Từ điển bệnh lý

Lao phổi : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 05-06-2021

Tổng quan Lao phổi

Bệnh lao (hay còn được gọi là TB hay Tuberculosis) do vi trùng lao gây nên và được xếp vào là một trong các bệnh truyền nhiễm ở người. Khi vi trùng lao xâm nhập và trú ngụ, sinh sôi nảy nở trong một cơ quan nào đó và cơ thể không có khả năng chống lại nó thì sẽ hình thành nên bệnh lao. 

Không chỉ gây bệnh ở phổi, vi trùng lao còn có thể gây bệnh ở mọi bộ phận khác như lao ở mắt, lao hạch bạch huyết, lao tai, lao tuyến thượng thận, lao màng não, lao xương khớp, lao ruột, lao hệ sinh dịch - tiết niệu,... nhưng lao phổi vẫn là phổ biến nhất (chiếm 80 - 85%) đồng thời cũng là nguồn lây chính cho những người xung quanh.

Các số liệu đáng chú ý về bệnh lao phổi:

  • Năm 2015 ghi nhận có 10,4 triệu người mắc lao phổi, trong đó là 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính mỗi năm sẽ có khoảng 9 triệu bệnh nhân mắc lao phổi nhưng trong đó số người không được điều trị là 3 triệu.
  • Các biểu hiện của bệnh lao phổi có thể kéo dài trong suốt nhiều tháng. Thông qua tiếp xúc gần trong vòng 1 năm, một người bị lao phổi có thể lây cho từ 10 - 15 người.

Nguyên nhân Lao phổi

Thủ phạm gây nên bệnh lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Khi người mắc bệnh bị ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ làm nước bọt văng ra ngoài sẽ vô tình khiến những người xung quanh dính phải, hít vi khuẩn vào và nhiễm bệnh tại phổi. Chưa dừng lại ở đó, từ phổi vi khuẩn lao có thể sẽ tiến vào các cơ quan khác trong cơ thể thông qua đường máu hoặc bạch huyết và gây nên bệnh lao tại bộ phận đó.

Hình ảnh vi khuẩn lao phổi

Những vi khuẩn khác có thể sẽ bị tiêu diệt nếu chúng ta sử dụng cồn hoặc axit, nhưng vi khuẩn lao thì không vì chúng có khả năng kháng lại những chất này. Nó còn tồn tại được trong dịch đờm của con người trong nhiều tuần liền, có mặt ở những nơi ẩm thấp và tối tăm, chết ở nhiệt độ 1000 độ C trong 5 phút. Dưới ánh mặt trời vi khuẩn lao dễ bị vô hiệu hoá khả năng gây bệnh.


Triệu chứng Lao phổi

Các biểu hiện điển hình của bệnh lao phổi đó là:

Triệu chứng điển hình của lao phổi là ho ra máu

  • Chán ăn, sụt cân bất thường
  • Ho: ho khan, ho có đờm, thậm chí ho ra máu,... kéo dài hơn 3 tuần. Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị mắc lao phổi
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải mọi lúc mọi nơi
  • Đau ngực
  • Thỉnh thoảng cảm thấy khó thở
  • Sốt nhẹ, bị ớn lạnh về buổi chiều
  • Về đêm thường bị đổ mồ hôi trộm

Bên cạnh các triệu chứng điển hình nêu trên, người bệnh cũng có thể gặp các dấu hiệu khác. Cơ địa của mỗi người cũng khác nhau nên tốt hơn hết cần đi khám bác sĩ để biết mình đang bị bệnh gì, điều trị như thế nào cho kịp thời và phù hợp.


Các biến chứng Lao phổi

Một số biện pháp mọi người có thể áp dụng để phòng ngừa mắc bệnh lao như sau: 

  • Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị lao phổi
  • Đối với những người mang bệnh cũng cần có ý thức phòng tránh nguy cơ lây lan cho người khác bằng cách đeo khẩu trang, đặc biệt là những khi ho, hắt hơi, không tùy tiện khạc đờm linh tinh. Giấy ăn, đồ thải cần phải bỏ đúng nơi quy định hoặc huỷ đúng phương pháp.
  • Người mắc lao phổi trong thời gian điều trị không nên đến những nơi đông người hoặc ngủ chung với người khác
  • Vi khuẩn lao thường ít có nguy cơ lây nhiễm dưới ánh nắng mặt trời. Vì thế nơi ở của người bệnh lao nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên này. Dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để không tạo điều kiện phát sinh nguồn bệnh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ
  • Tăng cường lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, vận động, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma tuý,...
  • Tiêm phòng bệnh lao phổi: Hầu hết trẻ em đều được khuyến cáo tiêm phòng lao phổi ngay sau sinh.

