơn bằng một chẩn đoán khác trong ICHD, cần loại trừ cơn TIA.

Chẩn đoán hình ảnh

Để chẩn đoán Migraine chỉ cần dựa vào khám lâm sàng thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán, không bất thường khám thần kinh và loại trừ các bệnh lý gây đau đầu tương tự. Các phương pháp cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đo thị lực, nội soi tai mũi họng….) đưa vào để loại trừ nguyên nhân khác gây đau đầu.

* Chẩn đoán phân biệt 

Các đau đầu nguyên phát

- Đau đầu căn nguyên tâm lý (đau đầu căng thẳng, đau đầu căng cơ): thường xuất hiện cuối ngày làm việc, ít khi xuất hiện ngày nghỉ ngơi, tính chất đau như bóp chặt quanh đầu, không sợ ánh sáng, không sợ tiếng động trong cơn đau.

- Đau đầu chuỗi (đau đầu Cluster, đau đầu cụm): thường gặp ở nam, cơn đau dữ dội xuất hiện theo chu kỳ, hay thành chuỗi kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và thường theo sau đó là một giai đoạn thuyên giảm. Chỉ xuất hiện đau 1 bên có kèm theo xung huyết kết mạc mắt một bên, chảy nước mắt, ngạt mũi chảy nước mũi, sụp Migraine và co đồng tử trong 30% trường hợp.

- Các dạng đau đầu đau đầu thứ phát cấp tính: xuất huyết màng não, nhồi máu não, xuất huyết não, huyết khối tĩnh mạch não, u hoặc apxe não; viêm não màng não … Các dạng đau đầu này thường biểu hiện cấp tính, kéo dài cả ngày và có dấu hiệu thần kinh khu trú (co giật, liệt vật động....). Và trên chuẩn đoán hình ảnh (cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính não – mạch não) sẽ thấy tổn thương thực tổn.

- Đau thần kinh chẩm: Đau nhức, đau rát và đau nhói thường bắt đầu từ vùng gáy, chẩm lan lên đỉnh đầu-thái dương và có thể đau lan sang phía sau mang tai, thường gặp 1 bên , có thể 2 bên. Da đầu có thể trở nên nhạy cảm đau và thậm chí chải tóc, gió thổi cũng có thể làm tăng cơn đau. Không nôn, không buồn nôn , không sợ ánh sáng, tiếng động trong cơn đau.

- Viêm động mạch thái dương: thường gặp phụ nữ trên 50, đau vùng thái dương thường về đêm, động mạch thái dương sờ thấy cứng, không đập, có biến đổi màu sắc da vùng động mạch thái dương nông và thường kèm theo suy giảm  thị giác. Xét nghiệm máu chỉ số máu lắng tăng cao.

Việc thực hiện xét nghiệm sẽ cho phép chẩn đoán chính xác hơn 

Việc thực hiện xét nghiệm sẽ cho phép chẩn đoán chính xác hơn 

- Đau đầu bệnh lý chuyên khoa mắt: glocom (kèm theo suy giảm thị lực tiến triển), viêm mũi xoang (kèm theo chảy nước mũi, dịch viêm, không sợ ánh sáng, không sợ tiếng động..).

- Đau đầu Migraine có aura cần loại trừ với cơn tai biến mạch máu não thoảng qua (TIA): các thiếu sót thần kinh (mù 1 mắt, yếu nửa người, rối loạn cảm giác nửa người, rối loạn ngôn ngữ) xuất hiện đột ngột, tồn tại không quá 24h (thường dưới 10 phút) có xu hướng nặng dần do vậy những triệu chứng này mới xuất hiện những lần đầu thì cần đặt ra chẩn đoán cơn TIA, không được nghĩ ngay tới Migraine có aura.


Các biện pháp điều trị Đau đầu Migraine

Bao gồm:  Điều trị cắt cơn và điều trị phòng ngừa.

