Bác sĩ: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Chuyên khoa: Truyền nhiễm
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Loài nấm với tên khoa học aspergillus là một loại ký sinh trùng thực vật và có khả năng gây nên nhóm bệnh nhiễm trùng cơ hội Aspergillosis ở người nếu hít phải loài nấm này. Nấm aspergillus có rất nhiều loại, bao gồm: A. flavus, A. fumigatus, A. nidulans, A. Niger,... nhưng loài gây bệnh phổ biến nhất cho con người đó là A. fumigatus và hiếm khi thấy những loại còn lại gây bệnh.
Nấm Aspergillus
Nơi sinh sống của các loại nấm này là môi trường đất, bụi, thực vật, lá khô và vật liệu xây dựng. Bộ phận sinh sản của nấm mốc được gọi là bào tử nấm có thể phát triển mạnh mẽ ở những nơi như thảm trải sàn, ống của lò sưởi, máy điều hòa không khí, nước máy, một số loài thực vật nhất định, vật liệu cách nhiệt hoặc một số loại thực phẩm.
Trên cơ thể người, aspergillus dễ tấn công vào các cơ quan nếu người đó có các yếu tố như: hệ miễn dịch bị suy yếu do nhiễm HIV/AIDS, sử dụng thuốc corticoid trong thời gian dài dẫn tới sự mất cân bằng giữa vi khuẩn với nấm phát triển và nấm hoại sinh, người dùng nhiều kháng sinh hoặc phải phẫu thuật cấy ghép tạng.
Tác nhân gây bệnh như đã được phân tích là do nấm aspergillus.
Tuỳ theo từng loại bệnh mà bệnh nhân phản ứng với nấm aspergillus sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Cụ thể đó là:
1. Nấm phổi do aspergillus
Loại bệnh này có nhiều loại khác nhau như thể phế quản, thể bệnh Hinson, thể u nấm aspergillus trong hang di sót ở phổi, thể bệnh aspergillus phổi xâm nhập. Nấm máu ở những người có hệ miễn dịch suy giảm có thể lan ra phổi, đây là những trường hợp được cho là bị nhiễm khuẩn cơ hội. Đặc trưng của nấm phổi do aspergillus là một khối u lớn được cấu thành từ sợi tơ huyết, sợi tơ nấm và một số lượng ít các tế bào viêm, bao quanh bên ngoài khối u là mô xơ.
Thể phế quản:
Triệu chứng khởi phát là gây viêm ở phế quản lớn, trầy xước niêm mạc phế quản rồi sau đó xuất hiện một lớp nấm aspergillus phát triển trên bề mặt niêm mạc.
Nếu bệnh nhân bị dị ứng phổi phế quản do aspergillus (hay còn gọi là bệnh Hinson): xuất hiện các dấu hiệu như ho có đờm, sốt lặp đi lặp lại, thở rít khò khè giống như bị hen phế quản và thường những người có cơ địa hen phế quản dễ bị bệnh Hinson.
Bệnh nhân nhiễm nấm Aspergillus các dấu hiệu như ho có đờm, sốt lặp đi lặp lại, thở rít khò khè giống như bị hen phế quản
Thể xâm nhập:
Đây là hiện tượng phổi bị nấm xâm nhập, sau đó vi khuẩn lan qua thành phế quản để tiến vào phế nang ngoại vi, aspergillus tấn công mạch máu và nhu mô phổi khiến bệnh lan rộng và gây tổn thương ngoại vi. Trên lâm sàng, bệnh nhân có các biểu hiện như ho, khó thở, sốt cao, có 50% tỷ lệ bệnh nhân bị ho ra máu.
Thể xâm nhập thường xảy ra ở những trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp, phải điều trị hoá chất trong thời gian dài.
Bị nhiễm aspergillus phổi mạn tính:
Các triệu chứng ở bệnh nhân bị nhiễm aspergillus phổi mạn tính có thể biểu hiện nhẹ, không gây đau mặc dù đã mắc bệnh.
