Từ điển bệnh lý

Hội chứng ngưng thở khi ngủ : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Việc bị ngừng thở khi ngủ không phải là một bệnh lý hiếm gặp hiện nay, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là khiến người bệnh bị tử vong. Mặc dù vậy, hầu hết bệnh nhân lại không biết mình đang bị bệnh vì hội chứng này ít khi được chẩn đoán, dó đó rất nhiều người phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm khi bị ngừng thở khi ngủ mà không rõ nguyên nhân.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hay còn được biết đến là một loại rối loạn giấc ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hay còn được biết đến là một loại rối loạn giấc ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hay còn được biết đến là một loại rối loạn giấc ngủ, xảy ra khi có ít nhất 10 lần những cơn ngừng thở lặp đi lặp lại trong giấc ngủ trong đêm của bệnh nhân. Có 3 loại chính của chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ, cụ thể đó là:

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): 

Đây là tình trạng phổ biến nhất, tỷ lệ nữ giới bị ảnh hưởng là 2% và ở nam giới là 4%. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng chỉ có tầm khoảng 10% bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn được chẩn đoán bệnh khi đi khám và được tiếp nhận điều trị, số còn lại thì không được phát hiện bệnh lý. Hiện tượng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra khi xuất hiện các cơn tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đường hô hấp trên trong lúc ngủ, lặp lại nhiều lần. 

Trong quá trình ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, trong khi đó, phần mô mềm và lưỡi ở hầu họng sẽ giãn ra và có thể gây nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở. Việc ngưng thở sẽ làm hạn chế lưu lượng không khí đi qua vùng bị nghẽn, dẫn đến sự sụt giảm nồng độ oxy trong máu. Lúc này não sẽ nhận được tín hiệu về điều này và thức dậy một phần nhằm chỉ huy cơ thể thở lại. Hai bộ phận là cơ hoành và cơ ngực bị thúc ép phải làm việc nhiều hơn để tống không khí đi qua vùng bị nghẽn, do đó hơi thở thường gấp gáp, khịt mũi và có hiện tượng ngáy. 

Khi cơ thể đã thở lại bình thường, não lại quay về trạng thái nghỉ ngơi, khi bị nghẹt thì quy trình này lại tiếp tục như vậy. Hiện tượng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có thể lặp lại vài lần, hoặc thậm chí là vài trăm lần trong một giấc ngủ ban đêm của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của hội chứng.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ trung ương (CSA):

Xảy  ra khi phát tín hiệu đến não thì não lại không ý thức được và không gửi tín hiệu thích hợp, kịp thời đến các cơ để điều khiển nhịp thở.


Nguyên nhân Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Như đã đề cập trên, hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn xảy ra khi bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên trong lúc ngủ (do các vấn đề về xương hàm, lưỡi hoặc mô mềm thành sau họng quá to). Ngừng thở khi ngủ trung ương là do não bộ không gửi tín hiệu để đánh thức các cơ hô hấp, chỉ đạo cơ thể thở lại bình thường (thường xảy ra trong trường hợp não bị tổn thương). Những bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn tới hội chứng ngừng thở khi ngủ:

  • Chứng béo phì;
  • Các bệnh về xoang;
  • Phì đại VA, lưỡi hoặc amidan.

Nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân gây hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngừng thở khi ngủ do trung ương là do những bệnh lý mà bệnh nhân mắc từ trước gây nên, gây mất cân bằng trung tâm điều khiển hô hấp của não bộ trong khi ngủ, chẳng hạn như bệnh suy tim hay các bệnh lý về hô hấp


Triệu chứng Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Có thể nhận thấy các biểu hiện sau khi hội chứng ngừng thở khi ngủ xuất hiện ở người bệnh:

  • Hiện tượng ngáy khi ngủ, kèm theo ngưng thở, ngạt thở;

Hiện tượng ngáy khi ngủ, kèm theo ngưng thở, ngạt thở

Hiện tượng ngáy khi ngủ, kèm theo ngưng thở, ngạt thở

  • Đêm ngủ bị thức giấc nhiều lần do khó thở hoặc không thở được, ngủ không ngon;
  • Ban đêm phải đi tiểu nhiều lần;
  • Buổi sáng thức dậy cảm thấy đau đầu, cổ họng đau rát;
  • Ban ngày hay bị buồn ngủ;
  • Giảm độ tập trung, giảm trí nhớ;
  • Tăng huyết áp kháng trị;
  • Thừa cân, béo phì, gặp bất thường ở vùng mặt.

