Bác sĩ: Bác sĩ. Võ Thị Lê
Chuyên khoa:
Năm kinh nghiệm:
Giun kim (Enterobius vermicularis) là một loại giun tròn nhỏ màu trắng có chu kỳ tiến hóa khác với các loại giun sán đường ruột khác về đặc điểm sinh học và sống trong manh tràng của con người. Đặc điểm sinh học đặc biệt của Enterobius vermicularis góp phần tạo ra các ổ nhiễm trùng xung quanh người bị nhiễm bệnh và nguy cơ tái nhiễm.
Nhiễm trùng ở các thành viên chung sống trong gia đình xảy ra rất thường xuyên. Nhiễm trùng đường miệng bao gồm đường hậu môn-tay-miệng, ngậm móng tay hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng đường hô hấp có thể là do hít phải bụi bị nhiễm trứng ký sinh trùng.
Tỷ lệ lưu hành của nó thay đổi rất nhiều tùy theo khu vực và bối cảnh của địa phương.
Giun kim được chẩn đoán tương đối dễ dàng bằng xét nghiệm băng dính quanh hậu môn và quan sát trứng hoặc giun dưới kính hiển vi.
Điều trị cũng đơn giản bằng cách sử dụng Pyrantel pamoate, Mebendazole hoặc Albendazole một lần và lặp lại sau 2 tuần. Trứng tồn tại trong môi trường gia đình hoặc cơ sở và có thể tái nhiễm.
Biến chứng nguy hiểm ít gặp, nhưng chúng có thể bao gồm viêm phúc mạc, áp xe mạc treo, thủng ruột, loét ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa Meckel và lồng ruột do giun di chuyển lạc chỗ.
Chu trình tái nhiễm của giun kim
Dịch tễ
Giun kim là bệnh lưu hành trên toàn thế giới và thường tập trung trong các gia đình.
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun kim, đặc biệt là nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ em mẫu giáo và trẻ em trong độ tuổi đi học, những người chăm sóc trẻ nhỏ và những người được đưa vào viện dưỡng lão.
Người ta đã báo cáo rằng không có sự khác biệt về giới tính trong tỷ lệ nhiễm trùng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm trùng ở tuổi vị thành niên vẫn không đổi ở bé trai nhưng lại giảm ở bé gái, vì bé gái bắt đầu thực hiện các biện pháp vệ sinh sớm hơn bé trai.
Trong số những người lớn, tần suất nhiễm trùng tương tự nhau ở cả hai giới, nhưng người ta thường thấy rằng người lớn dường như không bị nhiễm trùng ngay cả khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm do vệ sinh cá nhân.
Việc xử lý chất thải ít ảnh hưởng đến sự phân bố của bệnh nhiễm trùng, vì trứng giun kim không được tìm thấy trong phân. Một số nhóm trong quần thể có thể bị nhiễm trùng mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và vệ sinh môi trường do đặc điểm sinh học của ký sinh trùng này.
Vòng đời của giun kim thường kéo dài khoảng 1-2 tháng.
Enterobius vermicularis (giun kim) thuộc chi Enterobius, họ Oxyuridae, bộ Oxyurida, phân lớp Spiruria, lớp Secernentea, ngành Nematoda, giới Animalia
Giun kim màu trắng ngà, hình trụ, đầu có ba môi bao quanh miệng.
Giun cái: chiều dài khoảng 8 đến 12mm và dày khoảng 0,3-0,5 mm, với phần đuôi nhọn và thẳng, chiếm gần ⅓ chiều dài của thân.
Giun đực nhỏ hơn giun cái, dài khoảng 2 đến 5 mm, dày khoảng 0,2 mm, có phần đuôi đuôi cong về phía bụng, chứa một gai giao hợp.
Trứng giun kim có hình bầu dục, kích thước khoảng 50-60 µm x 20-30 µm, vỏ trong suốt, gồm lớp albumin nhầy dính bên ngoài, có chức năng bảo vệ về mặt cơ học, kế đến là hai lớp chitin và một màng lipid ở trong có tác dụng chống lại các tác nhân hóa học.