Thể u nấm aspergillus trong hang phổi:
Là tình trạng trên biểu mô lát mới của một hang ở trong nhu mô phổi có u nấm phát triển, hàng này tương tự như hang lao hay hang áp xe. Người bệnh khi bị u nấm aspergillus trong hang phổi sẽ có các triệu chứng như: ho ra máu - đây là biểu hiện điển hình, nếu những ca bệnh bị xơ phổi kèm ho ra máu lặp lại nhiều lần không khỏi thì có thể nghi ngờ bệnh nhân đã bị u nấm aspergillus.
2. Thể nhiễm nấm xâm lấn ngoài phổi
Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng là đối tượng dễ bị nhiễm nấm xâm lấn ngoài phổi. Khởi đầu của bệnh là các thương tổn ở da, viêm xoang hay viêm phổi, có khả năng liên quan tới não, gan, thận hoặc các mô khác. Trường hợp này rất nguy hiểm và dễ khiến người bệnh bị tử vong.
3. Nhiễm nấm aspergillosis trong xoang
Nấm aspergillus có thể di chuyển vào các xoang. Tại đây chúng hình thành nên những bóng nấm, nấm xoang dị ứng hoặc thể viêm u hạt xâm lấn mạn tính, tốc độ tiến triển chậm và âm thầm với các triệu chứng ban đầu không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm mũi, sốt, đau đầu.
Ở thể nặng hơn, người bệnh thường gặp các biểu hiện như loét vòm miệng, tổn thương hoại tử da trên mũi hoặc xoang, viêm nướu răng, tổn thương phổi, có dấu vết của huyết khối xoang hang hoặc các tổn thương lan rộng khác.
Những bóng nấm do aspergillus cấu thành lại không biểu hiện triệu chứng rõ rệt, có trường hợp gây ho nhẹ hoặc ho ra máu.
Phụ thuộc vào từng thể nhiễm trùng, nấm aspergillosis có khả năng để lại các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như sau:
- Chảy máu nặng ở phổi dẫn tới suy hô hấp.
Chảy máu nặng ở phổi dẫn tới suy hô hấp ở bệnh nhân nhiễm trùng nấm aspergillosis
- Một biến chứng vô cùng nguy hiểm do aspergillosis là nhiễm trùng toàn thân. Nấm tấn công vào cơ thể và có thể gây nhiễm trùng lan sang nhiều cơ quan như tim, thận và não dẫn tới tử vong.
Một người bị nhiễm nấm aspergillus có thể là qua 2 con đường sau:
- Hít phải các bào tử nấm aspergillus qua đường hô hấp.
- Nấm aspergillus tấn công trực tiếp qua niêm mạc da bị tổn thương do: chấn thương vì bỏng, viêm giác mạc, phẫu thuật mắt,...
- Những bệnh nhân đã tiếp nhận phẫu thuật cấy ghép tạng, đặc biệt là ghép tủy xương.
- Người có mức bạch cầu thấp: thường thì những bệnh nhân đã được cấy ghép tạng, trải qua hoá trị liệu hoặc bị bệnh bạch cầu sẽ có mức bạch cầu thấp hơn người bình thường, điều này làm tăng nguy cơ nấm aspergillosis xâm nhập vào cơ thể.
- Người sức đề kháng yếu, bị suy giảm miễn dịch: người mắc HIV/AIDS, đặc biệt là giai đoạn sau của bệnh AIDS; bệnh nhân bị ung thư máu; người được ghép tạng,... phải dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài.
- Những người phải dùng corticosteroid kéo dài để điều trị bệnh: tuỳ vào loại bệnh lý đang được điều trị bằng corticosteroid và những thuốc khác đang dùng thì việc sử dụng corticosteroid trong thời gian dài sẽ khiến aspergillosis có nhiều cơ hội để xâm nhập vào cơ thể, đồng thời tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng tương tự khác.