Ở trẻ em, còn có thể gặp các biểu hiện như sau nếu bị ngưng thở khi ngủ:

  • Tiểu dầm khi ngủ;
  • Hiếu động thái quá;
  • Mất tập trung, giảm thành tích học tập;
  • Hay gây gổ.

Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân cần đưa họ đi khám ngay tại chuyên khoa hô hấp để được phát hiện bệnh cũng như điều trị hội chứng và nguyên nhân gây bệnh. Mỗi người có cơ địa cũng như thể trạng bệnh lý khác nhau, do đó hãy luôn hỏi ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ để có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị phù hợp nhất.


Các biến chứng Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngừng thở khi ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều hệ luỵ có thể kể đến như sau:

- Do giấc ngủ đêm bị ngắt quãng nên ban ngày bệnh nhân hay bị buồn ngủ, ngủ gật. Tình trạng này rất nguy hiểm nếu bệnh nhân đang điều khiển phương tiện giao thông dễ gây tai nạn hoặc gặp tai nạn lao động khi đang làm việc;

- Trí nhớ giảm sút, mệt mỏi kéo dài, mất tập trung, hay cáu kỉnh;

Trí nhớ giảm sút, mệt mỏi kéo dài là hậu quả của bệnh lý ngưng thở khi ngủ kéo dài

Trí nhớ giảm sút, mệt mỏi kéo dài là hậu quả của bệnh lý ngưng thở khi ngủ kéo dài

- Ngừng thở khi ngủ còn gây nên sự thiếu hụt oxy toàn thân, khiến cho các cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim, thận, tuyến tụy, phổi, não,... dẫn đến một loạt các hiệu ứng bất thường như: 

  • Rối loạn chuyển hóa: tăng nguy cơ bị tiểu đường hoặc khiến cho bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn, khó kiểm soát và xuất hiện hiện tượng kháng Insulin;
  • Tai biến mạch máu não;
  • Tăng huyết áp do nồng độ oxy trong máu giảm sút;
  • Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim;
  • Nhồi máu não;
  •  Đột quỵ, đột tử trong đêm.

Đối tượng nguy cơ Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường tăng dần theo độ tuổi, phổ biến nhất vẫn là tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ phổ biến nhất vẫn là tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ

Hội chứng ngừng thở khi ngủ phổ biến nhất vẫn là tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ

Những đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với hội chứng này đó là:

- Người mắc chứng thừa cân, béo phì do chất béo tích tụ xung quanh các cơ, mô dễ khiến cho đường hô hấp bị cản trở  (khả năng bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần so với người bình thường);

- Dị tật: bất thường ở đường hô hấp trên như cổ họng hẹp, phì đại amidan hoặc lưỡi quá to làm chặn đường thở, hàm nhỏ, hàm ra sau, tắc mũi,...;

- Do di truyền: nếu người thân trong gia đình bị hội chứng ngừng thở khi ngủ thì cũng có khả năng bạn bị rối loạn ngừng thở khi ngủ;

- Do thói quen sinh hoạt: người hay hút thuốc, uống nhiều rượu, hay dùng chất kích thích, chất gây nghiện hoặc sử dụng thuốc an thần;

- Đang mắc các bệnh lý như: 

  • Đái tháo đường;
  • Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim;
  • Nhược giáp;
  • Bệnh mạch máu não;
  • Tăng hồng cầu trong máu;
  • Parkinson.