1. Điều trị cắt cơn

- Nguyên tắc chung quan trọng: Điều trị cắt cơn càng sớm càng đem lại hiệu quả cao

- Chọn thuốc dựa vào:

  • Mức độ nặng của cơn đau.
  • Yếu tố khởi phát cơn đau: Tránh yếu tố này trong sinh hoạt hoặc công việc hàng ngày.
  • Có kèm theo nôn hay buồn nôn không: lựa chọn đường uống, đặt trực tràng hay đường tiêm.
  • Theo cơ địa bệnh nhân: Tiền sử dị ứng, bệnh nội khoa khác.

- Với các cơn đau mức độ nhẹ và trung bình

  • Nếu không có nôn hay buồn nôn sử dụng thuốc giảm đau đơn giảm hoặc giảm đau phối hợp (Acetaminnophen, NSAID ..).
  • Nếu kèm theo nôn dùng thêm thuốc chống nôn đặt trực tràng hoặc đường uống.
  • Nếu có chống chỉ định Acetaminnophen, NSAID thì có thể dùng Các thuốc cắt cơn đặc hiệu (Ergotamin, Triptans) dạng uống hoặc sịt mũi.

- Với các cơn đau mức độ trung bình tới nặng

  • Nếu không có nôn hay buồn nôn: sử dụng nhóm cắt cơn đặc hiệu hoặc dạng cắt cơn VD: Naproxen-Zolmitriptans.
  • Nếu kèm theo nôn nhiều, cơn Migraine  nặng nên được điều trị bằng dạng tiêm dưới da (sumatriptans) hoặc dạng xịt mũi (sumatriptans), các thuốc chống nôn ngoài đường miệng và Dihydroergotamin ngoài miệng.

Uống thuốc điều trị là phương pháp được nhiều người chọn lựa sửa dụng 

Uống thuốc điều trị là phương pháp được nhiều người chọn lựa sửa dụng 

2. Điều trị dự phòng

Nguyên tắc chung quan trọng trước khi điều trị cần xem xét:

  • Tần suất xuất hiện cơn: thường điều trị khi các cơn đau xảy ra ít nhất 3-4 lần trong một tháng, dau đầu cường độ nặng hoặc kéo dài điều trị cắt cơn không hiệu quả. Cơn đau đầu làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội của bệnh nhân.
  • Cần thảo luận lợi ích và nguy cơ của việc điều trị phòng ngừa. Điều trị dự phòng thường tiếp túc kéo dài 6 tháng nếu bệnh nhân không còn cơn (giảm dần liều và ngưng thuốc nếu có thể). Điều trị liều thấp nhất và hiệu quả cao nhất, tăng dần liều nếu chưa đáp ứng hiệu quả.
  • Điều trị phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân, bệnh kèm theo, nguy cơ tác dụng phụ của thuốc (cá thể hóa điều trị).

Các thuốc thường được sử dụng trong dự phòng cơn Mi

Nhóm chẹn Beta (Atenolol, metoprolol, propranolol): làm tăng kháng lực mạch máu ngoại biên, do đó làm giảm quá trình dãn mạch của Migraine . Các thuốc chẹn beta là hiệu quả nhất khi tần suất đau đầu thấp nhưng cường độ nặng, mạch nhanh. Chống chỉ định khi có hen, trầm cảm, suy tim,…

Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline …) hoặc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine: làm tăng nồng độ serotonin trong máu và dịch não tủy, ức chế dẫn truyền tín hiệu đau. Hiệu quả nhất khi tần suất đau đầu tương đối nhiều nhưng không rất nặng, đặc biệt nếu bệnh nhân kèm mất ngủ, bệnh nhân trầm cảm. Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ: bí tiểu, táo bón, khô miệng, hạ huyết áp tư thế,…

Thuốc chẹn kênh calci (flunarizine, cinarizine…) có hiệu quả thường được sử dụng. Chống chỉ định bệnh nhân Parkinson.

Thuốc chống động kinh (Valproat, topiramat..) Được chứng minh hiệu tốt trong điều trị đặc biệt bệnh nhân có kèm theo bệnh động kinh.

Các kháng thể đơn dòng đang được nghiên cứu mở ra hướng mới trong đều trị dự phòng Migriane.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