Bác sĩ: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Bệnh do Leptospira là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra. Bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước. Bệnh gặp ở nhiều các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước có vùng khí hậu nhiệt đới, có nền nông nghiệp và chăn nuôi phát triển.
Hình ảnh minh họa xoắn khuẩn Leptospira
Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng, từ không có triệu chứng đến thể nặng có chảy máu phổi, viêm màng não, suy thận hoặc xuất huyết, có thể dẫn đến tử vong.
Leptospira là xoắn khuẩn bắt màu gram âm, 2 đầu có móc giúp xoắn khuẩn bám vào các tổ chức của cơ thể vật nhiễm bệnh. Xoắn khuẩn di động ở dạng lắc lư, co rút, lượn sóng. Nơi có độ ẩm cao, pH trung tính, xoắn khuẩn có thể sống lâu hàng tuần, thậm chí hàng tháng trong bùn giàu chất hữu cơ. Vì vậy, vi khuẩn tìm thấy trên khắp thế giới, trong ao hồ, đầm lầy, ao cạn,…
Leptospira gây bệnh ở chó
Bằng phương pháp huyết thanh học, hiện nay đã xác định được hơn 240 chủng Leptospira, trong đó có các chủng gây vàng da, xuất huyết, có khả năng gây tử vong. Dựa vào khả năng gây bệnh, người ta chia các Leptospira thành hai nhóm:
- Leptospira biflecxia không gây bệnh cho người.
- Leptospira pathogenic gây bệnh cho người và động vật.
Lâm sàng thường biểu hiện qua 2 giai đoạn: Nhiễm khuẩn huyết cấp tính và miễn dịch. Tuy nhiên, giữa 2 giai đoạn đôi khi không rõ ràng và trong trường hợp bệnh nhẹ có thể không có biểu hiện của giai đoạn miễn dịch. Có hai thể bệnh chính hay gặp trên lâm sàng.
Thường không có biểu hiện vàng da trên lâm sàng chiếm hơn 90% các trường hợp.
- Thời gian ủ bệnh: Từ 1-2 tuần, có thể dao động từ 2-26 ngày.
- Thời kì khởi phát: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi cơ khớp giống như hội chứng cúm, dễ chẩn đoán nhầm với tình trạng sốt virus.
Thể bệnh nhẹ: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu
- Thời kì toàn phát: Nhiệt độ tăng cao 39-40oC. Triệu chứng lâm sàng quan trọng là đau cơ, đặc biệt ở bắp chân (cơ dép), lưng và bụng. Cảm giác đau tăng khi vận động và xoa bóp. Người bệnh có thể đau vùng trán, sau ổ mắt, sợ ánh sáng, đau đầu và nôn.
- Thời kỳ lui bệnh: Nếu được điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi dân trong vòng 8-10 ngày, một số trường hợp không được điều trị, bệnh có thể tự ổn định trong vòng 3-6 tuần.
- Chiếm từ 5-10%, thường có vàng da, rối loạn chức năng thận, xuất huyết nội tạng và tỷ lệ tử vong cao.
Thể bệnh nặng (hội chứng Weil)
- Sau khoảng 4-9 ngày khởi phát bệnh, xuất hiện vàng da, rối loạn chức năng các cơ quan, đặc biệt chức năng thận.
- Người bệnh có biểu hiện vàng da rõ, tạo nên màu cam. Đau hạ sườn phải, và gan to tuy nhiên không có biểu hiện của hoại tử gan nặng và hiếm khi tử vong do suy chức năng gan. Lách to gặp trong khoảng 20% các trường hợp.
- Suy chức năng thận thường trong tuần thứ 2 của bệnh, giảm thể tích máu và giảm lượng máu đến thận dẫn đến hoại tử ống thận cấp, thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Tổn thương phổi có thể gặp với triệu chứng ho, khó thở, đau ngực, ho máu, nặng hơn là suy hô hấp.
- Biểu hiện xuất huyết như: Chảy máu cam, ban xuất huyết, tụ máu, thậm chí có thể xuất huyết tiêu hóa, tuyến thượng thận và khoang dưới nhện.
- Biểu hiện khác như: Tiêu cơ vân, tán huyết, viêm cơ tim, màng ngoài tim, suy tim sung huyết, sốc tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng khi nhiễm Leptospira nặng.
- Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm màng mạch võng mạc;
- Thận: suy thận cấp là biến chứng nặng dễ gây tử vọng: người bệnh vô niệu, ure cao, creatinin máu tăng cao, người bệnh có thể hôn mê do ure máu cao;
- Xuất huyết: Ồ ạt các phủ tạng gây thiếu máu cấp, có thể có rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC);
- Phổi: Phù phổi cấp, chảy máu phổi gây suy hô hấp nặng.