- Tránh xa những nơi trú ngụ của nấm mốc như khu vực ô nhiễm không khí, phân ủ, công trường xây dựng, nơi lưu trữ ngũ cốc,....
- Khi ra ngoài luôn đeo khẩu trang hoặc mặt nạ ngăn bụi, đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch để hạn chế tối đa nguy cơ hít phải aspergillosis cũng như những vi khuẩn, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác có trong không khí.
Khi ra ngoài luôn đeo khẩu trang đề phòng nhiễm nấm Aspergillus
- Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh nhiễm nấm aspergillosis nên được dự phòng bằng thuốc itraconazole hoặc posaconazole (bệnh nhân thuộc đối tượng dễ nhiễm nấm như đã đề cập phía trên).
1. Biện pháp chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang ngực.
- Chụp CT: nên áp dụng đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao (mắc các bệnh lý về giảm bạch cầu, suy giảm miễn dịch,...), nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm nấm xoang thì tiến hành chụp CT xoang.
Chụp CT để chẩn đoán nhiễm nấm Aspergillus
Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện tổn thương đặc trưng đó là bóng nấm trong hang. Ngoài ra có thể nhận thấy hình ảnh hang trong tổn thương do hoại tử, hoặc quầng sáng mờ bao quanh một nốt, thậm chí ở nhiều trường hợp bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng viêm phổi kẽ lan toả.
2. Phương pháp xét nghiệm kháng nguyên Galactomannan
Mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm là dịch rửa phế quản phế nang và huyết thanh.
Đa số bệnh nhân ở giai đoạn đầu bị nhiễm trùng nấm aspergillosis khi xét nghiệm kháng nguyên Galactomannan trong huyết thanh thường cho kết quả có độ nhạy thấp.
Đối với trường hợp bị nhiễm nấm aspergillosis phổi thể xâm lấn, xét nghiệm kháng nguyên Galactomannan trong dịch rửa phế quản phế nang cho kết quả nhạy hơn nhiều so với huyết thanh. Đây thường là biện pháp duy nhất áp dụng được cho những người bệnh bị giảm tiểu cầu do không thể chẩn đoán bệnh bằng sinh thiết.
3. Nuôi cấy mô bệnh học tổn thương
Mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách sinh thiết qua da hoặc nội soi phế quản, riêng bệnh phẩm xoang thì lấy qua nội soi tai mũi họng.
Phương pháp nuôi cấy bệnh phẩm cần phải đầu tư thời gian, không những vậy kết quả nhận về có thể cho âm tính giả, do đó cần phải tính đến các bằng chứng lâm sàng khác nữa để đưa ra các quyết định điều trị sao cho hợp lý.
1. Sử dụng thuốc kháng nấm
Bác sĩ sẽ dựa trên thể bệnh mà bệnh nhân mắc phải và tình trạng bệnh lý, sức khoẻ của người bệnh để lựa chọn thuốc kháng nấm phù hợp. Một số loại thuốc được dùng hiện nay để kháng nấm aspergillosis:
- Voriconazole: thường được áp dụng đối với trường hợp bị nhiễm trùng xâm lấn.
- Isavuconazole: dùng đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng xâm lấn, hiệu quả tương tự như Voriconazole nhưng có ít tác dụng phụ hơn.
- Amphotericin B (bao gồm cả công thức dạng lipid).
- Echinocandins.
Trên thực tế để điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng nấm aspergillosis, cần phải chấm dứt tình trạng ức chế miễn dịch (ngưng dùng corticosteroid, giải quyết tình trạng giảm bạch cầu trung tính). Nếu tình trạng giảm bạch cầu vẫn tiếp diễn thì nhiễm trùng nấm aspergillosis rất dễ bị tái phát.
2. Phương pháp phẫu thuật
Có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u nấm aspergillosis, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!