Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Những dị vật được coi là mắc trong đường hô hấp là những chất hữu cơ hoặc vô cơ kẹt lại tại khu vực thanh quản, khí quản đến phế quản phân thuỳ. Các dị vật thường gặp có thể là đồ ăn như hạt lạc, hạt dưa, hạt ngô, hạt na, hoặc vỏ tôm, cua, mẩu xương động vật, viên kẹo; đồ vật như các mảnh đồ nhựa, kẹp tóc, viên bi, viên thuốc hoặc các loại đồ chơi có kích thước nhỏ,...
Dị vật mắc trong đường hô hấp
Thông thường dị vật trong đường hô hấp sẽ bắt gặp nhiều hơn đối với trẻ em hơn là người lớn (tỷ lệ ở trẻ dưới 4 tuổi là 75%). Vì thói quen hay cho các đồ vật vào miệng trong lúc chơi của trẻ em nên đây là đối tượng dễ bị hóc hơn. Nhưng không vì thế mà các lứa tuổi khác không bị mắc dị vật trong đường thở.
Các cấp cứu liên quan đến mắc dị vật trong đường hô hấp rất phổ biến của chuyên ngành tai mũi họng. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và xử lý đúng sẽ dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cứu chữa được nhưng chậm trễ có thể để lại những biến chứng không mong muốn sau này.
Có thể liệt kê một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho dị vật bị kẹt trong đường thở như sau:
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho dị vật bị kẹt trong đường thở
Việc bị mắc dị vật đường thở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi trẻ đang ăn hoặc đang ngậm, hoặc trẻ đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì bất ngờ ho sặc sụa, mặt tím tái, có thể bị nghẹt thở trong phút chốc. Điều này chứng tỏ xảy ra hội chứng xâm nhập do dị vật lọt vào thanh quản khiến cho niêm mạc bị kích thích và kích hoạt chức năng bảo vệ đường hô hấp của thanh quản nhằm tống dị vật ra bên ngoài.
Hội chứng xâm nhập
Triệu chứng của trẻ khi bị mắc dị vật đường thở
Nguyên nhân là do thanh quản hình thành cơ chế phản xạ co thắt và phản xạ ho để đẩy dị vật bị mắc ra ngoài đường thở.
Đặc điểm dị vật và biểu hiện của cơ thể khi ở những vị trí khác nhau:
Dị vật mắc ở thanh quản:
Dị vật rơi vào khí quản
Những dị vật mắc tại khí quản thường có kích thước lớn và có thể cắm vào thành khí quản, thường di chuyển theo chiều dọc, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Người bệnh sẽ bị khó thở theo từng cơn, nghe được tiếng lật phật khi nghe ống khí quản.
Hóc xương cá trong đường thở
Dị vật ở trong phế quản
Dị vật sẽ dễ bị mắc vào phế quản bên phải do phế quản này nằm ở vị trí chếch hơn và có khẩu độ to hơn phế quản trai. Bản thân dị vật khi lọt và phế quản sẽ bị hút nước và trương to hơn so với kích thước ban đầu, niêm mạc phế quản sinh phản ứng sưng phù nề khiến cho dị vật bị kẹt lại, nằm cố định bám chắc vào phế quản.
Nếu phát hiện muộn và không xử lý kịp thời dị vật mắc trong đường thở, người bệnh nhất là trẻ em sẽ gặp các triệu chứng như suy hô hấp, thậm chí bị ngừng tim.
Dị vật là những chất hữu cơ, đồ ăn có thể bị trương to ra do ngấm nước khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng, có khi bị ứ đọng xuất huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi càng bị đe dọa nhiều đến sức khỏe, nhiều trường hợp kể cả khi đã được gắp dị vật ra nhanh vẫn khiến bệnh nhi tử vong do biến chứng viêm phổi, viêm phế quản nghiêm trọng.
Nhiễm trùng đường hô hấp do mắc dị vật lâu ngày nhưng không được phát hiện kịp thời
Dị vật khi được lấy ra sớm thì sẽ dễ dàng hơn, còn nếu muộn thì dị vật thường bị dịch chuyển, ngâm nước và gây phù nề niêm mạc đường thở khiến vật càng bị kẹt lại khó gắp ra, gây biến chứng nặng và khiến sức chịu đựng của cơ thể bị giảm sút nhiều.
Do vậy, đối với các ca bệnh nhân bị mắc dị vật trong đường hô hấp:
Không xử trí kịp thời sẽ để lại biến chứng, thậm chí dẫn tới tử vong do đường thở của bệnh nhân bị bít lấp gây ngạt thở;
Dị vật trong đường hô hấp có thể gây nên các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, xẹp phổi một bên, áp xe phổi một bên, tràn khí trung thất, sẹo hẹp thanh quản,...
