Từ điển bệnh lý

Hội chứng đuôi ngựa : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa hay hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina syndrome - CES) là hội chứng ít gặp trong cấp cứu ngoại thần kinh gây ra do một sự chèn ép vào rễ các dây thần kinh chùm đuôi ngựa. Các tổn thương thần kinh này có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột tùy nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân cần được chẩn đoán nhanh là cần thiết để tránh tổn thương lâu dài và khó hồi phục.

Hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa

Hệ thần kinh trung ương bao gồm: não và tủy sống.Tủy sống là phần nối dài của hệ thần kinh trung ương. Tại vị trí tận cùng của tủy sống (chóp tủy), có nhiều rễ thần kinh (các rễ thần kinh thắt lưng và cùng) đi xuống trong một tập hợp các rễ thần kinh gọi là chùm đuôi ngựa - do giống chùm đuôi con ngựa (Cauda equina có nghĩa là "đuôi ngựa" trong tiếng Latinh). Các rễ thần kinh này chi phối vận động và cảm giác 2 chi dưới, đồng thời đảm bảo chức năng của một phần ruột và bàng quang.


Nguyên nhân Hội chứng đuôi ngựa

- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đôi ngựa. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chèn ép vào các rễ thần kinh trong chùm đuôi ngựa có thể khởi phát từ từ hoặc đột ngột tùy nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đôi ngựa

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng đôi ngựa

- Hẹp ống sống thắt lưng: Do ống sống thu hẹp về đường kính khiến bó dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương. Nguyên nhân gây hẹp ống sống thắt lưng có thể là do: thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm xương khớp, dị tật xương bẩm sinh vùng thắt lưng, di chứng chấn thương cột sống thắt lưng,…

- Chấn thương cột sống thắt lưng: thường là do chấn thương trong lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, vết thương hỏa khí,… Những nguyên nhân này gây chấn thương đốt sống (nứt , vỡ…), thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, dị vật,…gây chấn thương rễ thần kinh thắt lưng, cùng. Ngoài ra, chấn thương cột sống thắt lưng thường kèm chấn thương phức tạp khác như chán thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương ngực,….

- Viêm và nhiễm trùng vùng thắt lưng - cùng gây chèn ép, viêm  các rễ thắt lưng đuôi ngựa. Có thể do:

+ Bệnh Paget

+ Viêm cột sống dính khớp

+ Bệnh lao cột sống

+ Bệnh viêm cột sống dính khớp.

+ Áp xe vùng  thắt lưng cùng…..

- Khối u vùng thắt lưng cùng: khối u có thể phát sinh tại chỗ vùng thắt lưng cùng (có thể u lành, nang và cũng có thể là u ác), cũng có thể từ nơi khác di căn đến gây chiếm chỗ ống tủy chèn ép các rễ thần kinh.

- Nguyên nhân hiếm gặp như: xuất huyết nội tủy….

- Thông thường các nguyên nhân thường phối hợp với nhau để tăng nặng hơn tổn thương rễ thần kinh đuôi ngựa.


Triệu chứng Hội chứng đuôi ngựa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa có thể đột ngột hoặc khởi phát từ từ tăng dần.

- Tiền sử chấn thương, công việc, thời gian khởi phát rất quan trọng để chẩn đoán hội chứng đuôi ngựa.

- Những triệu chứng đầy đủ của hội chứng này bao gồm:

+ Đau vùng thắt lưng: thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống, hoặc do khối u chèn ép thường là tiến triển từ từ từng đợt tăng dần mức độ. Giai đoạn đầy đủ triệu chứng mức độ đau thường dữ dội ở vùng thắt lưng. Đau thường có đặc điểm đau hơn khi đứng, cúi lâu và giảm hơn khi nằm.

+ Rối loạn cảm giác vùng yên ngựa như tê, ngứa, giảm ,mất cảm giác,... cơ quan sinh dục ngoại, hậu môn, quanh hậu môn, mặt trong đùi, bẹn.