Trừ trường hợp trứng tập trung thành những cụm hàng nghìn trứng, rất khó nhận thấy chúng bằng mắt thường vì kích thước trứng rất nhỏ và không màu.
Trứng có thể chứa phôi đang phát triển hoặc ấu trùng giun kim đã phát triển đầy đủ và dài khoảng 140 đến 150 µm.
Trứng giun kim nhìn thấy dễ dàng dưới kính hiển vi
Vòng đời của giun kim
Toàn bộ vòng đời, từ giai đoạn trứng đến giun trưởng thành, diễn ra trong đường tiêu hóa của con người, E. vermicularis lột xác bốn lần, hai lần đầu tiên trong trứng trước khi nở và hai lần trước khi trở thành giun trưởng thành.
Trứng nở ra thành ấu trùng ở (tá tràng), sau đó ấu trùng phát triển và di chuyển đến đại tràng. Trong quá trình di chuyển này, chúng lột xác hai lần và trở thành con trưởng thành.
Con đực tồn tại khoảng 7 tuần và con cái sống trong 5 đến 13 tuần.
Giun kim đực và cái giao phối ở hồi tràng, sau giao hợp giun kim đực đa phần sẽ chết, sau đó đào thải ra ngoài qua phân.
Giun kim cái mang thai định cư ở hồi tràng, manh tràng, ruột thừa và đại tràng lên , nơi chúng bám vào niêm mạc và ăn các chất chứa trong đại tràng.
Sau khoảng 5 tuần ăn phải trứng giun kim, quá trình đẻ trứng sẽ bắt đầu. Con cái sẽ bò ra rìa hậu môn vào ban đêm để đẻ trứng, bám dính vào rìa hậu môn và sau khi sinh con cái sẽ chết.
Ước tính số lượng trứng trong một con giun kim cái mang thai dao động từ khoảng 11.000 đến 16.000.
Trong điều kiện đủ oxy và nhiệt độ thích hợp khoảng từ 35 đến 42 độ C, sau 4 - 9 giờ trứng có phôi sẽ phát triển và chứa ấu trùng gây lây nhiễm. Trứng từ rìa hậu môn, sau khi người bệnh ngứa và gãi, trứng sẽ dính lên tay và từ đó bám vào khăp các vật dụng sinh hoạt xung quanh người bệnh, trứng khuếch tán cả vào trong không khí, trứng tồn tại bên ngoài khoảng 2-3 tuần, nhưng nếu điều kiện nhiệt độ khô ráo chứng có thể chết sau vài giờ.
Khi người nuốt phải trứng chứa ấu trùng, ấu trùng sẽ phóng thích ở tá tràng, lột xác 2 lần thành giun non và trưởng thành ở manh tràng và bắt đầu quá trình đẻ trứng ở rìa hậu môn. Quá trình này mất khoảng 4-8 tuần.
Nhìn chung, bệnh ký sinh trùng này là một căn bệnh không có triệu chứng, và trong những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, ngứa hậu môn là triệu chứng thường gặp nhất.
Ngứa hậu môn là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ nhiễm giun kim
Nhiễm giun kim thông thường ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm gặp, có thể nhiễm trùng bộ phận sinh dục nữ nếu nhiễm giun kim nặng, có thể viêm âm đạo hoặc viêm nội mạc tử cung.
Ngoài ra có thể xuất hiện một số biến chứng khác, ví dụ như:
Gãi thường xuyên kết hợp với vệ sinh tay kém dẫn đến lây truyền bệnh, đặc biệt là ở trẻ em. Trong môi trường xung quanh người bệnh, trứng phát tán trong không khí, tồn tại ở các vật dụng sinh hoạt sẽ là điều kiện thuận lợi để lây nhiễm cho người thân trong gia đình hoặc những người tiếp xúc gần bệnh nhân.
Tại các nếp nhăn hậu môn của vật chủ, trứng giun kim đã có ấu trùng non từ lúc đẻ ra có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành ấu trùng có thể di chuyển.
Các đường có thể lây nhiễm giun kim, bao gồm:
- Qua đường tiêu hóa: ngứa làm người bệnh dùng tay gãi hậu môn làm trứng giun kim bám vào tay, sau đó dùng tay trực tiếp cầm đồ ăn, hoặc trẻ nhỏ có thói quen mút tay cũng làm lây nhiễm giun kim.
