Từ điển bệnh lý

Đổ mồ hôi trộm : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 27-03-2025

Tổng quan Đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng đổ mồ hôi nhiều đến mức thấm qua quần áo, chăn ga gối đệm và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Thông thường, việc đổ mồ hôi là một phản ứng tự nhiên giúp cơ thể hạ nhiệt, duy trì nhiệt độ ổn định và mang lại cảm giác thoải mái.

Ngược lại, đổ mồ hôi trộm không hề dễ chịu chút nào. Thay vào đó, bạn có thể trải qua một cơn nóng đột ngột lan tỏa khắp cơ thể, kèm theo đổ mồ hôi, da ửng đỏ và nhịp tim tăng nhanh. Đổ mồ hôi trộm thường đi kèm với thời kỳ mãn kinh. Nếu triệu chứng này đi kèm theo các triệu chứng khác, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần được chăm sóc y tế.

đổ mồ hôi trộm lại xuất hiện ở một số vùng cơ thể nhất định

Tình trạng đổ mồ hôi trộm xuất hiện ở một số vùng cơ thể nhất định

Nguyên nhân Đổ mồ hôi trộm

- Bất kỳ ai cũng có thể đổ mồ hôi trộm, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ. Sự thay đổi của các hormone sinh sản, như estrogen và progesterone, có thể gây ra cảm giác nóng bức khó chịu. Cơ thể phản ứng bằng cách bốc hỏa để làm mát hoặc đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt vào ban đêm.

  • Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Trước kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen giảm, giai đoạn này thường liên quan đến PMS và PMDD. Ngoài các triệu chứng như cáu kỉnh và chuột rút, tình trạng đổ mồ hôi trộm cũng có thể xảy ra.
  • Mang thai: Sự dao động của nồng độ hormone trong thai kỳ có thể khiến bạn đổ mồ hôi ban đêm. Đổ mồ hôi liên quan đến thai kỳ thường gặp hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1 đến 14) và tam cá nguyệt thứ ba (tuần 27 đến khi sinh con). Sau khi sinh con, tình trạng đổ mồ hôi có thể kéo dài vài tuần do hormone trong cơ thể bạn dần điều chỉnh về mức trước khi mang thai.

- Hệ thần kinh tự động hoạt động quá mức: Cơ thể tự điều hòa thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, nhưng nếu hệ thần kinh quá nhạy cảm, mồ hôi sẽ tiết ra bất thường.

- Cơ thể quá nhiệt: Trẻ em và những người có chuyển hóa cao thường xảy ra hiện tượng này do nhiệt độ cơ thể tăng cao.

- Căng thẳng có thể gây đổ mồ hôi đêm: Căng thẳng, hoảng loạn và lo lắng có thể làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể trở nên quá nóng và gây đổ mồ hôi cả ban ngày lẫn ban đêm.

- Nguyên Nhân Bệnh Lý

  • Bệnh lao: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đổ mồ hôi trộm ban đêm.
  • Bệnh tiểu đường: Mức đường huyết thấp có thể kích thích hệ thần kinh, gây mồ hôi nhiều.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn : Bao gồm viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương (viêm xương/tủy xương) và áp xe.
  • Nhiễm trùng do vi-rút: Bao gồm cảm lạnh , cúm và COVID-19 .
  • Ung thư: Bao gồm bệnh bạch cầu (ung thư máu và tủy xương) và u lympho (ung thư tế bào máu). Một số loại ung thư như lymphoma liên quan đến đổ mồ hôi trộm. Khi ung thư gây ra tình trạng này, các triệu chứng đi kèm thường bao gồm sốt và mệt mỏi.