+ Đau kiểu đau dây thần kinh tọa: bệnh nhân bị đau ở một bên hoặc 2 bên, đau từ thắt lưng lan mặt sau đùi đến cẳng chân và những ngón chân tùy rễ thần kinh tổn thương. Mức độ đau thường tăng theo thời gian, đau tăng khi đứng và giảm khi nằm.

+ Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: tổn thương chùm đuôi ngựa khiến cơ vòng quàng quang và cơ vòng hậu môn bị giảm trương lực. Biểu hiện rối loạn chức năng bàng quang có thể: tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu, bàng quang còn sót nước mức độ nhiều hơn bình thường lại mặc dù đã đi tiểu trước đó. Bệnh nhân có thể táo bón kéo dài.

+ Giảm cơ lực 2 chân, giảm trương lực cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân cơ tứ đầu đùi, gân gót.

+ Mất phản xạ ở hậu môn, phản dạ da bùi.

+ Có thể có loét da đặc biệt loét vùng cùng cụt nếu bệnh nhân không được chăm sóc tốt.

+ Có thể có dấu hiệu phản xạ bó tháp nếu có tổn thương tủy đi kèm.

+ Thay đổi dáng đi, khám cột sống có thể cong vẹo cột sống, ấn có điểm đau, hạn chế vận động cột sống.

+ Rối loạn chức năng tình dục: bệnh nhân giảm ham muốn tình dục và khó đạt cực khoai, có thể rối loạn cương dương ở nam giới.

- Ngoài ra tùy nguyên nhân có triệu chứng phối hợp khác như giảm cân bất thương trong ung thư, chấn thương phối hợp trong chấn thương cột sống thắt lưng.


Các biến chứng Hội chứng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng bao gồm:

- Đau mãn tính: có thể phải điều trị bằng thuốc giảm đau và chịu các tác dụng phụ của thuốc. Đau do thần kinh có xu hướng tăng hơn ban đêm và có thể gây mất ngủ.

Đau do thần kinh có xu hướng tăng hơn ban đêm và có thể gây mất ngủ

Đau do thần kinh có xu hướng tăng hơn ban đêm và có thể gây mất ngủ

- Giảm hoặc mất khả năng vận động 2 chân: khiến bệnh nhân sống phụ thuộc người khác

- Mất chức năng tình dục: có thể rất đau khổ cho bệnh nhân và bạn tình của họ.

- Mất kiểm soát chức năng bàng quang và ruột: do vậy bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết liệu thường xuyên

- Loét: đặc biệt loét vùng tì đè

- Giảm chất lượng cuộc sống và sống phụ thuốc người khác có thể dẫn đến rối loạn tâm thần cho bệnh nhân.


Đối tượng nguy cơ Hội chứng đuôi ngựa

- Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chùm đuôi ngựa, bao gồm:

+ Tuổi: tuổi càng cao càng đẽ mắc các bệnh như bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm.

Tuổi càng cao càng đẽ mắc các bệnh như bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm

Tuổi càng cao càng đẽ mắc các bệnh như bị thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm

+ Công việc: Người có công việc lao động thể chất nặng nhọc, đặc biệt được trang bị bảo hộ lao động không đầy đủ

+ Thừa cân béo phì sẽ tăng gánh nặng lên cột sống

+ Vận động viên: đặc biệt những người chơi môn thể thao dễ chấn thương như đua xe …


Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng đuôi ngựa

Cận lâm sàng

- Các xét nghiệm máu thường quy đánh giá yêu tố viêm, các bệnh lý đi kèm tăng nặng bệnh.

- Chuẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng:

+ Chụp x-quang thắt lưng - cùng: với chụp x-quang thường quy có thể thấy được các tổn thương như trượt thân đốt sống, một số tổn thương quá phát thân đốt sống, xẹp hoặc vỡ thân đốt sống. Đây là lựa chọn đầu tiên với cơ sở y tế tuyến đầu hoặc những trường hợp chấn thương cột sống.