Các biện pháp chẩn đoán có thể được áp dụng bao gồm:
- Khai thác lịch sử bệnh của bệnh nhân:
Bác sĩ có thể hỏi về những biểu hiện của hội chứng xâm nhập ban đầu. Có thể khi xuất hiện hội chứng xâm nhập thanh quản đã tống được dị vật ra ngoài, nhưng cũng có khi dị vật vẫn ở trong nhưng không biết được về hội chứng xâm nhập (trẻ em khi đang chơi một mình khi bị hóc không ai biết).
- Các biểu hiện lâm sàng:
Trong trường hợp dị vật kẹt ở thanh quản, bệnh nhân khó thở liên tục. Nếu dị vật mắc tại khí quản sẽ bị ho sặc sụa, kéo theo khó thở. Còn dị vật ở trong phế quản thì có thể bị xẹp phổi viêm phế quản - phổi.
- Chụp X-quang:
Đây là kỹ thuật quan trọng giúp xác định được chính xác vị trí, hình dáng, kích thước của dị vật, trong trường hợp bệnh nhân bị hóc dị vật cản quang. Ngoài ra chụp X-quang còn cho biết bệnh nhân có bị xẹp phổi hay không thông qua các dấu hiệu điển hình.
- Nội soi phế quản và khí quản: Phương pháp này giúp để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh.
Việc xác định chính xác vị trí, kích thước, tính chất của dị vật là vô cùng quan trọng để giúp bác sĩ có thể đưa ra các phương án xử trí cho bệnh nhân cũng như tiên lượng về sau. Tại BVĐK MEDLATEC, nội soi tai mũi họng ống mềm và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực 128 dãy là lựa chọn tối ưu cho việc xác định dị vật đường thở.
Nội soi phế quản và khí quản xác định chính xác vị trí, kích thước, tính chất của dị vật tại BVĐK MEDLATEC
a. Tiến hành cấp cứu tại chỗ
Có 2 tình huống xảy ra là bệnh nhân tỉnh và bệnh nhân bất tỉnh:
- Bệnh nhân tỉnh:
Nghiệm pháp Heimlich: Để bệnh nhân đứng hoặc ngồi trên ghế có tựa lưng, người cấp cứu sẽ đứng sau bệnh nhân với tư thế hai cánh tay ôm vòng ra trước ngực nạn nhân, một bàn tay nắm lại, bàn tay còn lại cầm lấy cổ tay của bàn tay nắm. Vị trí đặt bàn tay nắm là ở giữa xương ức và rốn. Sau đó giật đưa người của nạn nhân từ dưới lên trên với mục đích đẩy cơ hoành, giúp tống không khí trong khí quản, phế quản, trong phổi để dị tật bị văng ra ngoài. Mỗi động tác đòi hỏi một lực mạnh và dứt khoát, tái lặp khoảng 10 lần. Trong lúc thực hiện phải chú ý tới miệng của bệnh nhân, nếu dị vật được đẩy bật lên miệng thì phải lập tức lấy ra.
- Bệnh nhân bất tỉnh:
bệnh nhân cần được đặt trong tư thế nằm ngửa. Người cấp cứu sẽ quỳ bên cạnh, đặt bàn tay áp lên bụng của bệnh nhân, vẫn với vị trí dưới xương ức trên phần rốn, bàn tay còn lại đặt lên bàn tay này. Động tác cấp cứu theo hướng đẩy nhanh và mạnh lên trên, lặp lại trong khoảng 10 lần. Vừa cấp cứu vừa theo dõi miệng của nạn nhân và nhanh chóng lấy dị vật ra nếu đã được đẩy lên.
b. Trường hợp đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại bệnh viện
Phương pháp soi nội quản được tích cực áp dụng đối với những nạn nhân bị mắc dị vật trong đường hô hấp, cụ thể như sau:
Quan sát nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng là bị khó thở nặng thì cần mở khí quản trước trước khi soi. Nạn nhân cảm thấy mệt nhiều cần được hồi sức trước, không nên soi ngay lập tức. Còn nếu bệnh nhân nhập viện không cảm giác quá khó thở nhưng những cơn khó thở lại đến bất chợt, do nguyên nhân khác chưa thể lấy được dị vật thì có thể mở khí quản trước để giải quyết đường thở cho bệnh nhân, tránh những cơn thở bất thường.
Sau khi đã tiến hành gắp bỏ dị vật thành công qua đường tự nhiên, tuy dị vật đã không còn ở trong cơ thể nhưng chỗ bị hóc có thể còn phản ứng sưng viêm và phù nề, cần theo dõi và cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh giảm xuất huyết, chống phù nề, ổn định lại thể trạng.
Tuy nhiên cũng có những ca khó khi vật bị hóc có cấu tạo sắc nhọn không thể loại bỏ bằng việc gắp qua đường thở theo cách thông thường như soi nội quản (tình trạng này cũng hiếm gặp). Do đó có thể phải thực hiện biện pháp mở lồng ngực, mở phế quản để lấy dị vật ra.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!