Trong tự nhiên, tất cả các loài động vật có vú đều có thể mắc bệnh do Leptospira gây ra, bao gồm các động vật cảnh, động vật nuôi, động vật hoang dã và con người. Leptospira gây bệnh cho bò, chó nhiều nhất, sau đó đến ngựa, cừu, dê, lợn, mèo. Gia súc khi bị nhiễm bệnh có thể sẩy thai, viêm ruột, đái ra máu và xoắn khuẩn được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, thời gian đào thai qua nước tiểu. Các loài vật gặm nhấm hoang dại như chồn sóc, chuột, thỏ nhiễm Leptospira nhưng không có triệu chứng, trở thành nguồn mang xoắn khuẩn và đào thải xoắn khuẩn ra môi trường qua nước tiểu kéo dài hàng tháng, hàng năm, thậm chỉ cả đời.
Leptospira gây bệnh cho chó
Leptospira thâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước ở da và niêm mạc khi tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn ( đồng ruộng, ao hồ, vũng nước đọng,..). Thậm chí nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành. Nhiễm khuẩn cũng xảy ra qua đường ăn uống khi ăn phải thịt động vật bị bệnh nấu không chín, hoặc nhiễm qua kết mạc mắt khi bơi lội ở vùng nhiễm khuẩn.
Bệnh hay gặp vào mùa mưa do xoắn khuẩn lan theo dòng nước và có thể gây thành dịch. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước, nhiều nhất ở châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.
Người mắc bệnh do Leptospira thường liên quan với tính chất nghề nghiệp như công nhân làm vệ sinh cống rãnh, công nhân chăn nuôi, người làm ở các lò mổ, nghề thuộc da, người làm nghề rừng, cán bộ địa chất.
Người mắc bệnh do Leptospira thường liên quan với tính chất nghề nghiệp
Việc phòng bệnh Leptospira còn nhiều hạn chế do khó loại trừ được động vật bị nhiễm, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe để biết cách phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm.
- Chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ,… phải cao ráo, dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tẩy uế.
- Những người làm việc trong môi trường lao động hoặc nghề nghiệp có nguy cơ bị nhiễm Leptospira phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động.
- Hạn chế tắm tại hồ bơi, nơi nước tù đọng.
- Xử lý chất thải chăn nuôi đúng quy đình, phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.
- Tiêm vắc xin có các chủng Leptospira chủ yếu lưu hành địa phương cho súc vật nuôi cũng có kết quả nhất định nhưng không loại trừ được tình trạng nhiễm bệnh và bài tiết xoắn khuẩn qua nước tiểu.
- Tiêm vắc xin cho người làm nghề có nguy cơ mắc bệnh cao đã thực hiện có kết quả ở một số nước như Nhật Bản, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc,..
- Uống dự phòng Doxycilin 200mg ( 2 viên/ tuần) khi đi vào vùng dịch tễ.
- Dịch tễ: Người bệnh có nghề nghiệp nguy cơ cao như giết mổ động vật, làm nghề rừng, công nhân vệ sinh môi trường..
- Lâm sàng đã nêu trên
- Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm không đặc hiệu: Biểu hiện một bệnh cảnh nhiễm khuẩn với bạch cầu máu tăng cao chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Ure máu tăng nhẹ, trong nước tiểu có bạch cầu, hồng cầu,t rụ hạt, protein niệu. Dấu hiệu trên X-quang ngực có thể bình thường hoặc biểu hiện tổn thương phế nang do xuất huyết, thường thấy ở thùy dưới, ngoại vi phổi. Đối với thể vàng da: bạch cầu máu tăng cao, hồng cầu giảm < 2 T/L; HGB < 90 g/L; Ure và creatinin tăng cao, bilirubin máu tăng cao cả trực tiếp và gián tiếp; men gan tăng, prothrombin giảm, rối loạn điện giải: K+ máu tăng; rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm, D-dimer tăng, nghiệm pháp rượu dương tính, yếu tố Xa giảm; dịch não tủy có thể biểu hiện như viêm màng não nước trong: bạch cầu thường dưới 500/mm3, số lượng bạch cầu đơn nhân chiếm ưu thế, protein dịch não tủy từ 50-100 mg/ml, glucose bình thường
+ Xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng Martin-petit được sử dụng để phát hiện động lực kháng thể. Phản ứng dương tính khi đạt hiệu giá 1/100, hoặc hiệu giá kháng thể sau 2 tuần tăng cao. Phản ứng miễn dịch gắn men ELISA xác định nhanh tính nhiễm Leptospira nhưng không xác định được typ gây bệnh.
+ Xét nghiệm vi khuẩn
Xét nghiệm PCR tìm xoắn khuẩn Leptospira tại MEDLATEC nhanh chóng, chính xác, uy tín
- Điều trị căn nguyên: Có thể sử dụng một trong những kháng sinh sau:
- Điều trị triệu chứng:
1. Bài giảng bệnh Truyền nhiễm, Bộ môn Truyền Nhiễm, Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, năm 2019.
2. Haake DA, Levett PN. Leptospira Species (Leptospirosis). In: Bennett JE, Dolin R, Blaser MJ, editors. Principles and Practice of Infectious Diseases. 8th ed. Philadelphia, PA: Saunders 2015. p. 2714–20.
3. Haake DA, Levett PN. Leptospirosis in humans. Curr Top Microbiol Immunol. 2015;387:65–97.
4. Picardeau, Mathieu. "Diagnosis and epidemiology of leptospirosis." Médecine et maladies infectieuses 43.1 (2013): 1-9.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!