- Gián tiếp qua việc xử lý chăn ga gối đệm, quần áo hoặc các vật dụng khác bị nhiễm trứng.
- Do kích thước nhỏ, trứng giun kim có thể bay trong không khí, cho thấy hít phải không khí và bụi có thể là một con đường lây truyền khác.
Bất kỳ ai cũng có thể lây nhiễm giun kim, nhưng những đối tượng sau đây thường có tỷ lệ mắc giun kim cao hơn, bao gồm:
Trứng giun kim có thể bám vào bề mặt, bao gồm đồ chơi, vòi nước, bộ đồ giường và bệ ngồi bồn cầu, trong hai tuần. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh bề mặt thường xuyên, các phương pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của trứng giun kim hoặc ngăn ngừa tái nhiễm bao gồm:
- Rửa vùng hậu môn vào buổi sáng.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về tác hại của nhiễm giun sán đến sức khỏe, để hạn chế lây lan mầm bệnh.
- Vệ sinh tay cẩn thận bằng cách cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc nấu ăn và sau khi đi vệ sinh, không để trẻ mặc quần hở đũng, không đi chân đất, không nghịch đất, tránh gãi vùng quanh hậu môn và tránh cắn móng tay, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng sớm
- Trong quá trình điều trị, hãy thay ga trải giường (không giũ quần áo hoặc ga trải giường) và quần áo lót của trẻ bị nhiễm bệnh ngay vào buổi sáng sau đó giặt ngay bằng nước nóng (trên 40 độ C) và sấy khô trong máy sấy nóng để tiêu diệt bất kỳ trứng nào có thể có.
- Tẩy giun định kỳ, thông thường là 4-6 tháng/lần.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư, trường học,...
- Dựa vào yếu tố dịch tễ, gia đình hoặc người xung quanh bị nhiễm giun kim
- Lâm sàng: Điển hình là triệu chứng ngứa hậu môn về đêm làm trẻ khó chịu, mất ngủ, quấy khóc, quan sát về đêm có thể phát hiện giun kim cái bò ra rìa hậu môn, dính trên tã lót, giấy vệ sinh.
- Cận lâm sàng:
Nhiễm giun kim điều trị khá dễ dàng, tuy nhiên bệnh dễ lây truyền nên yêu cầu phải điều trị cả những thành viên trong gia đình và đối tượng tiếp xúc với người bị bệnh, bên cạnh thuốc điều trị thì một vấn đề rất quan trọng đó là vệ sinh vùng quanh hậu môn, âm hộ, đáy chậu vào buổi sáng thức dậy để phòng tái nhiễm, nhẹ có thể không cần điều trị thuốc. Khi nhiễm nặng có thể điều trị các thuốc sau:
- Thuốc điều trị giun kim: Thuốc được lựa chọn là Albendazole 400mg, Pyrantel pamoate 10mg/kg, tối đa 1g hoặc Mebendazole 100mg được dùng dưới dạng liều khởi đầu duy nhất, sau đó là liều thứ hai của cùng loại thuốc đó 2 tuần sau đó để loại trừ khả năng tái nhiễm.
Albendazole là một thuốc để tẩy giun cũng như điều trị giun kim
Nhiễm giun kim là loại nhiễm giun đường ruột khá phổ biến trên toàn thế giới. Triệu chứng phổ biến nhất là ngứa hậu môn vào ban đêm khi mà giun kim tiến hành đẻ trứng ở rìa hậu môn. Hầu hết những người bị nhiễm giun kim không có triệu chứng, nhưng một số người bị ngứa hậu môn dẫn đến mất ngủ và một số biến chứng không mong muốn khác.
Nhiễm giun kim thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi học đường. Điều trị bao gồm thuốc uống diệt giun kim và giặt sạch đồ ngủ, đồ trải giường và đồ lót và cần điều trị cho các thành viên trong gia đình cũng như đối tượng tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh. Giữ vệ sinh môi trường cùng thói quen vệ sinh cá nhân tốt chính là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng lây nhiễm giun kim cũng như các loại giun sán khác hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!