Bác sĩ: Bác sĩ Phạm Hải Yến
Chuyên khoa: Răng hàm mặt
Năm kinh nghiệm: 09 năm
Loét aptor miệng là tình trạng viêm loét phổ biến ở niêm mạc mềm của miệng và lợi, tên thường gọi là nhiệt miệng.
Loét aptor miệng là tình trạng viêm loét phổ biến ở niêm mạc mềm của miệng và lợi
Đặc điểm các vết loét aptor thường có hình tròn, xuất hiện trên các vùng mềm như mặt trong môi, má hoặc ở dưới lưỡi, loét aptor là một tổn thương lành tính , không lây nhiễm , loét có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành đám. Hầu hết các loét đều tái phát và được gọi là viêm miệng aptor tái phát mà mỗi đợt thường kéo dài 7-10 ngày. Nguyên nhân gây loét aptor vẫn chưa được rõ ràng và không có thuốc điều trị triệt để nhưng có thể dùng thuốc để giảm đau do vết loét gây ra. Bệnh có tính chất tái phát nên còn được y học gọi là viêm miệng aptor tái diễn - recurrent apthous stomatitis - RAS.
Aptor miệng có thể gồm 1 hoặc nhiều vết loét nông và đau, có hình tròn hoặc bầu dục, hầu hết các vết loét kéo dài từ 10-14 ngày .
Mặc dù đây là tình trạng rất phổ biến, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được rõ ràng, một vài yếu yếu tố liên quan đến bệnh đã được tìm ra như: thay đổi nội tiết, chấn thương trong miệng, thuốc điều trị, dị ứng thực phẩm, thiếu hụt dinh dưỡng, stress và thuốc lá.
- Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trong trong loét áp tơ. Khoảng 40% bệnh nhân có người trong gia đình bị loét áp tơ. Những người này thường khởi phát bệnh sớm hơn và mức độ bệnh nặng hơn. Có mối liên quan giữa các kháng nguyên bạch cầu người (HLA) với bệnh. Ở những người loét áp tơ có sự tăng tuần suất các kháng nguyên HLA loại A2, A11, B12 và DR2. Mối liên quan này thay đổi theo nguồn gốc dân tộc và chủng tộc.
- Chấn thương cơ học
Các chấn thương của niêm mạc miệng do cơ học như các điều trị nha khoa, vết cắn do răng sắc nhọn, khấp khểnh, do bàn chải quá cứng có thể là yếu tố khởi phát bệnh tiêm tê, răng sắc nhọn, bàn chải đánh răng thô ráp hoặc các can thiệp nha khoa có thể gây khởi phát loét áp tơ.
- Thay đổi hormon
Phụ nữ bị loét aptor thường có liên quan đến chu kì kinh nguyệt, khi mang thai, tiền mãn kinh.
- Chấn thương
Vết aptor thường ở những vị trí dễ bị chấn thương cơ học, thường do đánh răng, do khi tiêm tê trong điều trị nha khoa
Mắc cài bị bung ra ở những người niềng răng gây chảy máu và loét miệng
- Thuốc
Có sự liên quan giữa một vài loại thuốc với loét aptor: NaClO, piroxicam, phenobarbital, phenindione , niflumic acid, nicorandil, gold salts, captopril. Ngoài ra việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid như acid pro- propionic, acid phenylacetic và diclofenac … cũng có thể kích thích sự hình thành của các vết loét.
- Dị ứng với thuốc
- Một số thực phẩm như: socola, cà phê, lạc, ngũ cốc, hạnh nhân, dâu tây, phô mai, cà chua, và bột mì (có chứa gluten) có thể gây ảnh hưởng đến một số bệnh nhân..
- Thiếu hụt dinh dưỡng:
Tỉ lệ bệnh nhân bị loét miệng tăng lên gấp đôi ở những người bị thiếu hụt các thành phần tạo máu như sắt, ferritin, 28,2% bệnh nhân bị RAS cũng bị thiếu hụt vitamin B1, B2 hoặc B6, B12 và axit pholic
- Stress:
Theo thống kê, ở nhóm người bị stress, tỉ lệ mắc RAS cao hơn hẳn những người không bị stress.