Đường lây truyền Lao phổi

Dựa vào nguyên nhân lây bệnh đã được đề cập có thể thấy, bệnh lao phổi rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Đặc biệt, không có ổ chứa mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên hoặc các vật dụng trung gian.

Những người mắc bệnh như lao phổi, lao phế quản, lao thanh quản ho khạc ra vi khuẩn lao chính là nguồn lây nhiễm bệnh. 

Nơi trú ngụ của vi khuẩn lao là trong các hạt nước bọt li ti, hoặc trong những hạt bụi rất nhỏ (đường kính từ 1 - 5 mm) là có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, từ đó gây bệnh tại phổi. Điều kiện lý tưởng để lao phổi lây lan từ người sang người đó là:

  • Tiếp xúc gần không có bảo hộ giữa người bệnh bị lao phổi và người lành không mang bệnh, hoặc tiếp xúc với các chất thải chứa vi khuẩn lao
  • Môi trường bị ô nhiễm nặng, chứa nhiều khói bụi hoặc ẩm ướt khiến vi khuẩn lao phát triển và sinh sôi
  • Tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn lao hoặc ăn những loại động vật bị nhiễm bệnh lao cũng làm tăng nguy cơ bị mắc lao

Có một số lưu ý cần ghi nhớ như sau:

  •  Bệnh lao phổi mới có khả năng lây cho người khác, lao ở cơ quan khác thì không có nguy cơ này
  • Nếu bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chống lao thì rất ít có khả năng lây bệnh
  • Trong thời gian chưa được phát hiện bệnh và điều trị thì rất dễ truyền nhiễm bệnh cho người xung quanh. Do vậy nếu có các triệu chứng của lao phổi thì bệnh nhân cần đi khám và điều trị, tránh lây nhiễm cho nhiều người khác trong cộng đồng.

Đối tượng nguy cơ Lao phổi

Lao phổi không phải là một loại bệnh hiếm gặp mà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các yếu tố sau đây sẽ làm tăng tỷ lệ nguy cơ nhiễm lao phổi, bao gồm:

  • Tiếp xúc gần, trực tiếp nói chuyện với nguồn bệnh hoặc chăm sóc người bị lao;
  • Những người suy giảm hệ miễn dịch như bị HIV, ung thư,...
  • Nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá, ma tuý;
  • Bệnh nhân vốn mắc các bệnh mạn tính như: suy thận mạn, đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng,...
  • Người bệnh phải sử dụng loại thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư,…
  • Những người sống trong môi trường có cộng đồng nhiễm lao nhiều, nơi có nhiều bệnh nhân lao sinh sống
  • Bệnh nhân bị bụi phổi silic
  • Bệnh nhân đã từng thực hiện các ca phẫu thuật như ghép tạng, cắt dạ dày hoặc ruột non,...

Phòng ngừa Lao phổi

Một số biện pháp mọi người có thể áp dụng để phòng ngừa mắc bệnh lao như sau: 

  • Tạo thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi;
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị lao phổi;
  • Đối với những người mang bệnh cũng cần có ý thức phòng tránh nguy cơ lây lan cho người khác bằng cách đeo khẩu trang, đặc biệt là những khi ho, hắt hơi, không tùy tiện khạc đờm linh tinh. Giấy ăn, đồ thải cần phải bỏ đúng nơi quy định hoặc huỷ đúng phương pháp;
  • Người mắc lao phổi trong thời gian điều trị không nên đến những nơi đông người hoặc ngủ chung với người khác;
  • Vi khuẩn lao thường ít có nguy cơ lây nhiễm dưới ánh nắng mặt trời. Vì thế nơi ở của người bệnh lao nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên này;
  • Dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để không tạo điều kiện phát sinh nguồn bệnh;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ;
  • Tăng cường lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, vận động, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma tuý,...
  • Tiêm phòng bệnh lao phổi: Hầu hết trẻ em đều được khuyến cáo tiêm phòng lao phổi ngay sau sinh.

