Từ điển bệnh lý

Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý mạn tính đường hô hấp và không thể điều trị hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể dự phòng bệnh trước và lựa chọn những phương pháp điều trị hợp lý để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý mạn tính đường hô hấp và không thể điều trị hồi phục hoàn toàn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý mạn tính đường hô hấp và không thể điều trị hồi phục hoàn toàn

Hầu hết việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều sử dụng thuốc ở dạng phun, hít, hay xịt (có thể hiểu là dạng xịt trực tiếp hoặc khí dung). Lựa chọn phương pháp này sẽ giúp cho việc chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tác dụng nhanh và mạnh hơn, đồng thời hạn chế các tác động không mong muốn ở toàn thân của các thuốc đường uống hay tiêm, truyền. Thuốc điều trị bệnh sẽ được dẫn thẳng đến niêm mạc đường thở cho nên tác dụng của thuốc sẽ cao hơn, tuy nhiên nếu cách thức thực hiện không hợp lý sẽ khiến lãng phí thuốc và thậm chí không có tác dụng điều trị.


Nguyên nhân Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) còn được hiểu là một trong những căn bệnh ở những người lớn tuổi (> 55 tuổi) bởi nguyên nhân gây bệnh thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố tác động đến hệ hô hấp trong một khoảng thời gian dài. Một số tác nhân chủ yếu gây nên bệnh COPD như sau:

- Thuốc lá, thuốc lào: Đây được coi là tác nhân chủ yếu gây nên các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các tạp chất đến từ thuốc lá và khói thuốc lá sẽ làm tổn thương đến toàn bộ hệ hô hấp, đặc biệt là phổi, do đó những đối tượng hút thuốc lá thường xuyên và những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá đều có nguy cơ mắc bệnh COPD.

Thuốc lá, thuốc lào là tác nhân chủ yếu gây nên các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thuốc lá, thuốc lào là tác nhân chủ yếu gây nên các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Khói bụi, khí độc từ chất thải công nghiệp, các loại hóa chất độc hại: Trường hợp người bệnh làm việc thường xuyên trong môi trường chứa nhiều loại khí độc hại kể trên sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường từ không khí trong môi trường sống cũng sẽ góp phần tác động đến quá trình hình thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được thống kê và cho thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh sẽ cao hơn ở nữ giới. Ngoài ra, độ tuổi mắc bệnh thường khởi phát từ độ tuổi ngoài 40 tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng từ độ tuổi 30.

Người bệnh có tiền sử mắc phải các bệnh lý về hô hấp khác cũng sẽ có nguy cơ chuyển biến bệnh thành COPD và có thể lây nhiễm từ người sang người một cách gián tiếp thông qua các tổn thương đường thở.


Triệu chứng Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh

- Ho kéo dài và có khạc đờm: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thế nhưng cũng nằm trong nhóm triệu chứng của các căn bệnh khác như viêm phế quản mạn tính, lao phổi, giãn phế quản,... Chính vì vậy, người bệnh cần phải tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa mới có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Các cơn ho của bệnh nhân COPD thường kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và có thể kèm đờm (đặc biệt là vào khung giờ buổi sáng). Trường hợp xuất hiện đờm mủ thì khả năng cao là dấu hiệu của đợt cấp do người bệnh bị bội nhiễm.

Ho kéo dài và có đờm là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ho kéo dài và có đờm là triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Triệu chứng khó thở: Trong giai đoạn mới phát bệnh, tình trạng khó thở chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức làm việc hoặc hoạt động thể chất. Người bệnh sẽ cảm giác bị thiếu không khí, cố gắng hít thở, hơi thở hổn hển, khò khè và tình trạng này sẽ mất dần khi được nghỉ ngơi một lúc. Tuy nhiên, trường hợp bệnh COPD đã có chuyển biến nặng thì hiện tượng khó thở có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi mà không có bất kỳ hoạt động gì.

- Ngoài ra, người bệnh mắc COPD còn có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh khác như: Đau tức ngực khi cố gắng hít thở, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, toát mồ hôi, người nóng sốt,...


Các biến chứng Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh

Nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, thế nhưng vẫn có những trường hợp người bệnh gặp phải những biến chứng nặng như: Suy hô hấp, suy tim hay các biến chứng khác có nguy cơ cao dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Các biến chứng ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các biến chứng ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


Các biện pháp chẩn đoán Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh

Việc chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng các bệnh lý nền hiện có. Do vậy, quá trình chẩn đoán bệnh cần phải đặc biệt quan tâm lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

- Chẩn đoán xác định bệnh: Sau khi kiểm tra lại các thông tin bệnh lý nền và các triệu chứng bệnh hiện có, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các dạng xét nghiệm khác nhau nhằm xác định bệnh chính xác hơn. Các xét nghiệm thường được thực hiện như: Đo chức năng thông khí (sử dụng máy đo phế dung kế), chụp X-quang phổi, điện tâm đồ.