- Thuốc lá:
Tuy thuốc lá là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý ung thư miệng, bệnh quanh răng, nhưng thật bất ngờ rằng, tỉ lệ mắc RAS ở người hút thuốc lại thấp hơn những người không hút. Điều này được giải thích rằng, việc hút thuốc làm tăng lớp biểu mô sừng hóa trong miệng , sự thay đổi này khiến niêm mạc miệng giảm nhạy cảm với các vết loét.
- Yếu tố Di truyền:
Tiền sử gia đình cũng đóng vai trò trong bệnh lý RAS, RAS thường xuất hiện sớm và nặng hơn ở những bệnh nhân có người trong cùng gia đình mắc RAS, tỉ lệ mắc RAS theo gia đình lên đến 46 %.
- Yếu tố miễn dịch:
Ở những người loét áp tơ có sự tăng tuần suất các kháng nguyên HLA loại A2, A11, B12 và DR2. Mối liên quan này thay đổi theo nguồn gốc dân tộc và chủng tộc. Trong y văn đã có rất nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa kháng nguyên bạch cầu người ( HLA) và RAS . ở những vết loét aptor, các tế bào bạch cầu chiếm ưu thế về số lượng và các HLA loại A2, A11, B12 và DR2, đồng thời tỉ lệ CD4 +/ CD8 + thay đổi trong suốt các thời kì tiền triệu, khới phát, loét và lành thương.
- Các bệnh hệ thống và RAS:
Các bệnh như: thiếu hụt dinh dưỡng gây thiếu máu, hội chứng Behcet’s,
Các nguyên nhân khác gây nhiệt miệng
Aptor miệng có thể gồm 1 hoặc nhiều vết loét hình tròn hoặc bầu dục, kích thước to nhỏ khác nhau từ vài mm đến lớn hơn 1 cm, vết loét màu vàng hoặc xám, được bao xung quanh là quầng đỏ, và được chia thành 3 loại :
- Loét aptor nhỏ (minor): là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90-95%
Aptor miệng có thể gồm 1 hoặc nhiều vết loét hình tròn hoặc bầu dục, kích thước to nhỏ khác nhau
- Loét aptor lớn (major): chiếm 5-10%
- Loét aptor dạng herpes (herpetiform): ít gặp nhất, chiếm khoảng 1-5 %
|
Thể nhỏ |
Thể lớn |
Thể herpes |
Số lượng vết loét |
1-5 |
1-3 |
5-20 ( có thể lên đến 100) |
Kích thước |
< 10mm |
|
1-2cm |
Tiến triển |
7-14 ngày |
2 tuần – 3 tháng |
7-14 ngày |
Sau khi lành thương |
Không để lại sẹo |
Để lại sẹo |
Không để lại sẹo, đặc biệt là sàn miệng và bụng lưỡi. |
Vị trí vết loét |
Niêm mạc không sừng hóa: niêm mạc môi , má, lưng lưỡi và rìa lưỡi |
Niêm mạc có sừng hóa và không sừng hóa , đặc biệt là ở khẩu cái mềm |
Niêm mạc không sừng hóa đặc biệt là sàn miệng và bụng lưỡi. |
Mặc dù các loét sẽ lành trong 2 tuần, nhưng một số trường hợp có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát khi vết loét sâu và rộng, trong trường hợp này có thể phải cần đến thuốc kháng sinh Pennicillin hoặc Tetracylin.
Đây là tổn thương thường gặp nhất ở niêm mạc miệng, tỉ lệ người mắc bệnh lên đến 25% dân số và số người bị tái phát 3 tháng 1 lần lên tới 50%. Bệnh thường tăng lên theo độ tuổi và gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới.