Tiêm vắc xin phòng lao là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh 

Tiêm vắc xin phòng lao là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh 


Các biện pháp chẩn đoán Lao phổi

Bên cạnh việc khai thác các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân như ho, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, tình trạng bệnh nền,... bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm như sau:

Chụp x-quang phổi

  • Chụp X-quang phổi
  • Tiến hành xét nghiệm Xpert MTB/RIF
  • Xét nghiệm soi đờm tìm AFB. Nếu xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm thì được chẩn đoán mắc lao phổi: AFB (+), ngược lại là AFB (-)
  •  Nuôi cấy để tìm vi khuẩn lao

Việc chẩn đoán sớm tìm ra bệnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị sau này, tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng cũng như phòng ngừa để không lây lan bệnh lao phổi cho người khác.

Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về bệnh lao phổi cùng những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm về bệnh phổi và lao, cùng đầy đủ xét nghiệm cũng như phương tiện chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, bệnh viện đa khoa Medlatec hoàn toàn có khả năng khám và chẩn đoán, điều trị bệnh lao. Không chỉ lao phổi mà lao các cơ quan khác cũng đã được chẩn đoán và điều trị thành công tại bệnh viện đa khoa Medlatec. Với thế mạnh về xét nghiệm, bệnh viện Medlatec có thể thực hiện được mọi xét nghiệm chẩn đoán lao như: AFB nhuộm huỳnh quang, nuôi cấy lao trong môi trường lỏng (MGIT), Gene Xpert, MTB/NTM Realtime PCR, Quantiferon,... phối hợp cùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT 128 dãy giúp tầm soát trọn vẹn tổn thương phổi và các cơ quan, chụp MRI, chọc dịch các màng, khớp; sinh thiết, bóc hạch,..


Các biện pháp điều trị Lao phổi

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh lao phổi vẫn sẽ để lại những biến chứng về sau như: tràn dịch, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Thậm chí kể cả khi chữa khỏi lao, những dấu vết lao phổi để lại vẫn hiện hữu gây nên nhiều di chứng: hang lao gây nhiễm nấm Aspergillus phổi, suy hô hấp mạn tính, giãn phế quản,...

Biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó là dùng thuốc trị lao. Phần lớn những bệnh nhân mắc lao phổi đều có cơ hội khỏi bệnh nếu được điều trị bằng đúng phương pháp và uống đúng thuốc. Tuỳ vào từng trường hợp bệnh lý cụ thể mà mỗi người bệnh sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Mỗi phác đồ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Độ tuổi bệnh nhân
  • Thể trạng, sức khoẻ hiện tại
  • Loại lao mắc phải thuộc lao phổi hay lao ở cơ quan khác. Đối với những người bị lao phổi thì phải kết hợp giữa nhiều loại thuốc khác nhau, còn người mắc bệnh lao ngoài phổi thì chỉ cần dùng một loại kháng sinh lao. 

Theo Chương trình Chống lao quốc gia, phác đồ điều trị áp dụng cho người mắc lao phổi lần đầu sẽ là:

  • Giai đoạn tấn công trong 2 tháng, kết hợp 4 loại thuốc: isoniazide, rifampicine, ethambutol (hoặc streptomycine), pyrazinamide.
  • Giai đoạn duy trì trong 6 tháng, kết hợp 2 loại thuốc: ethambutol và isoniazide.
  • Lưu ý khi bệnh nhân điều trị thuốc lao phổi:
  •  Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị và chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng và đúng giờ, không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng lao phổi biến mất.
  • Sau khi điều trị vi khuẩn lao còn sót lại có thể phát sinh hiện tượng kháng thuốc, dần dần tiến triển thành bệnh lao đa kháng thuốc. Lúc này việc điều trị bệnh lao là vô cùng khó khăn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