Chụp X-quang phổi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chụp X-quang phổi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Chẩn đoán phân biệt: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có các đặc điểm nhận biết khá giống với những dạng bệnh lý về đường hô hấp khác (Lao phổi, giãn phế quản, hen suyễn, hội chứng chồng lấp,...). Chính vì vậy, các bác sĩ cần phân biệt bệnh COPD bằng cách kiểm tra các triệu chứng bệnh kết hợp với các kết quả xét nghiệm được nêu trên để lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất.

- Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh: Kiểm tra mức độ tắc nghẽn đường thở thông qua chỉ số FEV1 ( giá trị từ test giãn phế quản). Mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính qua chỉ số rối loạn thông khí tắc nghẽn sẽ được xác định với 4 mức độ là: Mức độ nhẹ (FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết), mức độ trung bình (50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết), mức độ nặng (30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết), mức độ rất nặng (FEV1 < 30% trị số lý thuyết). Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng và chức năng thông khí.


Các biện pháp điều trị Phổi tắc nghẽn mạn tính - Hướng dẫn cách sử dụng thuốc phun, hít, xịt trong điều trị bệnh

Bệnh nhân mắc bệnh COPD thường được điều trị bằng các loại thuốc sau đây:

- Nhóm thuốc cường beta-2 (thuốc dạng phun, hít, xịt, khí dung hay uống, truyền tĩnh mạch)

- Thuốc kháng cholinergic (thuốc dạng phun, hít, xịt)

- Thuốc corticosteroid (có cả dạng xịt, khí dung và dạng viên uống hay tiêm, truyền, thận trọng khi sử dụng cho người có tiền sử cao huyết áp và viêm loét dạ dày)

- Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam (thuốc dạng viên uống hoặc tiêm, truyền)

- Nhóm Methylxanthines: Thuốc gây ức chế phosphodiesterase làm giãn cơ trơn phế quản, giúp đường thở thông thoáng hơn. Tác dụng phụ có thể là: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn. Thuốc được dùng bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch chậm.

Các loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng đi kèm và các bệnh lý nền mà mỗi bệnh nhân lại được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị COPD. Bên cạnh đó, để có được kết quả điều trị bệnh COPD tốt nhất cần phải lưu ý các điểm như sau:

- Người bệnh tuyệt đối không được tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như thuốc lá, thuốc lào, khói bụi, khí độc,... Đặc biệt cần phải cai thuốc lá, thuốc lào để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn và xuất hiện các biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

- Người bệnh COPD cần tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu (một số bệnh hô hấp thông thường cũng có thể gây ra đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).

- Giữ gìn vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ và ngực trong mùa lạnh, điều trị dứt điểm các triệu chứng bệnh viêm nhiễm tai mũi họng và răng hàm mặt.

Lưu ý cách dùng thuốc phun, hít, xịt trong việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hầu hết sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc dạng xịt (hay phun, hít). Ưu điểm chính của các loại thuốc này là tác động trực tiếp vào vùng niêm mạc đường thở giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn. Bên cạnh đó, khả năng thuốc thâm nhập vào máu gây ra tác dụng phụ cho người bệnh cũng sẽ giảm thiểu hơn so với việc tiêm thuốc trực tiếp vào trong máu.

Thuốc dạng phun, hít, xịt điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay được chế tạo với rất nhiều hình dạng và cách thức thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, Sử dụng bình hít định liều (MDI) được xem là phương pháp phổ biến nhất. Bình xịt định liều được thiết kế nhỏ gọn rất dễ mang theo và sử dụng.

Người bệnh dễ dàng mang theo bình xịt định liều bên mình và có thể sử dụng bất kỳ lúc nào có triệu chứng bệnh xuất hiện. Tuy nhiên, cách sử dụng bình xịt cần được thực hiện chính xác theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ thì mới đem lại hiệu quả tốt. Động tác xịt thuốc với việc hít khí từ miệng cần được phối hợp đồng đều thì lượng thuốc xịt được chuyển vào cơ thể mới có tác dụng và tránh lãng phí quá nhiều thuốc ra ngoài.

