Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Giãn phế quản là khi phế quản bị giãn rộng không còn tính đàn hồi. Sau những lần bị tổn thương thì trên phế quản tồn tại nhiều vết sẹo. Giãn phế quản chính là kết quả của những tình trạng sau:
- Nhiễm trùng phế quản;
- Các yếu tố khiến dịch nhầy đọng lại trên thành phế quản;
- Các yếu tố khiến thành phế quản bị tổn thương.
Giãn phế quản là khi phế quản bị giãn rộng không còn tính đàn hồi
Khi xảy ra tình trạng giãn phế quản thì lúc này phế quản đã mất đi khả năng tự làm sạch dịch nhầy. Dịch nhầy tích tụ nhiều và lâu ngày sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dần dần khiến khu vực này bị nhiễm trùng và tái phát nhiều lần.
Giãn phế quản có thể để lại nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến phổi và sức khỏe của bệnh nhân. Do đó cần biết được căn nguyên gây giãn phế quản và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp để chấm dứt tình trạng này.
Các thương tổn tồn tại trên thành phế quản chính là yếu tố chính dẫn đến hiện tượng giãn phế quản. Nguyên nhân của các vết tổn thương này có thể là do các bệnh lý như:
- Phổi bị nhiễm nấm;
- Sởi hoặc ho gà;
Các thương tổn tồn tại trên thành phế quản chính là yếu tố chính dẫn đến hiện tượng giãn phế quản
- Viêm phổi nặng;
- Lao phổi.
Ngoài ra phải kể đến một số yếu tố làm gia tăng khả năng nhiễm trùng phổi, gây giãn phế quản đó là:
- Bệnh nhân bị mắc hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS;
- Nhung mao trong lòng phế quản gặp rối loạn vận động;
- Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn,...;
- Hiện tượng dị ứng đối với một loại nấm có tên là Aspergillus;
- Người bệnh bị xơ nang: chiếm 50% nguyên nhân các ca bệnh giãn phế quản ở Mỹ;
- Bệnh nhân bị sặc thức ăn, chất lỏng, sặc nước bọt hoặc thức ăn ở dưới dạ dày bị trào vào phổi. Những chất lạ bị hít vào sẽ làm viêm đường thở, gây nên giãn phế quản;
- Do các khối u lành tính;
- Đối với thai nhi trong bụng mẹ: bé có thể gặp các bất thường trong quá trình cấu tạo phổi và dẫn đến bệnh giãn phế quản bẩm sinh
Các tổn thương ở phế quản gây nên giãn phế quản sẽ bắt đầu từ lứa tuổi còn trẻ. Sau này những biểu hiện của giãn phế quản sẽ xuất hiện sau nhiều năm, khi bệnh nhân bị nhiễm trùng phổi tái đi tái lại nhiều lần.
Các dấu hiệu thường thấy của giãn phế quản bao gồm:
- Bệnh nhân ho nhiều, ho thường xuyên kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng nhiều năm;
Bệnh nhân ho nhiều, ho thường xuyên kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng nhiều năm
- Có thể xuất hiện nhiều đờm hoặc có lẫn máu khi ho;
- Cơ thể mệt mỏi;
- Cảm giác đau ngực;
- Thở ngắn, khi thở có tiếng rít;
- Da ở móng tay và dưới móng chân bị dày lên;
- Có thể nghe thấy những tiếng phổi bất thường nếu bác sĩ thực hiện nghe phổi của bệnh nhân;
- Trẻ em khi bị giãn phế quản có thể bị sụt cân hoặc chậm lớn.
