Bác sĩ: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và các độc tố vi khuẩn trong hệ tuần hoàn. Trong bệnh lý nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong cao. Các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết phổ biến nhất là vi khuẩn, nhưng cũng có thể do nấm, virus hoặc ký sinh trùng.
Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân rất nguy hiểm, dễ gây tử vong
Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu, căn nguyên cũng là vi khuẩn, nên bệnh cảnh mang đặc điểm của nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn nói chung, tuy nhiên, bệnh cũng có những điểm khác biệt về dịch tễ và triệu chứng lâm sàng, làm dấu hiệu để hỗ trợ bác sĩ có thể chẩn đoán xác định và phân biệt với các căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết khác.
Liên cầu là các vi khuẩn gram dương, gồm nhiều chủng như liên cầu beta gây viêm nội tâm mạc bán cấp, liên cầu nhóm D gây viêm đường tiết niệu, đường vào từ mụn mủ trên da, đường tiết niệu hay hầu họng. Trong nhóm các liên cầu gây bệnh ở người, liên cầu lợn (Streptococcus suis) là tác nhân phổ biến nhất cũng như nguy hiểm nhất gây nhiễm khuẩn huyết, hay nói cách khác, nhắc đến “nhiễm khuẩn huyết do liên cầu”, gần như đồng nghĩa với “nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn”.
Streptococcus suis (liên cầu lợn) là cầu khuẩn bắt màu gram dương, có hình trứng hoặc thon dài, đứng riêng lẻ, xếp đôi hoặc xếp thành chuỗi ngắn, không di động, thường có vỏ. S. suis có thể mọc trên môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí. Ở nhiệt độ 25oC, vi khuẩn sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.
Streptococcus suis (liên cầu lợn)
Cho đến nay người ta đã biết đến 35 tuýp huyết thanh của S. suis dựa vào cấu trúc kháng nguyên của vỏ, các tuýp huyết thanh này khác nhau về độc lực và có sự phân bố khác nhau theo vị trí địa lý, trong đó tuýp 2 hay gây bệnh ở người và được nghiên cứu kỹ nhất.
Là triệu chứng tại vị trí liên cầu lợn xâm nhập vào cơ thể. Việc phát hiện ổ nhiễm khuẩn là rất quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
Tuy nhiên không phải mọi trường hợp nhiễm khuẩn huyết do S. suis đều phát hiện được ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, bệnh có thể khởi phát sau khi tiếp xúc với lợn ốm chết hoặc ăn thịt lợn chưa chế biến kỹ.
Cơn sốt
Ban xuất huyết trên da do liên cầu lợn
Các dấu hiệu toàn thân khác
- Vi khuẩn theo dòng máu đến các bộ phận trong cơ thể, tại đó hình thành các ổ áp xe nhỏ và làm xuất hiện các triệu chứng của cơ quan bị di bệnh.
- Nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn hay có ổ di bệnh là phổi, màng phổi, màng bụng, màng não
Biến chứng nặng nhất và hay gặp nhất của bệnh nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn chính là hội chứng sốc nhiễm khuẩn. Đây là hậu quả của quá trình đáp ứng hệ thống của cơ thể đối với vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn xâm nhập trong dòng máu, dẫn tới tình trạng suy tuần hoàn, thiếu máu tổ chức, kết quả là gây tổn thương đa phủ tạng.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn.
S. suis cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn, lợn lành mang mầm bệnh là nguồn lây nhiễm quan trọng trong đàn lợn. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo các cách sau:
Vi khuẩn lây sang người do ăn các thực phẩm được chế biến từ lợn chưa được nấu chín kỹ. Điều tra tại miền Nam ở nước ta có tới 70% số ca bệnh có liên quan đến tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc do ăn lòng lợn tiết canh.
Nhiễm khuẩn liên cầu lợn do ăn tiết canh lợn
Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết thương trên da, vết trầy xước hoặc do tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh trong quá trình chăm sóc, giết mổ, chế biến. Điều này giải thích vì sao tỷ lệ mắc liên cầu lợn lại cao ở những người chăn nuôi và giết mổ lợn, hay chế biến thịt lợn hằng ngày.
Một số trường hợp nghi ngờ có thể bệnh lây qua đường hô hấp, tuy nhiên chưa ghi nhận sự lây truyền giữa người với người.
Vì liên cầu lợn có thể lây qua đường tiêu hóa hay qua các vết thương trên da, nên những đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh:
Tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong chăn nuôi
+ Có tiền sử phơi nhiễm trong vòng 10 ngày trước khi bệnh khởi phát
+ Tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, lợn chết hoặc lợn không rõ nguồn gốc trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ, chế biến thịt sống
+ Ăn thịt lợn ốm chết hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc chưa được nấu chín
+ Triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn khởi điểm
+ Triệu chứng của vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu
+ Triệu chứng của hệ liên võng nội mô
+ Triệu chứng của ổ di bệnh.
+ Công thức máu: Bạch cầu máu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.
+ Chỉ số viêm CRP, pro-Calcitonin tăng cao
+ Trong thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn có thể thấy
+ Chẩn đoán trực tiếp: Lấy bệnh phẩm từ máu hoăc các cơ quan bị tổn thương, phân lập và xác định S. suis. Trên tiêu bản nhuộm Gram, vi khuẩn có hình cầu hoặc hình trứng, đứng riêng lẻ, xếp đôi hoặc chuỗi ngắn, bắt màu gram dương. Nuôi cấy trong môi trường thích hợp, định danh vi khuẩn S. suis
+ Chần đoán gián tiếp: Dùng các kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, kỹ thuật PCR, kỹ thuật miễn dịch enzyme, ….
Xét nghiệm xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết
- Kết hợp điều trị bằng kháng sinh với điều trị hỗ trợ
- Phát hiện sớm các biến chứng nặng như sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng để xử trí kịp thời
- Cách ly người bệnh
- Điều trị căn nguyên
Những kháng sinh có hiệu quả trong điều trị là nhóm Beta lactamin. Trên thực tế nên sử dụng
- Điều trị hỗ trợ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!