Bác sĩ: ThS.BS Nguyễn Thị Hiền
Chuyên khoa: Sản khoa
Năm kinh nghiệm: 11 năm
Hội chứng XYY lần đầu tiên được biết đến vào năm 1960 còn được gọi là hội chứng siêu nam. Ở người nam bình thường sẽ có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 46XY, cặp NST giới tính gồm 1 NST X và 1 NST Y. Tuy nhiên, khi mắc hội chứng XYY hay hội chứng Jacobs thì bệnh nhân sẽ có thêm 1 NST Y là bộ NST sẽ là 47XYY. Đây là tình trạng Trisomy NST giới tính, hiếm gặp hơn hội chứng Klinefelter 47 XXY.
Hội chứng XYY
Biểu hiện của bệnh nhân mắc hội chứng XYY rất khác nhau, có những người có ít biểu hiện. Tuy nhiên, có người lại bị tinh hoàn lớn (macroorchidism), hình thể cao lớn, đầu to bất thường và hypertelorism (khoảng cách giữa hai bộ phận cơ thể tăng, điển hình là hai mắt xa nhau). Nhiều bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, tự kỷ và động kinh. Có những người được chẩn đoán khi đi khám vô sinh và độ tuổi chẩn đoán trung bình theo một số báo cáo là 17 tuổi.
Tỷ lệ mắc hội chứng XYY xảy ra ở khoảng 1/1000 trẻ trai mới sinh, tương đối hiếm và tỷ lệ này ổn định trên toàn thế giới. Chẩn đoán thường bị trì hoãn, độ tuổi chẩn đoán trung bình khoảng 17 tuổi. Do biểu hiện bệnh thường nhẹ nên ước tính khoảng 85% nam giới XYY thực sự không bao giờ được.
Nguyên nhân của hội chứng Jacobs là do rối loạn trong sự phân chia nhiễm sắc thể khi hình thành trước sinh, kết quả là có thêm 1 NST Y. Người mắc hội chứng sẽ có 47 NST, cặp giới tính là 3 chiếc XYY.
Người mắc hội chứng sẽ có 47 NST, cặp giới tính là 3 chiếc XYY
Một dạng ít phổ biến hơn là thể khảm 46, XY / 47, XYY, phát sinh trong quá trình phát triển phôi giai đoạn sớm. Nguyên nhân của thể khảm là do liên kết phân bào sau hợp tử gây ra. Những đột biến này thường xảy ra một cách ngẫu nhiên và thường không rõ liệu có bất kỳ nguyên nhân nào của bố mẹ cho những đột biến này hay không.
Hội chứng Jacobs là một bất thường di truyền tương đối hiếm gặp, trong đó nam giới nhận thêm một nhiễm sắc thể Y từ người bố của mình. Nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán do các triệu chứng nhẹ, bệnh thường làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý kèm theo như hen suyễn, rối loạn co giật, rối loạn tự kỷ, khuyết tật học tập và các vấn đề về hành vi. Các triệu chứng ở những người mắc hội chứng XYY:
Thể chất
Trẻ mắc hội chứng XYY sẽ có sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và phát triển thể chất. Chiều cao khi trưởng thành sẽ cao hơn mức chung bình của dân số chung khoảng 7 cm, thường vượt quá 180 cm.
Trẻ mắc hội chứng XYY sẽ có sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng trưởng và phát triển thể chất
Những bệnh nhân này thường có rối loạn thần kinh (macrocephaly) như đầu to bất thường. Ở những người mắc hội chứng XYY thường có chu vi hộp sọ lớn hơn. Mặc dù chứng rối loạn thần kinh (macrocephaly) thường không gây ra các biến chứng trầm trọng nhưng nó có thể hình thành các cơn co giật, rối loạn chức năng của vỏ não hoặc rối loạn phát triển.