Nếu bệnh giãn phế quản được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể kiềm chế sự phát triển của bệnh. Còn nếu chẩn đoán ở giai đoạn muộn, hay đã phát hiện được bệnh nhưng không tuân theo hướng dẫn điều trị, chữa trị không đúng cách sẽ khiến cho ổ giãn phế quản lan rộng, gây ra bội nhiễm tái diễn, lâu dài người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đó là:
- Mủ màng phổi, áp xe phổi, xơ phổi, viêm phổi tái phát;
- Xẹp phổi: là khi một hay nhiều phần của phổi bị xẹp, hoạt động bất thường. Điều này khiến cho người bệnh bị thở gấp, da và môi tím tái, nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh;
- Khí phế thũng, mủ phế quảni khiến bệnh nhân bị khó thở;
- Suy hô hấp nghiêm trọng: tình trạng phổi không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, không chỉ khi vận động mà ngay cả khi nghỉ ngơi. Suy hô hấp khiến cho bệnh nhân thở nặng, thở gấp, da, môi tím tái, hay buồn ngủ, gặp ảo giác;
- Ho ra máu nặng: tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì nếu ho ra máu quá nhiều có thể khiến bệnh nhân ngạt thở vì các cục máu lấp đầy đường thở;
Giãn phế quản có thể gây ho ra máu
- Ảnh hưởng chức năng tim, suy tim: bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, tình trạng này không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn
Bệnh giãn phế quản có thể lây hoặc không lây cho người khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
Trường hợp bệnh nhân có thể lây cho người khác khi:
Bệnh giãn phế quản của bệnh nhân hình thành do sự viêm hoại tử phế quản. Nguyên nhân là do nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm trùng phế quản tái phát giống như bệnh cúm, sởi, hay ho gà,...
Trường hợp bệnh nhân sẽ không lây bệnh cho người khác nếu:
- Bệnh nhân bị giãn phế quản bẩm sinh (có thể là từ lúc trong bụng mẹ phổi ngoại vi đã phát triển kém), hoặc bị giãn phế quản di truyền thì sẽ không lây ra cộng đồng, nhưng có thể vẫn sẽ bị di truyền.
- Bệnh nhân bị giãn phế quản do tiếp xúc và làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại trong thời gian dài, khiến cho phế quản bị tổn thương mòn, giãn.
Bệnh nhân bị giãn phế quản do tiếp xúc và làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại trong thời gian dài
- Ngoài ra người bệnh có thể có các u, dị vật gây chèn ép phế quản, làm phế quản phải tăng áp lực thường xuyên do bị chít hẹp khiến cho phế quản bị giãn. Khi các trường hợp này xuất hiện bội nhiễm rất có khả năng sẽ lây sang cho người khác.
Như vậy, nếu bệnh nhân bị giãn phế quản do bẩm sinh hoặc di truyền trong gia đình không phát sinh nhiễm trùng thì sẽ không lây cho người khác. Còn nếu bắt nguồn từ virus thì sẽ khiến cho bệnh lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp
Thông thường những bệnh nhân đã có tiền sử bị tổn thương phôi, hoặc có khả năng cao bị nhiễm trùng phổi hay phế quản thì sẽ có nguy cơ cao bị bệnh giãn phế quản.
Bệnh giãn phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ em nam sẽ dễ bị hơn trẻ em nữ. Tuy nhiên nếu tính tổng quát mọi độ tuổi thì nữ giới mắc bệnh này chiếm ⅔.
- Cần thực hiện tiêm phòng các bệnh như sởi, ho gà cho trẻ em để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm các biến chứng liên quan như giãn phế quản;
Cần thực hiện tiêm phòng các bệnh như sởi, ho gà cho trẻ em để hạn chế nguy cơ mắc bệnh
- Tránh các nơi có nhiều hoá chất độc hại, thuốc lá, khí gas để tránh hít phải gây giãn phế quản;
- Tránh để các dị vật lọt vào đường thở. Nếu không may mắc phải dị vật cần không tự loại bỏ được cần đến ngay các cơ sở y tế để lấy ra;
Một người bị nghi ngờ mắc giãn phế quản nếu ho thường xuyên và có nhiều đờm. Chẩn đoán lâm sàng không đủ để kết luận bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định loại bệnh hô hấp mà bệnh nhân mắc phải, nguyên nhân là gì và mức độ tổn thương phế quản là bao nhiêu.