+ Chụp x-quang thắt lưng - cùng (Myleogram) có tiêm thuốc cản quang vào khoang dịch não - tủy: tủy sống hoặc các dây thần kinh trong ống sống có thể bị bị đẩy lệch do khối chiếm chỗ như u, áp xe ...

+ Chụp CT scanner cột sống thắt lưng cùng: Nếu nghi ngờ các bất thường về xương do chấn thương cần bất động cột sống và tiến hành chụp CT cột sống thắt lưng cùng. Phương pháp này có giá phát hiện các bất thường về xương tốt hơn chụp MRI, dễ ràng phát hiện trường hợp chảy máu trong tủy tuy nhiên hạn chế đánh giá thần kinh và mô mềm.

Chụp CT scanner cột sống thắt lưng cùng

Chụp CT scanner cột sống thắt lưng cùng

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI) thắt lưng cùng: có giá trị cao đánh giá thần kinh và mô mềm (dây chằng cột sống, đĩa đệm cột sống..), đánh giá khối u, khối áp xe ….

+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ: đánh giá tổn thương thần kinh trong bệnh lý này.


Các biện pháp điều trị Hội chứng đuôi ngựa

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân bị hội chứng đuôi ngựa có điều trị riêng tuy nhiên việc làm giảm áp lực lên dây thần kinh càn được thực hiện sớm nhất, để hạn chế tối thiểu biến chứng và tránh những tổn thương vĩnh viễn. Trong tổn thương cấp, dưới 48 giờ là thời gian phù hợp nhất để phẫu thuật giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép để đạt khả năng khôi phục cao nhất. Phương thức phẫu thuật sẽ tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Đối với những trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn: Tổn thương có thể không thể phục hồi được như: bị rối loạn chức năng ruột, bàng quang, liệt vận động hai chân…

Ngoài phẫu thuật, điều trị còn kết hợp với một số loại thuốc và phương pháp điều trị sau:

- Cố định tại chỗ ngay lập tức trong trường hợp có yếu tố chấn thương cột sống, đeo đai thắt lưng trong trường hợp khác có tác dụng giảm áp lực lên cột sống.

- Điều trị giảm đau: Thuốc giảm đau uống bao gồm acetaminophen (paracetamol) và thuốc chống viêm non steroid (NSAID) có thể hữu ích. Có thể thử dùng thuốc giảm đau thần kinh bao gồm gabapentin, pregabalin và thuốc chống trầm cảm ba vòng.

- Corticosteroid: Corticosteroid liều cao được chỉ định cho một số nguyên nhân như u chèn ép các rễ thần kinh gây đau nhiều…. Có thể dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm phong bế tại chỗ. Tuy nhiên cần cân nhắc tác dụng phụ trước khi dùng thuốc.

- Thuốc kháng sinh: nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

- Hóa trị hoặc xạ trị: khi sự chèn ép rễ thần kinh đuôi ngựa có nguyên nhân khối ung thư. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật kết hợp hóa trị hoặc xạ trị.

- Tập phục hồi chức năng: phương pháp này hiệu quả cải thiện tình trạng hiện tại, đặc biệt trong trường hợp sau can thiệp ngoại khoa bao gồm:

+ Phục hồi chức năng vận động 2 chân

+ Phục hồi chức năng trực tràng

+ Phục hồi chức năng bàng quang

+ Phục hồi chức năng tình dục

- Chăm sóc giảm nhẹ được chỉ định ở bệnh nhân đến muộn hoặc can thiệp ngoại khoa thất bại: mở bàng quang, giảm đau, nhuận tràng, chăm sóc phòng loét, dinh dưỡng ….

Do vậy, hội chứng đuôi ngựa là cấp cứu ngoại thần kinh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các di chứng thần kinh, bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ tinh thần trong quá trình điều trị cũng như phục hồi chức năng tại gia đình. Có một số bệnh nhân có thể kê toa để điều trị kéo dài các vấn đề về đau, các vấn đề bàng quang, đại tràng và chức năng tình dục. Bệnh nhân cần đươc vật lý trị liệu và tư vấn tâm lý giúp họ đối phó với bệnh.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