 


Phòng ngừa Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Để phòng ngừa hội chứng này và các biến chứng nghiêm trọng do nó gây nên, chúng ta cần:

- Nếu bạn bị thừa cân, béo phì thì cần áp dụng phương pháp giảm cân an toàn, phù hợp để về chỉ số cân nặng bình thường. Việc cân nặng hợp lý có ý nghĩa không chỉ đối với việc ngăn ngừa hội chứng ngừng thở khi ngủ, mà còn giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, mỡ máu, huyết áp, rối loạn chuyển hoá và những bệnh lý khác,...;

- Trường hợp bạn gặp vấn đề về giải phẫu như: bất thường về răng hàm mặt, lưỡi gà rủ thấp thì cần có sự can thiệp về chuyên khoa;

- Thay đổi tư thế ngủ: nằm nghiêng về một bên để tránh lưỡi hoặc vòm miệng đè xuống, lấp mất đường thở;

Thay đổi tư thế ngủ: nằm nghiêng về một bên để tránh lưỡi hoặc vòm miệng đè xuống, lấp mất đường thở

Thay đổi tư thế ngủ: nằm nghiêng về một bên để tránh lưỡi hoặc vòm miệng đè xuống, lấp mất đường thở

- Duy trì thói quen tập luyện thể chất thường xuyên để củng cố hệ thống tuần hoàn của cơ thể;

- Không uống rượu bia, chất kích thích, bỏ hút thuốc lá, ngưng dùng chất gây nghiện;

- Không sử dụng thuốc an thần hoặc các loại thuốc khác mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn;

- Nếu bạn mắc các dấu hiệu nghẹt mũi thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để làm thông thoáng đường thở.


Các biện pháp chẩn đoán Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Nếu bệnh nhân gặp các vấn đề về giấc ngủ, nên đi khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hô hấp. bên cạnh nhận diện bệnh dựa trên các biểu hiện lâm sàng cũng như tiền sử bệnh lý, người bệnh cần thực hiện những thăm dò sâu hơn về giấc ngủ nhằm phục vụ cho công tác chẩn đoán và phát hiện bệnh, đó được gọi là: đo đa ký giấc ngủ.

Thử nghiệm này giúp kiểm chứng xem bệnh nhân có đang bị mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ hay không, đồng thời xác định bệnh nhân đang bị loại nào. Phòng trường hợp người bệnh mắc những bệnh lý như suy tim, bệnh về thần kinh, bệnh hô hấp mạn tính hay bệnh về hoocmon,... bác sĩ sẽ tiến hành thêm các thử nghiệm cần thiết khác.

- Khám lâm sàng bệnh hô hấp;

Thăm khám các bệnh lý đường hô hấp

- Khám lâm sàng bệnh Tai - Mũi - Họng;

- Điện tim;

- Chuyên gia y tế về giấc ngủ sẽ thực hiện ghi đa ký hô hấp tại nhà hoặc ở bệnh viện, nhằm xác định chỉ số ngừng thở, thở yếu IAH. Đây là chỉ số được áp dụng để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của hội chứng ngưng thở khi ngủ, đếm tổng số lần giảm thở một phần hoặc ngừng thở hoàn toàn trong một giờ ngủ. Một lần ngừng thở được tính khi tình trạng này kéo dài trong 10 giây, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu. Có 3 mức độ đánh giá:

  • Nhẹ: 5 < IAH <= 15 khoảng ngưng thở trong vòng 1h ngủ;
  • Trung bình: 15 < IAH <= 30 khoảng ngưng thở trong vòng 1h ngủ;
  • Nặng: IAH > 30 khoảng ngưng thở trong vòng 1h ngủ.

Các biện pháp điều trị Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tùy theo trình trạng y tế, thể chất cũng như hiện trạng bệnh lý nền của người bệnh mà sẽ áp dụng những phương án điều trị khác nhau. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ khoa Hô hấp có thể kết hợp hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa khác như khoa Tim mạch, Tai - Mũi - Họng,... Kế hoạch điều trị cho bệnh nhân bị chứng ngừng thở khi ngủ có thể bao gồm những phương pháp như sau: 

- Đeo nẹp hàm;

- Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục;

- Phẫu thuật;

- Thay đổi lối sống, giảm cân.

Thay đổi lối sống, giảm cân để điều trị bệnh

Thay đổi lối sống, giảm cân để điều trị bệnh


Tài liệu tham khảo:

- Ngưng thở khi ngủ | Vinmec 

- Rối loạn ngưng thở khi ngủ | Hellobacsi

- Chẩn đoán và điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ | benhviendktinhquangninh

- “Sát thủ trong giấc ngủ” – Hội chứng ngưng thở khi ngủ | Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM

- Chỉ số ngưng thở giảm thở AHI là gì? | Phổi Việt


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