Bất thường cơ xương
Những người nam XYY có những bất thường liên quan đến cấu trúc xương và tốc độ tăng trưởng thể chất. Một trong số đó có thể là một số cơ bắp giảm bất thường. Điều này gây ra các biến chứng khác nhau như: không có khả năng phối hợp giữa cơ bắp và vận động, kiểm soát đầu hoặc các chi kém.
Thay đổi thần kinh
Người mắc hội chứng XYY có thể có các loại thay đổi liên quan đến thần kinh: sự run rẩy là hiện diện của một chuyển động không tự chủ của cơ bắp, ảnh hưởng đến hoạt động bàn tay và cánh tay. Đôi khi nó cũng có thể ảnh hưởng đến đầu hoặc tới giọng nói. Có thể là không kiểm soát được một số cơ nào đó như: hành động chớp mắt, liên quan nét mặt. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng tới việc tiếp thu các kỹ năng vận động hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Vấn đề học tập
Những trẻ mắc hội chứng XYY thường bị ảnh hưởng tới học tập: nhận thức kém, ngôn ngữ phát triển chậm, thường chậm nói và gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn, kỹ năng giao tiếp kém, chứng khó đọc.
Thay đổi cảm xúc và hành vi
Nam giới XYY thường có tính khí bùng nổ, hành vi bốc đồng và thách thức, tính cách hiếu động và thường có hành vi chống đối xã hội.
Rối loạn chức năng sinh dục
Đa số nam giới mắc hội chứng XYY vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Nhưng một số ít trẻ mắc hội chứng XYY có thể bị giảm chức năng tuyến sinh dục hoặc lượng hormone nam testosterone thấp, suy tinh hoàn và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, dậy thì muộn, vú và ngực có thể phát triển. Đến tuổi trưởng thành thường ham muốn tình dục giảm, số lượng tinh trùng giảm, có thể vô sinh. số người mắc hội chứng XYY vẫn có khả năng sinh sản bình thường.
Bệnh nhân mắc hội chứng XYY ngày nay tỷ lệ được chẩn đoán ngày càng tăng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác cũng gia tăng. Các bệnh bao gồm: hen suyễn, rối loạn co giật và chứng run. Nhiều bệnh nhân này cũng có những nguy cơ khuyết tật học tập, rối loạn tự kỷ và chậm nói. Bệnh nhân 47 XYY có các bất thường về cơ quan sinh dục, tiết niệu như: giảm sản bìu, hẹp bao quy đầu, đái dắt.... Một số người có thể bị vô sinh do tinh hoàn suy và không có tinh trùng. Một số nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng những bệnh nhân XYY khó kiểm soát xung động và khó điều hòa cảm xúc, hành vi hung hăng. Những nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra những người đàn ông mắc hội chứng XYY có nguy cơ tội phạm tăng hơn.
Bệnh nhân mắc hội chứng XYY ngày nay tỷ lệ được chẩn đoán ngày càng tăng và nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác cũng gia tăng
Để phòng ngừa thai nhi mắc hội chứng XYY thì phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi sinh sản 20-35 tuổi.
Tất cả phụ nữ đặc biệt người sau 35 tuổi, khi mang thai cần sàng lọc trước sinh để có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ kịp thời khi thai nhi mắc bệnh.
Giai đoạn trước sinh
- Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn và có độ chính xác khá cao trong việc phát hiện các thể dị bội nhiễm sắc thể giới tính là NIPT dựa trên phân tích AND tự do của thai nhi.
- Sinh thiết gai rau hoặc chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn và do đó hiện nay thường không phải lựa chọn đầu tay nếu không có yếu tố nguy cơ. Phương pháp giúp phân lập chính xác bộ NST của thai nhi để chẩn đoán thai nhi mắc XYY.
Sinh thiết gai rau hoặc chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn
Giai đoạn sau khi sinh
- Chẩn đoán xác định được thực hiện bằng cách sử dụng phân tích karyotype từ một mẫu máu của bệnh nhân.
- Nam giới XYY đang được khám hiếm muộn cần được phân tích tinh dịch đồ, siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm máu về hormone sinh sản.