Một số xét nghiệm cần thực hiện đó là:
- Chụp X-quang: cho phép hiển thị hình ảnh của phổi và phế quản để tìm ra điểm bất thường;
- Chụp CT lồng ngực: Kỹ thuật này thường được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh giãn phế quản, cung cấp hình ảnh của tổ chức trong lồng ngực và hệ thống đường dẫn khí;
Chẩn đoán bệnh giãn phế quản bằng phương pháp chụp CT lồng ngực tại MEDLATEC
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra xem giãn phế quản có liên quan đến bệnh lý miễn dịch hay không và kiểm tra tác nhân gây nhiễm trùng là gì;
- Xét nghiệm chức năng hô hấp: kiểm tra tình trạng hoạt động của phổi và mức độ thương tổn của phổi;
- Biện pháp cấy đờm: Để tìm kiếm dấu vết của vi khuẩn hoặc nấm có tồn tại trong dịch đờm hay không;
- Xác định nguyên nhân giãn phế quản có phải là do nhiễm nấm Aspergillus phế quản, phổi dị ứng bằng biện pháp lẩy da hoặc xét nghiệm máu;
- Các xét nghiệm khác: thực hiện để kiểm tra các bệnh lý khác như xơ nang, nhiễm khuẩn Mycobacteria, rối loạn vận động nhung mao nguyên phát,...;
- Nếu bệnh giãn phế quản không đáp ứng với điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi phế quản: phương pháp này sử dụng một đường ống mềm nhỏ, đầu ống có gắn camera và đèn đưa vào người bệnh nhân qua đường miệng hoặc mũi. Kỹ thuật này cho phép quan sát hình ảnh bên trong phế quản, giúp phát hiện ra các khu vực bị tổn thương hoặc bị chảy máu, phát hiện ra tình trạng tắc đường thở.
Việc chẩn đoán giãn phế quản đòi hỏi phải có máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy với độ phân giải cao để phân biệt với các tình trạng bệnh phổi khác. Vì vậy bệnh viện Medlatec hoàn toàn có thể chẩn đoán được bệnh giãn phế quản dựa vào máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy và đội ngũ bác sĩ lâm sàng cũng như bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm.
Mục đích của việc điều trị giãn phế quản:
- Ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp;
- Điều trị các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng sống;
- Phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Thông thường để điều trị bệnh giãn phế quản, người bệnh sẽ được dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Nếu bệnh nhân bị chảy máu nhiều, hoặc giãn phế quản khu trú ở một khu vực thì có thể xem xét tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, nếu giãn phế quản nặng gây suy hô hấp thì bệnh nhân sẽ phải dùng biện pháp thở oxy.
Những nhóm thuốc được dùng trong điều trị giãn phế quản:
- Thuốc làm loãng đờm: giúp làm sạch đường thở, bệnh nhân dễ khạc đờm hơn;
- Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn. Để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn, kháng sinh được dùng thường là ở dạng uống. Còn kháng sinh ở dạng tiêm và liệu pháp kháng sinh sử dụng trong thời gian dài (3 tháng trở lên) thì được dùng trong trường hợp đáp ứng không tốt kháng sinh đường uống;
Thuốc kháng sinh: Được dùng cho các trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản do bội nhiễm vi khuẩn
- Thuốc giãn phế quản: giúp làm giãn các cơ đường thở, nhờ đó bệnh nhân sẽ dễ thở hơn. Đa phần các thuốc điều trị giãn phế quản thường ở dạng thuốc hít hoặc sương mịn. Loại thuốc này có thể được chỉ định sử dụng trước khi tiến hành phương pháp vật lý trị liệu.
Phương pháp vật lý trị liệu:
- Liệu pháp thông đờm: Làm sạch đường thở bằng cách giúp làm loãng đờm để bệnh nhân khạc ra dễ dàng. Thực hiện bằng cách vỗ tay vào ngực, lưng bệnh nhân và có thể do nhân viên y tế hoặc thành viên gia đình đã được hướng dẫn thực hiện;
- Tiến hành các bài tập phục hồi chức năng hô hấp;
- Xịt Corticoid: bác sĩ có thể kê thuốc corticoid dạng xịt để giúp bệnh nhân giảm tình trạng viêm khi bệnh nhân bị hen kèm theo cơn thở khò khè;
- Liệu pháp thở oxy: sử dụng mặt nạ thở để nâng cao nồng độ oxy trong máu, thực hiện tại nhà hoặc ở bệnh viện;
- Biện pháp phẫu thuật: thực hiện sau khi các biện pháp đã dùng không có hiệu quả. Nếu giãn phế quản ở mức nghiêm trọng, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện ghép phổi, thay thế cho phần phổi bị bệnh.
Tại BVĐK MEDLATEC đã khám, chẩn đoán điều trị và hiện đang quản lý rất nhiều bệnh nhân giãn phế quản. Các bệnh nhân điều trị ngoại trú sẽ tái khám định kỳ để đánh giá lại phổi thường xuyên cũng như xử trí các vấn đề phát sinh. Nhiều bệnh nhân nặng haowjc có bội nhiễm phổi sẽ được điều trị nội trú.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!