Chẩn đoán bệnh RAS chủ yếu dựa vào lâm sàng: tiển sử bệnh và thăm khám lâm sàng vết loét. Khi khai thác tiền sử bệnh, các yếu tố cần chú ý: yếu tố gia đình, tần suất tái phát, tiến triển, số lượng, vị trí vết loét (ở niêm mạc sừng hóa hay không sừng hóa), hình dạng, màu sắc, kích thước của vết loét, đi cùng với việc khai thác tình trạng toàn thân, các vết loét sinh dục, các vấn đề da liễu, rối loạn tiêu hóa, tiền sử dùng thuốc.
- Đặc điểm lâm sàng: Một hoặc nhiều loét hình tròn hoặc ovan, loét nông, bờ rõ, đáy màu vàng hoặc xám, có quầng đỏ bao quanh, kích thước dưới 1cm. Không có mụn nước xuất hiện trước loét.
- Khả năng tự lành: Loét có thể tự lành, không để lại di chứng
- Vị trí thương tổn: Vùng niêm mạc miệng không sừng hóa.
- Thời gian tiến triển: Vài ngày đến vài tuần
- Có thể bao gồm: Thiếu máu thiếu sắt, vitamin B12, kẽm.
- Các yếu tố làm tăng nặng tình trạng bệnh: hay đổi hormon, thức ăn, thuốc, căng thẳng, chấn thương, nhiễm khuẩn.
- Cận lâm sàng: các xét nghiệm máu cần làm với các bệnh nhân bị RAS kéo dài : hemoglobin, tổng phân tích máu 32 chỉ số, tốc độ máu lắng/ CRP, vitamin B12, acid folic,
Chẩn đoán phân biệt:
Việc phân biệt các vết loét aptor với các vết loét miệng trong các bệnh niêm mạc miệng khác là rất quan trọng.
|
Vị trí |
Triệu chứng |
RAS |
Niêm mạc di động: má, môi, lưỡi, khẩu cái mềm |
Không có sốt |
HSV |
Niêm mạc sừng hóa: khẩu cái cứng, lợi |
Khởi phát với các ban đỏ và sốt trước khi xuất hiện mụn nước và vết loét |
Varicela zoster virus (VZV) |
Có thể ở ngoài miệng hoặc trong miệng theo vùng chi phối của dây thần kinh sinh ba |
Tổn thương đơn độc , có tiền triệu đau, và nóng rát trước khi xuất hiện vết loét |
Herpangina |
Trụ amydal, khẩu cái mềm, lưỡi gà hoặc lưỡi |
Ban sẩn máu xám đường kính 1-2 mm và tạo bọng nước với quầng đỏ. ốt đột ngột với đau họng, nhức đầu, chán ăn, và đau cổ, thường ở trẻ em. |
Tay chân miệng |
Xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ |
Sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng |
Do nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh chưa được rõ ràng nên các thuốc chủ yếu là giảm triệu chứng và ngăn ngừa và giảmnhiễm khuẩn thứ phát và thúc đẩy việc lành thương.
Điều trị chủ yếu bao gồm glucocorticoids và thuốc kháng khuẩn. Thuốc bao gồm các dạng: gel bôi, nước súc miệng.
Điều trị chủ yếu bao gồm glucocorticoids và thuốc kháng khuẩn
Thuốc bôi bề mặt
Thuốc để phủ bề mặt vết loét và tạo thành hàng rào bảo vệ ngăn cản nhiễm khuẩn thứ phát và kích thích cơ học, đây là thuốc ưu tiên hàng đầu để điều trị aptor: bôi thuốc lên vết loét sau khi đã súc miệng sạch và tránh ăn uống trong vòng 30 phút, bôi 3-4 lần / ngày.
Nước súc miệng
dung dịch tetracycline giúp làm giảm kích thước, giảm thời gian tiến triển của bệnh và giảm đau. Clorhexidin gluconate làm giảm số lượng vết loét.
Gel, kem và thuốc mỡ (lexanox oral gel, triamcinolon, betamethhason): Các thuốc bôi bề mặt có thể bị trôi mất nên các thuốc dạng gel và mỡ sẽ có tác dụng tốt hơn , các thuốc bôi corticoid bề mặt cũng có tác dụng tốt như fluocinonide và clobetasol.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!