Trẻ em và những người có chuyển hóa cao thường đổ mồ hôi trộm

Trẻ em và những người có chuyển hóa cao thường đổ mồ hôi trộm

  • Lạm dụng chất gây nghiện: Bao gồm rượu, heroin và cocaine.
  • Rối loạn thần kinh: Bao gồm rối loạn phản xạ tự chủ, bệnh lý thần kinh tự chủ (tổn thương dây thần kinh tự chủ), syringomyelia (hình thành u nang trong tủy sống) và đột quỵ.
  • Tình trạng sức khỏe hành vi: Bao gồm rối loạn hoảng sợ và lo âu .
  • Rối loạn giấc ngủ: Bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ .
  • Bệnh tiêu hóa: bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư: Bao gồm thuốc ức chế aromatase, tamoxifen, thuốc phiện và steroid.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc khác: Bao gồm một số thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị tiểu đường, steroid, acetaminophen, aspirin và thuốc điều trị huyết áp cao.
  • Ngoài ra, đổ mồ hôi ban đêm có thể do chứng tăng tiết mồ hôi – tình trạng khiến cơ thể tiết mồ hôi quá mức mà không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng Đổ mồ hôi trộm

  • Mồ hôi chủ yếu xuất hiện vào ban đêm.
  • Có thể kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và sốt.
  • Da luôn trong tình trạng ẩm ướt, nhất là vùng lưng, ngực.Biểu hiện đổ mồ hôi trộm
Biểu hiện đổ mồ hôi trộm


Phòng ngừa Đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể tiết nhiều mồ hôi dù không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao hay hoạt động thể chất. Hiện tượng này có thể là phản ứng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ hoặc dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như thiếu vitamin D, rối loạn thần kinh thực vật, hoặc bệnh nhiễm trùng. Dù không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng nếu đổ mồ hôi trộm kéo dài, kèm theo mệt mỏi, sụt cân hay các triệu chứng bất thường khác, cần thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, môi trường ngủ thoáng mát và chăm sóc cơ thể đúng cách sẽ giúp kiểm soát tình trạng này hiệu quả.

Nếu khách hàng muốn khám bệnh tại MEDLATEC vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.




Các biện pháp điều trị Đổ mồ hôi trộm

 Các biện pháp tự nhiên

  • Giữ môi trường phòng mát mẻ, thông thoáng.
  • Tránh ăn cay, nóng, uống rượu bia.
  • Sử dụng thảo dược như hoàng kỳ, bí đao, trà xanh.

 Dùng thuốc

  • Bác sĩ có thể kê thuốc kháng cholinergic, thuốc điều hòa nội tiết.
  • Trường hợp nặng, botox hoặc phẫu thuật có thể được xem xét.

Đổ mồ hôi trộm được điều trị như thế nào khi liên quan đến mãn kinh?

Dựa vào nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị. Nếu đổ mồ hôi ban đêm liên quan đến mãn kinh, liệu pháp hormone với estrogen đơn thuần hoặc kết hợp progestin có thể là một cách. Liệu pháp hormone cũng có thể giúp ích cho các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh, bao gồm loãng xương và khô âm đạo. Bạn không nên áp dụng liệu pháp thay thế estrogen nếu có tiền sử ung thư vú. Mọi liệu pháp hormone đều tiềm ẩn rủi ro nhất định, bao gồm nguy cơ hình thành cục máu đông và viêm túi mật.

  • Các thuốc không chứa estrogen có thể được kê đơn để điều trị chứng đổ mồ hôi ban đêm, bao gồm:
  • Thuốc chống co giật (gabapentin, pregabalin): Ngoài tác dụng kiểm soát cơn co giật, chúng cũng có thể giúp giảm đổ mồ hôi ban đêm.
  • Thuốc chống trầm cảm: Brisdelle (paroxetine liều thấp) đã được FDA phê duyệt để điều trị chứng bốc hỏa.
  • Clonidine: Thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, rối loạn tăng động giảm chú ý lo âu.
  • Megestrol: Cũng được dùng để điều trị ung thư vú và tử cung, tăng cảm giác thèm ăn và đảo ngược tình trạng sụt cân.
  • Oxybutynin: Cũng được dùng để điều trị các bệnh về tiết niệu.

Những cách điều trị ở nhà khi bị đổ mồ hôi trộm?

Dù đồ mồ hôi ban đêm có nguyên nhân là gì, thì chất lượng giấc ngủ vẫn có thể phòng ngừa bằng các bước đơn giản. Để cảm thấy mát mẻ hơn khi ngủ, hãy thử:

  • Chọn gối và vỏ nệm có gel làm mát để giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định.
  • Mặc quần áo ngủ rộng rãi, thoáng khí, làm từ chất liệu tự nhiên như cotton hoặc lanh.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