Chẩn đoán phân biệt
- Hội chứng Marfan: Cũng là một căn bệnh mà người mắc có tầm vóc cao. Nhưng hội chứng Marfan là rối loạn mô liên kết, trái ngược với XYY, thường biểu hiện các bất thường về tim mạch: giãn gốc động mạch chủ và sa van hai lá. Kiểm tra tim mạch, xác định sự hiện diện của đột biến gen fibrillin-1 để loại trừ hội chứng Marfan.
- Hội chứng Sotos là một tình trạng khác cần loại trừ. Hội chứng Sotos, còn được gọi là chứng não khổng lồ, là một di truyền hiếm gặp do đột biến gen NSD1 trên nhiễm sắc thể số 5. Hội chứng cũng có các triệu chứng như: tăng trưởng quá mức, đầu to bất thường, khuyết tật học tập, giảm trương lực cơ và rối loạn co giật. Hội chứng Sotos được loại trừ thông qua phân tích gen.
- Hội chứng Klinefelter cũng nên được xem xét. Bệnh này có bộ NST 47, XXY. Các đặc điểm chính: tầm vóc cao, nữ hóa tuyến vú, tinh hoàn nhỏ, khuyết tật học tập và đôi khi là vô sinh. Tình trạng này cũng được loại trừ thông qua phân tích gen.
Điều trị hội chứng này chỉ mang tính hỗ trợ và phải chú ý đến các bệnh đi kèm của bệnh nhân,... Bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ các nguồn giáo dục bổ sung hoặc đặc biệt nếu bệnh nhân có khuyết tật học tập và được chẩn đoán sớm sẽ được các chuyên gia hỗ trợ sớm về ngôn ngữ, tư duy, học tập. Điều trị y tế thích hợp cho bất kỳ tình trạng bệnh đi kèm nào như hen suyễn, rối loạn co giật, rối loạn tự kỷ, cần được khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nam giới bị vô sinh cần được thăm khám lâm sàng và đánh giá toàn diện bởi các bác sĩ nội tiết sinh sản có trình độ chuyên môn. Cần đánh giá sự phát triển cơ quan sinh dục, sự mất cân bằng nội tiết tố có hay không để hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân. Những bệnh nhân khó có con do số lượng và chất lượng tinh trùng giảm có thể cần tư vấn các phương pháp thụ tinh ống nghiệm và hỗ trợ sinh sản.
Chẩn đoán sớm bất thường NST XYY từ tuần thứ 10 với xét nghiệm NIPT
Đa số các bệnh nhân mắc hội chứng Jacobs đều có thể sống lâu và hạnh phúc giống như mọi người. Thực tế cho thấy có đến 85% bệnh nhân XYY không bao giờ được chẩn đoán. Đó là một minh chứng cho thấy các triệu chứng của bệnh nhân thường mơ hồ, nhẹ và có thể có nhiều biểu hiện kiểu hình. Các gia đình có trẻ em mắc hội chứng Jacob nên cho con trai của họ được tham gia các lớp giáo dục đặc biệt hoặc liệu pháp ngôn ngữ để cải thiện khả năng học tập nhẹ và chậm nói. Cần trao đổi để con biết con vẫn có thể phát triển có gia đình và thậm chí vẫn có khả năng sinh sản và có con được.
Tiên lượng
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng XYY thường tuổi thọ giảm khoảng 10 năm so với người đồng tuổi không mắc bệnh. Nguyên nhân do nam giới 47 XYY có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: phổi, thần kinh, như hen suyễn, rối loạn co giật, cũng như các vấn đề về hành vi và khó kiểm soát một số cơ. Bất chấp điều đó, nhiều người đàn ông mắc hội chứng Jacobs vẫn có cuộc sống bình thường như những người đàn ông khác. Nhiều nam giới vẫn có khả năng sinh sản mặc dù nam XYY có tăng nguy cơ bất thường về tinh hoàn và tinh trùng.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!