Cụ thể, sử dụng bình xịt định liều điều trị COPD cần tuân thủ 6 bước sau:

  • Bước 1: Mở nắp bình thuốc
  • Bước 2: Giữ bình xịt định liều ở dạng thẳng đứng bằng ngón cái và một ngón thuận (ngón trỏ, ngón giữa,...), lắc đều bình thuốc khoảng 4,5 lần.
  • Bước 3: Thở ra một hơi dài nhất có thể trước khi hít thuốc.
  • Bước 4: Ngậm môi vào phần miệng ống của bình xịt sau đó thực hiện xịt thuốc đồng thời với việc hít sâu (Lưu ý: miệng phải ngậm kín vào ống bình xịt để tránh lãng phí thuốc)
  • Bước 5: Cố gắng nín thở một lúc (ít nhất 10 giây) để thuốc có thể lắng đọng lại ở niêm mạng đường thở.
  • Bước 6: Thở ra từ từ và nhẹ nhàng. Nếu triệu chứng bệnh chưa cải thiện có thể thực hiện thêm lần nữa từ bước 2 đến bước 6.

Cách sử dụng bình xịt định liều điều trị COPD

Cách sử dụng bình xịt định liều điều trị COPD

Phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng bình xịt định liều (MDI) được sử dụng khá phổ biến và đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh khó sử dụng hoặc không thể thực hiện với bình xịt định liều thì sẽ được chỉ định dùng với buồng đệm.

Sử dụng buồng đệm

Mục đích dùng buồng đệm là để hỗ trợ bệnh nhân khó sử dụng bình xịt định liều. Buồng đệm có van sẽ giúp bệnh nhân hít được nhiều thuốc hơn bởi lượng thuốc sẽ được đẩy vào buồng đệm theo 1 chiều nhất định (người bệnh sẽ không thở ra vào buồng đệm).

Cách thức thực hiện với buồng đệm: Lắc bình hít định liều và lắp vào buồng đệm -> Thở ra hết trước khi hít thuốc -> Ngậm kín miệng vào buồng đệm -> Nhần bình xịt 1 lần vào buồng đệm -> Hít thuốc qua miệng một cách từ từ khoảng 5 giây -> Bỏ buồng đệm ra khỏi miệng và nín thở ít nhất 10 giây. Trong trường hợp bệnh nhân khó hít thở sâu thì có thể thực hiện hít thở bình thường với mỗi lần xịt.

Một số phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác

Bình hít bột khô (DPI)

Bình hít bột khô (DPI) thường được sử dụng với 4 dạng chính là: Diskus/Accuhaler, Aerolizer, HandiHaler và Turbuhaler.

Bình hít bột khô (DPI) trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bình hít bột khô (DPI) trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Ưu điểm của bình hít bột khô là được thực hiện bằng nhịp thở cho nên không cần sử dụng buồng đệm, không cần nín thở quá lâu sau khi hít và không chứa chất đẩy.

- Nhược điểm là đòi hỏi người bệnh có lưu lượng thở thích hợp có thể phân bổ thuốc. Ngoài ra, thuốc cũng có thể bị lắng đọng ở hầu họng và có khả năng bị vón cục do độ ẩm cao, làm giảm phân bố thuốc.

*** Lưu ý khi sử dụng DPI: Luôn giữ bình ở trạng thái khô, lau ống ngậm sau khi sử dụng, không nuốt viên nang dùng để hít.

Khí dung

Máy khí dung là một thiết bị y tế chuyển lượng thuốc thành dạng phun sương nhằm tăng khả năng lắng đọng thuốc trong đường hô hấp. Thuốc được dùng trong khí dung có thể là: Corticosteroid, thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn phế quản, kháng sinh, thuốc làm loãng đờm. Máy khí dung được chia làm 2 dạng là khí nén và siêu âm.

- Ưu điểm: Thường được sử dụng cho bệnh nhân sức khỏe quá yếu hoặc bệnh nhân không thể sử dụng thuốc dạng xịt.

- Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh, giá thành cao, thời gian cài đặt và sử dụng lâu, cần nguồn khí nén hoặc oxy,..


Tài liệu tham khảo:
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là gì? | KHÁM TỪ XA WELLCARE
  • Sử dụng thuốc dạng hít trong điều trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | Báo Khoa Học Phổ Thông
  • Hướng dẫn sử dụng các dụng cụ phun hít trong điều trị hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính | HEALTH VIỆT NAM
  • Cách dùng đúng thuốc dạng xịt | Người lao động 
  • Thuốc điều trị bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả | PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y KIM LINH

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