Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Hen phế quản (suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh được phát hiện là do cơ thể con người phản ứng với các tác nhân dị ứng nguyên, do di truyền hoặc các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Hiện nay hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.
Hen phế quản
Bệnh hen phế quản gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động về thể lực của người bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hen suyễn dứt điểm nhưng việc tuân theo các quy tắc điều trị giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây nên.
Các con số đáng lưu ý liên quan đến bệnh hen phế quản:
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2025 số trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 triệu người; Hàng năm có khoảng 250,000 người trên khắp thế giới tử vong do hen phế quản.
Theo thống kê, chi phí để điều trị cho bệnh nhân mắc hen phế quản chiếm từ 1% - 3% trên tổng chi phí dành cho y tế tại hầu hết các nước.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có khoảng 29,1% trong số này là được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen phế quản. Đối tượng người trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất (11,9%), và nhóm mắc thấp nhất là tầm 21 - 30 tuổi (1,5%). (Số liệu từ Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”).
Hen phế quản gây ra khó chịu cho người bệnh
Hen phế quản (suyễn) là một bệnh lý đường hô hấp có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh được phát hiện là do cơ thể con người phản ứng với các tác nhân dị ứng nguyên, do di truyền hoặc các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Hiện nay hen suyễn đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.
Bệnh hen phế quản gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động về thể lực của người bệnh. Mặc dù không thể chữa khỏi hen suyễn dứt điểm nhưng việc tuân theo các quy tắc điều trị giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây nên.
Các con số đáng lưu ý liên quan đến bệnh hen phế quản:
- Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2025 số trường hợp mắc hen phế quản có thể lên đến 400 triệu người; Hàng năm có khoảng 250,000 người trên khắp thế giới tử vong do hen phế quản.
- Theo thống kê, chi phí để điều trị cho bệnh nhân mắc hen phế quản chiếm từ 1% - 3% trên tổng chi phí dành cho y tế tại hầu hết các nước.
- Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc căn bệnh này ở người trưởng thành là 4,1% nhưng chỉ có khoảng 29,1% trong số này là được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen phế quản. Đối tượng người trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ mắc hen phế quản cao nhất (11,9%), và nhóm mắc thấp nhất là tầm 21 - 30 tuổi (1,5%). (Số liệu từ Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”)
Hiện nay vẫn chưa thực sự rõ ràng về nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản. Các chuyên gia cho rằng là do sự phối hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra bệnh. Có thể là do phơi nhiễm với các dị nguyên khiến các triệu chứng của bệnh hen phế quản khởi phát trên lâm sàng.
Các yếu tố khởi phát khiến cho cơ thể phản ứng lại, từ đó gây nên một số bất thường về đường hô hấp như viêm phế quản, tăng tiết dịch nhầy và co thắt phế quản,...
Có nhiều yếu tố gây hen khác nhau, tùy theo từng bệnh nhân có thể kể đến như sau:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus, vi khuẩn
Triệu chứng của bệnh thay đổi tuỳ vào từng bệnh nhân. Có những trường hợp sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn hen, nhưng cũng có người thì các triệu chứng hen suyễn sẽ tới sau khi vận động thể lực.
Một số biểu hiện lâm sàng của hen phế quản đó là:
Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt
Tần suất của các cơn hen phế quản sẽ ngày càng dày đặc khi bệnh diễn tiến ngày một nặng hơn. Bệnh nhân sẽ thở một cách nặng nề hơn trước, khi ấy cần cho bệnh nhân sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên.
Các dấu hiệu của cơn hen phế quản nặng người bệnh cần hết sức lưu ý bao gồm:
Các triệu chứng của bệnh hen phế quản về cơ bản là cũng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên căn bệnh này cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi hơi thở hàng ngày cũng như tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng kém, có thể xảy ra những vấn đề như sau:
Hen phế quản là bệnh về đường hô hấp nên nhiều người nghĩ rằng bệnh có thể lây qua tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên, tác nhân gây nên bệnh lại không phải do virus, vi khuẩn hoặc các ký sinh trùng nên hen suyễn hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm. Do đó việc tiếp xúc thân mật như bắt tay, sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt với người bị bệnh hen phế quản sẽ không khiến cho người khác cũng bị lây bệnh.
Hen phế quản có căn nguyên từ di truyền
Như đã đề cập trước đó, căn nguyên gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và tác nhân môi trường bên ngoài, cho thấy hen phế quản là loại bệnh mang tính di truyền và trên thực tế cho thấy có trường hợp nhiều thành viên trong cùng một gia đình đều bị mắc bệnh hen phế quản.
Có những yếu tố nguy cơ được xác định là có khả năng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản. Khi đã chỉ ra được các yếu tố này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm các triệu chứng cũng như thay đổi lối sống tích cực hơn.
Các yếu tố có khả năng làm tăng khả năng mắc hen phế quản đó là:
Người bệnh mắc chứng thừa cân, béo phì
Hiện không có biện pháp để phòng tránh mắc căn bệnh này, chỉ có các phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc dự phòng các cơn hen, ví dụ như sau:
Thăm khám, điều trị sớm các cơn hen suyễn
Để chẩn đoán các ca hen suyễn, thường cần phải kết hợp giữa thông tin tiền sử bệnh, khám lâm sàng và thực hiện các loại xét nghiệm cận lâm sàng.
Các thông tin này sẽ giúp bác sĩ phân biệt được triệu chứng của hen phế quản với các bệnh lý về đường hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Dưới đây là tên một số các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh, bao gồm:
- Chụp X - quang phổi: nhằm phát hiện ra biến chứng hoặc các bệnh lý khác
- Hô hấp ký: kiểm tra thể tích và tốc độ khí thở sau khi bệnh nhân hít thở sâu để đánh giá mức độ hẹp phế quản. Các chỉ số hô hấp ký cơ bản như sau:
Chụp X - quang phổi nhằm phát hiện ra biến chứng hoặc các bệnh lý khác
Để chẩn đoán hen phế quản đôi khi khá dễ nếu có triệu chứng điển hình, nhưng cũng nhiều khi là khó khăn nếu người bệnh chỉ có những triệu chứng mơ hồ, không điển hình. Chính vì vậy, nếu có nghi ngờ hen phế quản, bạn cần phải tới những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh viện Medlatec có đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, xét nghiệm chính xác sẽ chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho bệnh nhân hen phế quản.
Thực tiễn cho thấy hen suyễn khó có thể điều trị được dứt điểm, tuy nhiên các triệu chứng thì có thể kiểm soát được, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt người bệnh.
Các mục tiêu điều trị hen suyễn bao gồm:
Những loại thuốc được chỉ định dùng trong điều trị hen phế quản:
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kiểm soát triệu chứng hen phế quản nêu trên, người bệnh cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, thay đổi lối sống tích cực hơn. Tránh xa các dị nguyên gây bệnh để việc điều trị có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của bệnh.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!